Showing posts with label the-thao. Show all posts
Showing posts with label the-thao. Show all posts

Monday, September 29, 2014

ĐT nữ VN - Nhật Bản: Ông Chung muốn tạo “địa chấn”

Sau khi “phá dớp” toàn thua trước người Thái ở các trận đấu quan trọng trong khoảng thời gian một năm qua, ĐT nữ Việt Nam đã chứng tỏ cho tất cả thấy rằng họ đã có sự tiến bộ vượt bậc cả về chuyên môn lẫn tâm lý thi đấu. Điển hình là việc bị đối thủ dẫn trước nhưng các học trò của ông Mai Đức Chung vẫn thi đấu tự tin và với quyết tâm cao nhất.
Hơn nữa, chiến thắng trước Thái Lan tạo đà tâm lý vô cùng thoải mái cho Kiều Trinh cùng đồng đội ở trận bán kết diễn ra chiều nay (29/9). Vào được đến bán kết Asiad 17 này đã là một thành công ngoài mong đợi của thầy trò HLV Mai Đức Chung, nhưng họ vẫn muốn tiếp tục làm nên “kỳ tích” cho bóng đá Việt Nam, dù đối thủ của ĐT nữ Việt Nam sẽ là Nhật Bản.
ĐT nữ VN thua cả 3 lần đối đầu với Nhật Bản trong quá khứ
Nhật Bản mạnh thế nào, chắc ai cũng đã rõ. Họ hiện đang là đương kim vô địch thế giới, châu Á và cả Asiad.
ĐT nữ Việt Nam từng học được không ít bài học khi đối đầu với Nhật Bản ở Asian Cup nữ 2014 hồi tháng 5 trên sân Thống Nhất. 2 lần gặp nhau trước đó ở vòng loại Olympic 2008, tuyển nữ Việt Nam đã nhận thất bại 0-8 và 0-2 trước Nhật Bản. Bởi vậy, nhiều học trò của ông Mai Đức Chung hiểu hơn ai hết sức mạnh của các cô gái Nhật.
Mới đây, HLV Mai Đức Chung cùng với các đồng sự cũng đã theo dõi trận đấu của tuyển nữ Nhật Bản trước Trung Quốc. Theo đánh giá ban đầu của ông Chung, sức mạnh của nhà đương kim vô địch Asiad đến từ sự nhanh nhẹn và các pha phối hợp vô cùng ăn ý của các cầu thủ có thể coi là “thế hệ vàng” của bóng đá Nhật Bản.
Thể hình các cầu thủ nữ Nhật Bản không nhỉnh hơn Việt Nam, nhưng nền tảng thể lực của họ lại khá tốt. Nhật Bản mạnh là vậy nhưng không phải họ không có những điểm yếu để khai thác. Và theo chính lời HLV Mai Đức Chung thì: “Vào được đến bán kết Asiad là thành công lớn của chúng tôi và chúng tôi rất tự hào về điều đó.
ĐT nữ VN - Nhật Bản: Ông Chung muốn tạo “địa chấn” - 2
Trung vệ Ngọc Anh (số 15) được kỳ vọng sẽ giúp hàng phòng ngự tuyển nữ Việt Nam chơi chắc chắn trước Nhật Bản
Đối thủ của chúng tôi ở bán kết là Nhật Bản, họ rất mạnh nhưng không phải chúng tôi không có cơ hội giành chiến thắng. Dù thế nào, chúng tôi vẫn sẽ thể hiện quyết tâm cao nhất trong trận đấu với Nhật Bản và mơ về một chiến thắng lịch sử nữa…”
Phát biểu trước trận đấu, HLV Norio Sasaki đã dành những sự tôn trọng nhất định cho ĐT nữ Việt Nam và nhắc nhở các học trò không được một phút chủ quan: “Sau trận đấu hồi tháng 5, họ khá hiểu chúng tôi nên chiến thắng sẽ là điều rất khó khăn. Hơn nữa, ĐT nữ Việt Nam đã chứng tỏ họ hề là đối thủ dễ chơi ở Asiad này, những gì họ thể hiện ở trận thắng Thái Lan đã chứng minh điều đó.”
Nhiều khả năng trong trận đấu chiều này, HLV Mai Đức Chung sẽ chỉ đạo các học trò chơi phòng ngự chặt như ý đồ ông đã chỉ đạo các tuyển thủ nữ trong tâp luyện. Đặc biệt, ông Chung luôn nhắc học trò ở hàng tiền vệ chơi áp sát và không để nhiều khoảng trống cho đối thủ dễ dàng triển khai lối đá.
Các bài tập chống bóng bổng cũng được ĐT nữ Việt Nam tập rất kỹ để đối phó với nữ Nhật Bản. Với tâm lý vô cùng thoải mái, các cô gái vàng bóng đá Việt Nam thể hiện quyết tâm để lại thêm một dấu ấn nữa tại Asiad 17 này.
Đội hình dự kiến
ĐT nữ Việt Nam: Kiều Trinh, Hải Hòa, Bùi Thị Như , Ngọc Anh, Nguyễn Thị Xuyến, Vũ Thị Nhung, Nguyễn Thị Muôn, Nguyễn Thị Liễu, Thùy Trang, Tuyết Dung, Nguyễn Thị Nguyệt.
ĐT nữ Nhật Bản: Miho, Ariyoshi, Azusa, Megumi, Aya, Nahomi, Homare, Nanase, Kiryu, Yuika, Yuri.
Dự đoán: Nhật Bản thắng 3-1
Anh Khoa (Khám phá)

