Showing posts with label quoc-phong. Show all posts
Showing posts with label quoc-phong. Show all posts

Monday, June 8, 2015

Thủ tướng lo ngại bất ổn Biển Đông cản trở kinh tế biển

Trước cộng đồng quốc tế, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam khẳng định phát triển kinh tế biển phải gắn với bảo vệ môi trường biển và an ninh hàng hải.
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế biển tổ chức tại Bồ Đào Nha ngày 4/6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ những lo ngại sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với tình hình đang diễn ra ở Biển Đông - tuyến hàng hải vận chuyển khoảng 50% khối lượng hàng hóa đường biển thế giới Đông Bắc Á với châu Âu, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không.

“Chúng ta không thể hợp tác kinh tế biển thành công nếu an ninh, an toàn, tự do hàng hải bị đe dọa” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh những vấn đề trên Biển Đông đang đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không.


Bước vào thế kỷ XXI, trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, khoa học công nghệ phát triển vượt bậc, nguồn tài nguyên trên đất liền ngày càng khan hiếm, các nước trên thế giới, nhất là các quốc gia ven biển đều hướng ra biển, coi phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ môi trường và bảo đảm an ninh biển là ưu tiên chiến lược, là không gian sinh tồn.

Không nằm ngoài xu thế này, Việt Nam với trên 3.000 km bờ biển, vùng đặc quyền kinh tế rộng hơn một triệu km2 và đã đặt mục tiêu đến năm 2020 trở thành quốc gia mạnh từ biển, giàu lên từ biển. Việt Nam đang tăng cường hợp tác kinh tế biển với các quốc gia, trong đó có các Hiệp định Thương mại tự do đã và chuẩn bị ký kết đều gắn với các quốc gia có kinh tế biển phát triển.

Tham dự Diễn đàn Kinh tế biển, Thủ tướng Bồ Đào Nha Pedro Passos Coelho đánh giá sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn Việt Nam sẽ góp phần quan trọng vào thúc đẩy, tăng cường hợp tác về kinh tế biển giữa Việt Nam và Bồ Đào Nha, mang lại lợi ích chung cho cả hai nước.

Diễn đàn Kinh tế biển Lisbon (Bồ Đào Nha) là một trong 3 hoạt động chính của Tuần lễ Biển do Bồ Đào Nha tổ chức từ ngày 3-5/6/2015 với sự tham gia của gần 200 tập đoàn, công ty, viện nghiên cứu, trung tâm công nghệ, cơ quan quản lý về biển của Bồ Đào Nha, Liên minh Châu Âu (EU) và quốc tế.

Bồ Đào Nha luôn coi trọng kinh tế biển và đang tập trung triển khai Chiến lược biển giai đoạn 2013-2020 với mục tiêu giải quyết các thách thức đặt ra để thúc đẩy tăng trưởng và tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế biển của nước này, coi biển là động lực cho nền kinh tế, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững và các tác động đến môi trrường, xã hội. Bồ Đào Nha cũng là một trong những nước khởi xướng và đang tích cực tham gia Chiến lược biển Đại Tây Dương và Định hướng tăng trưởng dựa vào biển của EU.

Bồ Đào Nha có thềm lục địa rộng 2,1 triệu km2 và vùng tài phán quốc gia lên tới gần 4 triệu km2, lớn gấp 40 lần diện tích lãnh thổ trên đất liền. 53% ngoại thương của EU vận chuyển qua các vùng biển của Bồ Đào Nha, 60% ngoại thương và 70% hàng hóa nhập khẩu của Bồ Đào Nha thực hiện qua đường biển. Kinh tế biển chiếm 11% GDP, 12% lao động, 17% nguồn thu thuế và 90% thu nhập du lịch của Bồ Đào Nha.

Phương Linh

Trung Quốc lộ quy hoạch trái phép ở đá Vành Khăn

Nhiều diễn đàn quân sự Trung Quốc gần đây đăng tải những hình ảnh được cho là bản đồ quy hoạch 10 km vuông đá Vành Khăn, với nhiều hạng mục như casino, điểm du lịch.
Quy hoạch đá Vành Khăn của Trung Quốc. Ảnh: Tianya
Thông tin trên được các diễn đàn Tianya, Tiexue đồng loạt đăng tải hồi cuối tháng 5. Đá Vành Khăn được quy hoạch xây dựng như một hình trái tim khổng lồ. Trên vành đai trái tim, là các công trình xây dựng như casino, khu vui chơi giải trí. Tổng diện tích quy hoạch là 9,53 km2, trong đó, diện tích xây dựng là 6,29 km2, quy hoạch dân số là 70.000 người.