Sunday, September 28, 2014

MU - West Ham: "Nhà hát" nín thở

Trận đấu tại Old Trafford diễn ra căng thẳng, kịch tính đến những phút cuối.
Sau trận thua ngược trước Leicester, MU vào trận với quyết tâm rất cao. Sự hứng khởi của bầy Quỷ đỏ được cụ thể hóa ở ngay phút thứ 5 với pha dứt điểm đẹp mắt của Rooney từ đường chuyền rất vừa tầm của Rafael bên cánh phải.
Tiếp đà hưng phấn, phút 22 Persie với pha xử lý đẳng cấp đã nâng tỉ số lên 2-0.
Có 2 bàn dẫn trước, MU lùi về nhưng hàng thủ của đội chủ sân Old Trafford thêm một lần nữa chơi rất không an toàn. Bị West Ham dồn ép, Red Devils cuối cùng cũng bị thủng lưới ở phút 37 với pha đánh đầu cận thành của Sakho.
Thẻ đỏ của Rooney khiến MU phải chống đỡ rất vất vả
Sang hiệp 2, ở thời điểm hai đội đang chơi khá cân bằng thì Rooney  nhận thẻ đỏ ở phút 59. Chơi thiếu người, Van Gaal buộc phải tung Fletcher vào sân thay Falcao để tăng cường khả năng phòng ngự, nhưng West Ham vẫn liên tiếp tạo được những tình huống nguy hiểm.
Nhưng trong một ngày thần may mắn xem ra đứng về phía MU, West Ham đã không tài nào có được bàn san bằng tỉ số.
Giành chiến thắng nghẹt thở 2-1 trước West Ham, nhưng rõ ràng MU vẫn còn quá nhiều việc phải làm để cải thiện khả năng phòng ngự.
Chung cuộcMU 2-1 West Ham
Ghi bàn:
MU: Rooney 5', Persie 22'
West Ham: Sakho 37'
Thẻ đỏ: Rooney 59'
Đội hình ra sân:
MU: De Gea; Rafael, McNair, Rojo, Shaw; Di Maria, Blind, Herrera; Rooney; Falcao, Van Persie.
West Ham: Adrian; Demel, Reid, Tomkins, Cresswell; Song, Poyet, Downing; Amalfitano; Valencia, Sakho.
Thông số trận đấu:
MU
Thông số
West Ham
8(3)
Sút khung thành
13(4)
10
Phạm lỗi
12
7
Phạt góc
10
2
Việt vị
4
57%
Thời gian kiểm soát bóng
43%
1
Thẻ vàng
3
1
Thẻ đỏ
0
3
Cứu thua
1
Thanh Vân (Khám phá)

Wednesday, September 17, 2014

Real Madrid - Basel: Tốc độ chóng mặt

Đúng như dự đoán, nhà ĐKVĐ châu Âu đã có trận đấu nhàn hạ trong trận mở màn chiến dịch bảo vệ ngôi vương. Với những chỉ trích về phong độ kém cỏi gần đây, Real ra sân với đội hình mạnh nhất và kiểm soát thế trận từ đầu đến cuối trận.
Nhà ĐKVĐ của giải đấu có 3 điểm ấn tượng trong trận mở màn
Không cần quá lâu để hàng phòng ngự Basel sụp đổ trước sức tấn công như vũ bão của đội chủ nhà. Phút thứ 14, Suchy đá phản lưới nhà sau cú sút cận thành của hậu vệ Nacho. Từ phút 30 đến 37, các siêu sao Bale, Ronaldo và Rodriguez nối tiếp nhau nổ súng để giúp Real dễ dàng dẫn trước 4-0.
Basel phản kháng yếu ớt với bàn thắng danh dự của Gonzalez ở phút 38 nhưng sang hiệp 2 Benzema ấn định chiến thắng hoành tráng 5-1 cho đội chủ nhà.
Như vậy, đoàn quân của HLV Carlo Ancelotti đã giành 3 điểm đầy ấn tượng để tạm thời xoa dịu  người hâm mộ về những màn trình diễn kém cỏi gần đây tại La Liga.
Tỷ số: Real 5-1 Basel
Ghi bàn:
Real: Suchy (phản lưới) 14', Bale 30', Ronaldo 31', Rodriguez 37', Benzema 79'
Basel: Gonzalez 38'
Đội hình xuất phát:
Real: Casillas - Nacho, Sergio Ramos, Pepe, Marcelo - Kroos, Rodriguez, Modric - Ronaldo, Benzema, Bale
Basel: Vaclik - Samuel, Schar, Suchy, Safari - Zuffi, Frei, El-Nenny, Xhaka, Streller - Gonzalez
Thông số trận đấu:
Real
Thông số
Basel
22 (9)
Sút khung thành
16 (5)
8
Phạm lỗi
8
7
Phạt góc
2
4
Việt vị
4
54%
Thời gian kiểm soát bóng
46%
1
Thẻ vàng
3
0
Thẻ đỏ
0
4
Cứu thua
5
Dương Hà - Tuấn Hải