Trong bản quy hoạch ghi rõ, đá Vành Khăn có vị trí địa lý quan trọng, có vị trí quân sự chiến lược, đồng thời là trung tâm cảng biển khu vực, chỉ đứng sau thành phố Hồ Chí Minh.

Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1995 và chiếm giữ từ đó đến nay.

Trung Quốc đẩy nhanh bồi đắp đá Vành Khăn từ đầu năm nay. Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược của Mỹ mới đây công bố hình ảnh chụp hôm 16/3 cho thấy, một dải đất nhân tạo nhỏ cũng như các công trình mới, đê biển kiên cố và thiết bị xây dựng dọc đá Vành Khăn. Nhiều tàu hút bùn, tàu hải quân vận tải đổ bộ cũng xuất hiện gần đá.

Đây là hoạt động bồi đắp mới nhất của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bên cạnh 6 rạn san hô khác, bất chấp sự phản đối của nhiều nước.

Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với phần lớn Biển Đông và đang bồi đắp các đá để biến thành đảo nhân tạo với tốc độ lớn. Hồi tháng hai, Philippines từng cảnh báo rằng các tàu hút bùn của Trung Quốc đã bắt đầu công việc tại đây. Manila cũng tuyên bố chủ quyền với đá này.

Friday, October 3, 2014

Philippines: Bắc Kinh có thể sẽ lập ADIZ ở biển Đông

Một quan chức an ninh cao cấp Philippines nhận định, việc Trung Quốc cải tạo, phát triển bất hợp pháp các bãi đá ở quần đảo Trường Sa thành đảo nhân tạo là một phần của kế hoạch Bắc Kinh nhằm thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trong khu vực, trang tin Đài Loan Want China Times ngày 2/10 dẫn nguồn báo Philippines Philstar.
Tàu khu trục Côn Minh của Trung Quốc sắp tập trận ở biển Đông. Ảnh: CNS 
Quan chức trên dẫn các nghiên cứu quân sự và giám sát lãnh thổ, cảnh báo Trung Quốc đang tiến rất gần tới việc giành quyền kiểm soát toàn bộ khu vực. Trung Quốc sẽ tuyên bố thiết lập ADIZ sau khi hoàn thành các dự án xây dựng trái phép căn cứ hải quân, không quân trên 4 bãi đá Gạc Ma, Châu Viên, Gaven, Kennan.
Theo dữ liệu giám sát hàng không, nhiều hoạt động xây dựng đang diễn ra tấp nập trên các bãi đá do Trung Quốc chiếm giữ. Một số công trình du lịch như khách sạn, bể bơi cũng đang được gấp rút xây dựng nhằm phục vụ ngành du lịch của Trung Quốc trong tương lai.
Tháng 11/2013, Mỹ và Nhật Bản không công nhận ADIZ do Trung Quốc đơn phương thiết lập bao trùm phần lớn biển Hoa Đông, kể cả quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Cục Phó Cục Hàng không dân dụng Philippines John Andrews cảnh báo, trong bối cảnh Trung Quốc hung hăng mở rộng sự hiện diện quân sự trong khu vực, có thể nước này sẽ tuyên bố áp đặt ADIZ tại biển Đông. Một quan chức an ninh Philippines nói rằng, ADIZ này sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của quân đội Philippines trên các đảo, cũng như tất cả các nước liên quan.
Quan chức này nói thêm rằng, Trung Quốc đang tăng tốc hoạt động xây dựng bất hợp pháp trên các bãi đá ở Trường Sa, cũng như đẩy nhanh việc triển khai các máy bay chiến đấu và chiến hạm nhằm thiết lập ADIZ.