Saturday, September 13, 2014

HLV Graechen xin nhập quốc tịch Việt Nam, mang họ Đoàn

Sau tám năm sinh sống và làm việc tại Việt Nam, nhà cầm quân của U19 Việt Nam đang làm hồ sơ xin nhập tịch với cái tên Đoàn Guillaume Dương.
“Tôi đã có tám năm sinh sống và làm việc tại đây. Đã có vợ là người Việt và nhà cửa cũng như công việc ổn định. Càng sống tại Việt Nam tôi càng yêu mến đất nước và con người đất nước này. Đặc biệt là tình yêu bóng đá của người hâm mộ. Vì thế, tôi đã tham khảo ý kiến của gia đình tại Pháp cũng như vợ và nhận được sự đồng tình”, ông thầy người Pháp chia sẻ với VnExpress.
Hiện hồ sơ của Guillaume Graechen sắp hoàn tất và sẽ gửi đến các cơ quan chức năng sau vòng chung kết U19 châu Á.
Về cái tên xin nhập tịch là Đoàn Guillaume Dương, ông “Giôm” giải thích rằng vì quý và biết ơn bầu Đức nên lấy họ Đoàn của Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Còn Dương là tên con vật linh dương - một con vật thông minh, nhanh nhẹn mà ông rất thích.
Ông Guillaume Graechen nói tiếng Việt khá tốt, bên cạnh các tiếng Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha…
HLV Guillaume Graechen được cầu thủ U19 Việt Nam quý mến và xem như một người cha thứ hai của họ. Ảnh: Đức Đồng.
Sinh ngày 24/4/1977 tại Vernon nước Pháp, Graechen khởi nghiệp cầu thủ năm 1993 trong màu áo CLB Dijon.
Trong 14 năm làm cầu thủ, ông đã thi đấu cho các CLB như Dijon, Angers, Sedan, Romorantin, Imply Decize... Sau khi giải nghệ, ông chuyển qua làm công tác tuyển chọn cầu thủ trẻ cho học viện JMG toàn cầu.
Năm 2007, khi Hoàng Anh Gia Lai kết hợp với CLB Arsenal mở học viện bóng đá, ông Graechen được cử sang làm công tác tuyển chọn và đào tạo tại học viện từ đó đến nay. Năm 2009, ông kết hôn với một nữ nhân viên tại học viện và hiện gia đình họ đã có hai con nhỏ.
Trong gần tám năm làm việc tại học viện, ông là người gần gũi và sinh hoạt chung với các lứa cầu thủ trẻ. Sự thân thiết, chăm sóc từ miếng ăn, giấc ngủ đến các bài tập trên sân cỏ của ông được các cầu thủ yêu mến và gọi với cái tên thân mật là “Thầy Giôm”.
Ông có đóng góp lớn khi đào tạo nên những viên ngọc thô như Công Phượng, Tuấn Anh, Đông Triều, Văn Sơn, Xuân Trường, Văn Toàn… trở thành những cầu thủ tốt của U19 Việt Nam hiện nay.

Chỉ mới dẫn dắt U19 Việt Nam hơn một năm nhưng ông Graechen đã giúp U19 Việt Nam đoạt được nhiều thành tích đáng kể. Trong đó, lối chơi đẹp mắt mà ông tạo dựng đã được người hâm mộ yêu mến và thích thú. Ảnh: Đức Đồng.
Trong hơn một năm qua, ông được mời làm HLV trưởng U19 Việt Nam với thành phần chính là các cầu thủ của học viện HAGL Arsenal. Dù chưa có nhiều kinh nghiệm cầm quân nhưng ông “Giôm” đã có những thành tích khá nổi bật khi giúp U19 Việt Nam giành vị trí á quân giải U19 Đông Nam Á 2013, á quân U22 Đông Nam Á 2014, vào vòng chung kết U19 châu Á 2014. Bên cạnh đó, đội U19 của ông cũng đoạt giải phong cách U19 Đông Nam Á 2014, đoạt giải fairplay (Bóng đá cao thượng) năm 2013…
Trận đấu với Nhật Bản tối nay 13/9 là trận chung kết thứ ba liên tiếp mà ông và các học trò tham dự.

Đức Đồng

U19 Việt Nam - U19 Nhật Bản: Chung kết của niềm tin và mong chờ

Sự cổ vũ cuồng nhiệt của hàng vạn khán giả nhà là động lực để thầy trò HLV Guillame Graechen bước vào trận đấu cuối cùng của giải vô địch U19 Đông Nam Á hôm nay 13/9.

*Trận đấu diễn ra lúc 19h tại sân Mỹ Đình, tường thuật trực tiếp trên VnExpress và VTV6.
"U19 Nhật Bản có trình độ cao hơn nhưng chúng tôi lại có hàng vạn người hâm mộ đứng sau lưng. Cơ hội thắng cho hai đội là 50-50", HLV Guillaume Graechen chia sẻ với VnExpress trước trận đấu. "Tất cả các cầu thủ của tôi đều đã sẵn sàng cho trận chung kết. Họ đang khát khao cháy bỏng sẽ có được chức vô địch".
Đây là lần thứ ba U19 Việt Nam lọt vào chung kết trong hai năm qua nhưng chưa có danh hiệu nào. Tại giải U19 Đông Nam Á cách đây một năm, thầy trò HLV Graechen thua chủ nhà U19 Indonesia trong loạt sút luân lưu. Và tại giải U22 Đông Nam Á diễn ra vào tháng 8 vừa qua, U19 Việt Nam một lần nữa tuột Cup khi phải nhận thất bại 3-4 trước U19 Myanmar.
U19 Việt Nam đã chuẩn bị kỹ để có thể lần đầu tiên đăng quang chức vô địch. Ảnh: Lâm Thỏa