Tập trận hải quân
Côn Minh, một trong các khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường Type 052D đầu tiên của Trung Quốc, sẽ được triển khai tới biển Đông để tham gia cuộc tập trận hải quân Hành động Liên hợp 2014 vào đầu tháng 10.
Được xem là chiến hạm “Aegis Trung Quốc” tối tân nhất của hải quân nước này, khu trục hạm Type 052D được trang bị hệ thống radar tiên tiến và hệ thống tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 với 64 tên lửa phóng thẳng đứng và các tên lửa hành trình DH-10. Trung Quốc khoe chiến hạm Type 052D tương đương khu trục hạm lớp Arleigh Burke của hải quân Mỹ.
Cuộc tập trận Hành động Liên hợp 2014 nhằm phô diễn khả năng của hải quân Trung Quốc trong chiến lược chống tiếp cận trong khu vực tranh chấp. Tháp tùng khu trục hạm Côn Minh còn có khu trục hạm Hải Khẩu Type 052C và một tàu hộ vệ Type 054A.
Cuộc tập trận của Trung Quốc được cho là nhằm đáp trả cuộc tập trận Lá chắn Dũng cảm 2014 của Mỹ gần Guam. Lá chắn Dũng cảm 2014 được Mỹ phát động cùng một ngày với cuộc tập trận Hán Quang của Đài Loan. Theo các nhà quan sát, có vẻ Bắc Kinh nhìn nhận hai cuộc tập trận do Mỹ và Đài Bắc tiến hành có kết nối với nhau.
Hiện nay, 5.000 binh sĩ Mỹ và Philippines tập trận song phương thường niên trên đảo Palawan, gần Trường Sa, hãng tin Anh Reuters đưa tin. Cuộc tập trận diễn ra tại phía bắc tỉnh Zambales, cách bãi cạn Scarborough gần 200 km, từ 29/9 đến 10/10, nhằm thắt chặt hợp tác quân sự Mỹ - Philippines.
Cuộc tập trận tập trung vào an ninh hàng hải và chiến dịch bảo vệ lãnh thổ. Báo Trung Quốc Global Times nhận định, rõ ràng Trung Quốc là mục tiêu giả định của cuộc tập trận.

Việt Nam đang theo sát tình hình biển Đông
Trả lời câu hỏi của báo giới đề nghị xác minh thông tin Trung Quốc đang lên kế hoạch triển khai một tàu chế biến cá ra bãi Vành Khăn (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố trong cuộc họp báo thường kỳ chiều 2/10: “Chúng tôi có biết thông tin này và đang theo dõi chặt chẽ mọi tình hình biển Đông. Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền không tranh cãi ở hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Mọi hoạt động của các bên tại các khu vực này mà không được sự cho phép của Việt Nam đều bất hợp pháp và vô giá trị”.
Gia Tùng

Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí với VN

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Washington đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí áp đặt trong gần 4 thập kỷ qua với Việt Nam.
Theo các hãng AFP và Reuters, ngày 2/10, trong một thông báo ra sau cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry với Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Washington đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí áp đặt trong gần 4 thập kỷ qua với Việt Nam.
Nữ phát ngôn viên bộ trên Jen Psaki nói: “Ngài Ngoại trưởng đã thông báo với Ngài Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh rằng Bộ Ngoại giao đã thực hiện những bước đi nhằm cho phép chuyển giao các trang thiết bị quốc phòng liên quan đến an ninh hàng hải cho Việt Nam trong tương lai.”
Báo chí nước ngoài cho rằng máy bay trinh sát P3C Orion có thể là một trong những thiết bị an ninh hàng hải đầu tiên mà Mỹ muốn bán cho Việt Nam. (Ảnh: airliner.net 
Trong một cuộc họp báo riêng rẽ, các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng việc bán bất cứ loại vũ khí cụ thể nào cho Việt Nam sẽ được đánh giá trên cơ sở từng trường hợp một. 
Những quan chức này đồng thời nhấn mạnh Washington sẽ tập trung cung cấp các hệ thống phòng thủ cho Việt Nam và “đây không phải là hành động chống Trung Quốc”. 

Theo TTXVN/Việt Nam Plus

Friday, September 26, 2014

'Sát thủ chống ngầm' P-3, niềm tự hào của hải quân Mỹ

P-3 Orion, chiếc máy bay chống ngầm hiện đại, là loại thiết bị mà các quan chức Mỹ dự đoán có thể bán cho Việt Nam một khi lệnh cấm giao dịch vũ khí sát thương được hủy bỏ.

P-3 Orion là máy bay bốn động cơ phản lực cánh quạt, chủ yếu làm nhiệm vụ chống tàu ngầm và giám sát hàng hải, được phát triển cho lực lượng Hải quân Mỹ và giới thiệu lần đầu vào những năm 1960. Đến nay, qua nhiều lần nâng cấp, chiếc phi cơ có thể đảm nhận nhiều vai trò khác nhau, phục vụ cả mục đích quân sự và dân sự. Ảnh: Aviation Spectator.

P-3 có sải cánh khoảng 30 mét, dài 35 mét, cao 10 mét với một khoang chứa bom ở dưới thân trước máy bay. Bên cạnh đó, dưới cánh chiếc phi cơ cũng có thể trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau như: tên lửa chống hạm AGM-84H/K Harpoon, AGM-84E SLAM, tên lửa đối đất AGM-65F Maverick, ngư lôi Mk-46, Mk-50, Mk-54... Điều này khiến P-3 Orion linh động hơn trong các nhiệm vụ của mình. Trong ảnh, một chiếc P-3C Orion, phiên bản nâng cấp tối tân nhất, đang bắn pháo sáng báo hiệu chuẩn bị hạ cánh. Ảnh: Aviation Spectator.

Ngoài các nhiệm vụ chống ngầm, một số máy bay P-3C còn được cải tiến để hỗ trợ mặt đất hay trên chiến trường. Các thiết bị đi kèm gồm radar địa hình, cảm biến quang - điện tử với khả năng kết nối thời gian thực cho các nhiệm vụ trinh sát, tuần tiễu... Trong ảnh, chiếc P-3 đang tiến hành thử nghiệm rải chất chống cháy. Ảnh: Porterville Airport.

Nhiều đơn vị quân đội trên thế giới vẫn ưa chuộng sử dụng P-3 cho các nhiệm vụ của mình. Chiếc máy bay cũng xuất hiện ở các cuộc tập trận chung. Đến nay, có tổng số 734 chiếc P-3 được sản xuất. Năm 2012, nó gia nhập hàng ngũ số ít máy bay quân sự được quân đội Mỹ sử dụng trên 50 năm. Trong ảnh là các vũ khí, trang bị P-3 có thể mang theo trên một hành trình bay. Ảnh: Ar15

Một phi đội tiêu chuẩn điều khiển P-3C Orion gồm 11 người, trong đó có 3 phi công, 2 sĩ quan giám sát bay hải quân, 2 kỹ thuật viên, 3 sĩ quan vận hành thiết bị trinh sát và một kỹ thuật viên chung. Trong ảnh là buồng lái của một chiếc P-3C Orion. Ảnh: Aviation Spectator.

P-3 được trang bị một thiết bị phát hiện từ trường bất thường (MAD) ở đuôi máy bay. Thiết bị này giúp P-3 phát hiện dấu hiệu của bất cứ tàu ngầm nào trong phạm vi hoạt động. Tuy nhiên vùng ảnh hưởng của MAD thường bị giới hạn nên phi cơ phải bay thấp nếu muốn do thám tàu ngầm. Ảnh: Aviation Spectator

Vừa có hỏa lực mạnh mẽ, vừa cơ động trong thực thi nhiệm vụ là lý do P-3 được sử dụng rộng rãi. Trong ảnh, một chiếc P-3 đang thả mồi bẫy nhiệt. Ảnh: Aviation Spectator.

Wednesday, September 10, 2014

Quân khu 7 bảo đảm 100% chỉ tiêu thanh niên nhập ngũ đợt 2 năm 2014

Sáng 10/9/2014, 51/108 quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc địa bàn Quân khu 7 long trọng tổ chức lễ giao nhận quân đợt 2 năm 2014.
Nhờ làm tốt quy trình tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, nhất là việc thực hiện dân chủ, công khai, chính xác trong tuyển chọn nên đợt giao nhận quân trên địa bàn Quân khu lần này, chất lượng thanh niên trúng tuyển cao hơn so với các năm trước.
Trung tướng Trần Đơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 7 động viên thanh niên Tây Ninh lên đường nhập ngũ.