Sau trận bán kết với U19 Myanmar, Tuấn Anh, Xuân Trường và Công Phượng bị đau nhẹ. Tuy nhiên, hiện bộ ba trụ cột trên đã hoàn toàn bình phục chấn thương. Theo nhận định của HLV Graechen, trận đấu giữa U19 Việt Nam và U19 Nhật Bản sẽ "rất khốc liệt ở khu vực giữa sân". Vị thuyền trưởng người Pháp cũng đã phải đặc biệt dặn dò các cầu thủ đá ở trục dọc bởi đối phương có những cá nhân xuất sắc ở vị trí này.

Đụng độ tại giải U19 quốc tế hồi đầu năm, U19 Việt Nam thi đấu hoàn toàn dưới cơ và thua đậm 0-7. Tuy nhiên, khi tái ngộ tại vòng bảng U19 Đông Nam Á cách đây ít ngày, thầy trò HLV Graechen đã thể hiện bộ mặt hoàn toàn khác, chỉ chịu thua sát nút 2-3, và thậm chí là đội mở tỷ số trước. Chính HLV Masakazu của U19 Nhật Bản cũng phải thừa nhận U19 Việt Nam đã hoàn thiện kỹ năng và đá tiến bộ hơn rất nhiều, khi gặp lại, chưa chắc đội bóng của ông đã có thể thắng.

"Trận đấu hôm nay sẽ khác rất nhiều khi đụng nhau tại vòng bảng bởi lúc đó cả hai đội đã biết chắc chắn có vé vào bán kết. Tôi sẽ có quà bất ngờ tặng cho U19 Nhật Bản. Tôi muốn họ phải nếm mùi thất bại", HLV Graechen tuyên bố trước trận chung kết.

Đội hình dự kiến:
U19 Việt Nam: Văn Trường, Văn Sơn, Tiến Dũng, Đông Triều, Hồng Duy, Văn Long, Xuân Trường, Tuấn Anh, Quang Hải, Công Phượng, Tuấn Tài.
U19 Nhật Bản: Nakamura Kosuke; Miura Genta, Yuki, Keisuke, Ochi Yamoto, Shota, Masaya, Sakai Daisuke, Takagi Daisuke, Yosuke, Taro.

Lâm Thỏa

Thursday, September 11, 2014

Chùm ảnh: CĐV U19 Việt Nam ăn mừng chiến thắng

VNTimes24h gửi tới độc giả chùm ảnh đẹp về các CĐV U19 Việt Nam trong và sau khi diễn ra trận đấu với U19 Myanmar.
Màu đỏ tràn ngập trên khán đài sân Mỹ Đình

Các CĐV U19 Việt Nam đến sân từ rất sớm






Hóa trang đầy ấn tượng

Một CĐV nhí trên SVĐ Mỹ Đình



Màu đỏ rực khắp các góc khán đài



...Sung sướng sau những bàn thắng đẹp





Một quang cảnh rất Việt Nam

Các CĐV Thanh Hóa lặn lội lên Mỹ Đình cổ vũ cho đội U19




U19 Việt Nam - U19 Myanmar: Ngây ngất những siêu phẩm

Màn tái ngộ giữa U19 Việt Nam và U19 Myanmar đã mang đến quá nhiều cảm xúc cho người hâm mộ với đầy ắp những bàn thắng tuyệt đẹp, những pha phối hợp bắt mắt.
U19 Việt Nam nhập cuộc với tinh thần rất cao cùng lối chơi pressing mạnh mẽ khiến U19 Myanmar vô cùng lúng túng. Trong khoảng 15 phút đầu, hàng loạt những tình huống hãm thành đối thủ được các chàng trai của chúng ta tạo ra.
Dù lép vế về thế trận, U19 Myanmar cũng có 2 cơ hội ăn bàn mười mười (đều thuộc về Maung Soe) sau những sai lầm nghiêm trọng của hàng thủ U19 Việt Nam.
Phút 31, điều phải đến khi U19 Việt Nam có bàn mở tỷ số với cú đá kĩ thuật từ bên ngoài vòng 16m50 của Tuấn Anh. 8 phút sau, đến lượt tiền vệ Xuân Trường tỏa sáng với pha đá trực tiếp siêu đẳng.

U19 Việt Nam chiếm lợi thế lớn
Sang hiệp 2, lối chơi áp sát của U19 VN tiếp tục gây khó khăn lớn cho U19 Myanmar. Phút 51, Văn Toàn nâng tỷ số lên 3-0 cho U19 VN sau đường chọc khe tinh tế của Công Phượng.
Dẫn trước đối thủ với cách biệt lớn, U19 VN có dấu hiệu chủ quan. Qua đó, U19 Myanmar có bàn rút ngắn xuống 1-3 ở phút 54 đồng thời giành lại thế trận. Tuy nhiên hơn 10 phút sau, Xuân Trường phất đường chuyền đẳng cấp để Văn Long băng lên dứt điểm cũng rất ngoạn mục, dập tan mọi hi vọng của đối thủ.
Như vậy U19 VN đã trả thành công món nợ đã vay U19 Myanmar ở giải U22 Đông Nam Á hồi tháng trước. Ở trận chung kết, các học trò ông Giôm sẽ tái ngộ U19 Nhật Bản.
Chung cuộc: U19 Việt Nam 4-1 U19 Myanmar
Ghi bàn: Tuấn Anh 31', Xuân Trường 39', Văn Toàn 51', Văn Long 66' - Aung Thu 54'
Đội hình xuất phát:
U19 Việt Nam: Văn Trường, Văn Sơn, Tiến Dũng, Đông Triều, Hồng Duy, Văn Long, Xuân Trường, Tuấn Anh, Quang Hải, Công Phượng, Văn Toàn.
U19 Myanmar: Myo Min Latt; Htike Aung, Nanda Kyaw, Min Oo, Chan Aung, Maung Soe, Aung Thu, Than Paing, Wai Min, Htet Aung, Ko Tun.
Nhật Quang - Tuấn Hải (Khampha.vn)

Vé chợ đen tăng chóng mặt trước trận U19 Việt Nam-U19 Myanmar

Vé trận bán kết giữa U19 Việt Nam-U19 Myanmar đang được đẩy lên đỉnh điểm trong ngày hôm nay. Giá một cặp vé khán đài A, B đã lên tới hơn 1 triệu/cặp Dù VFF chính thức thông báo vé trận bán kết đã bán hết từ chiều qua nhưng do không biết nên có hàng nghìn người vẫn đến cổng Liên đoàn xếp hang chờ mua vé sáng nay. Đến 9h sáng, VFF chỉ bán ra 1.000 vé trận chung kết, nên chỉ sau ít phút đã đóng cửa.
Nhiều người dân đã phải xếp hàng từ đêm hôm trước để có được cặp vé xem trận bán kết 19h15 tối nay. Sau khi được nghe thông báo từ VFF tất cả đã rất thất vọng.
Cặp vé chợ đen trận bán kết chiều nay được đẩy lên khá cao

U19 VN-U19 Myanmar: Tranh hùng tìm số 1 Đông Nam Á

Thầy Giôm và học trò muốn đòi nợ trước U19 Myanmar
(19h15, 11/9, sân Mỹ Đình) - Trước trận bán kết U19 Đông Nam Á, HLV Guillaume Graechen cho biết ông đang có trong tay đầy đủ các phương án, lực lượng tốt nhất để tìm cách đánh bại U19 Myanmar và để mở cánh cửa vào chung kết cho U19 Việt Nam.

U19 Việt Nam - U19 Myanmar: Nợ cũ phải đòi!

Không chỉ là đòi nợ đối thủ sau trận thua trong trận chung kết tại giải U22 ĐNA mới đây, U19 VN quyết vượt qua đối thủ để hướng tới trận chung kết, tạo cú hích cho VCK U19 châu Á vào tháng 10 tới đây.
Chỉ trong vòng 1 tháng U19 VN và U19 Myanmar gặp nhau 2 lần trong những trận đấu rất quan trọng. Từng thất bại trong trận chung kết tại giải U22 ĐNA, nhưng lần này thầy trò HLV Graechen có tăng cường thêm lực lượng và đặc biệt là yếu tố sân nhà.
U19 VN quyết đòi nợ đối thủ

MU: Đến lúc đồng tiền thể hiện sức mạnh

Dàn "sao" của HLV Van Gaal sẽ trình làng
Trận hoà 1-1 trước Sunderland dường như ngòi nổ khi Quỷ đỏ quyết định “phóng” 96 triệu bảng để chi đậm cho các tân binh. Hiện tại, MU dự tính sẽ tung toàn bộ hoả lực từ dàn cầu thủ cho trận tiếp đón Queen Park Ranger vào cuối tuần này.

Wednesday, September 10, 2014

U19 Việt Nam: Đi tìm hình bóng một tiền vệ đánh chặn

U19 Việt Nam: Đi tìm hình bóng một tiền vệ đánh chặn
Thua U19 Nhật Bản sát nút có thể gọi là thành công về mặt tỷ số. Ghi được 2 bàn vào lưới người Nhật có thể coi là thành công ở phương diện tấn công. Nhưng để đồng đều thì U19 Việt Nam cần phải tránh những nhược điểm như trong 3 bàn thua.







Thiếu tiền vệ phòng ngự
Nếu nhìn vào tỷ số thua 0-7 ở cúp Nutifood cách nay vài tháng và thua 2-3 ở giải đấu đang diễn ra, U19 Việt Nam rõ ràng có tiến bộ. Gạt sang một bên chuyện U19 Nhật Bản không mang đến Hà Nội thành phần mạnh nhất, gạt sang một bên chuyện nhiều cầu thủ trong đội hình của họ từng thắng ta 7-0 không có mặt ở giải lần này, điều đáng ghi nhận là chúng ta đã biết cách tấn công, biết cách tiếp cận cầu môn đối phương.
Vài tháng trước, toàn bộ hệ thống của U19 Việt Nam gần như bị “đứng hình” trước đối thủ hơn hẳn về mặt đẳng cấp. Hiện tại, cầu thủ của HLV Graechen Guillaume đã giữ bóng được, đi bóng được và phối hợp được trước Nhật Bản, đấy là sự tiến bộ lớn.

U19 Việt Nam chỉ đạt yêu cầu về hàng công - Ảnh: Gia Hưng
Nhưng một vấn đề khác lại nằm ở chỗ chúng ta vẫn chưa giải quyết tốt hàng phòng ngự. U19 Nhật Bản hiện nay vẫn chưa phải là đội bóng quá mạnh như U19 Nhật Bản ở sân Thống Nhất hồi đầu năm, nhưng họ vẫn chọc thủng lưới U19 Việt Nam đến 3 lần.
Trong cách chơi của U19 Việt Nam thiếu hẳn một tiền vệ phòng ngự đúng nghĩa, điều mà tất cả mọi đội bóng trên thế giới đều phải có. Cả 2 tiền vệ trung tâm là Tuấn Anh và Xuân Trường đều có thiên hướng tấn công, họ hỗ trợ tấn công rất hay, nhưng không ai giỏi ở khả năng hỗ trợ phòng ngự.
Rõ nhất là trong bàn thua đầu tiên trước U19 Nhật Bản. Keisuke thoải mái chỉnh bóng rồi sút từ cự ly gần 30m làm tung lưới thủ môn Minh Toàn. Ở tình huống ấy, nếu U19 Việt Nam có tiền vệ phòng ngự tốt, biết đọc ra ý đồ của đối phương và biết cách áp sát, Keisuke đã không dễ thực hiện ra sút xa đến cỡ đó.
Trước bàn thắng ấy, U19 Nhật Bản còn vài lần sút xa khác, khiến khung thành của U19 Việt Nam lao đao. Họ đọc ra nhược điểm của chúng ta trước khi HLV Graechen Guillaume biết cách bịt nó.

Thiếu phương án chống phản công
2 bàn thua tiếp theo trong trận đấu với U19 Nhật Bản là những bàn thua ở thời điểm mà đội hình của U19 Việt Nam được đẩy lên rất cao. Cứ cho rằng đội bóng của HLV Graechen Guillaume tấn công hay, nhưng một đội bóng tấn công hay đến mức nào đi chăng nữa thì vẫn rất cần phương án chống phản công.
Lao lên phía trước nhưng lại để lại khoảng trống mênh mông ở phía sau thì cũng tai hại không kém sai lầm trong phòng ngự. Rồi chúng ta có dám nói chắc rằng với một đội bóng có đẳng cấp như U19 Nhật Bản, có hay không chuyện họ đang bẫy U19 Việt Nam dâng cao để tung đòn “hồi mã thương”?
Sẽ không có câu trả lời thực sự rành mạch với vấn đề vừa nêu, chỉ biết có một thực tế rằng chúng ta thua 2 bàn tiếp theo từ những pha phản đòn sắc như dao cạo của đối thủ. U19 Việt Nam vốn đã không mạnh trong phòng ngự, khi mãi miết dâng cao lại thiếu phương án chống phản công, nên khi đối phương tăng tốc trở lại, chúng ta lập tức hở sườn.

U19 Việt Nam đang thiếu một tiền vệ đánh chặn đúng nghĩa - Ảnh: Gia Hưng
Trong khả năng chống phản công, vai trò của tiền vệ phòng ngự lại càng quan trọng. Điểm mạnh của U19 Việt Nam vốn có nhiều tiền vệ giỏi tấn công ở đây lại trở thành điểm yếu của chính chúng ta.
Đấy lại là một bài học khác của U19 Việt Nam, bởi đá với đối thủ có đẳng thì tấn công hay thôi chưa đủ. Vấn đề là chúng ta không thể trận nào cũng đảm bảo rằng chúng ta ghi nhiều bàn thắng hơn đối phương.
U19 Việt Nam cần một hàng thủ an toàn hơn, cần tiền vệ đánh chặn đọc tình huống tốt hơn, thay vì bị cuốn vào lối đá ào ạt của tuyến trên. Đội bóng của HLV Graechen Guillaume có thể đá đẹp để khiến khán giả ngất ngây, nhưng đá đẹp mà thua, biết điểm yếu của chính mình nhưng một thời gian dài không khắc phục được thì kể cũng tiếc!

Kim Điền - Dân Trí

U19 Việt Nam: Giàu cảm xúc, nhưng...

Đội bóng của HLV người Pháp đã có màn trình diễn khiến 4 vạn khán giả có mặt trên sân Mỹ Đình mãn nhãn, trước một đối thủ được đánh giá có trình độ chuyên môn vượt trội. Nhưng, dù thành công đến đâu thì U19 Việt Nam vẫn còn quá nhiều điều để hoàn thiện nhằm tốt hơn không chỉ ở cách chơi mà còn là kết quả cuối cùng.
U19 Việt Nam, U19 Nhật Bản
Văn Toàn khiến các khán đài sân Mỹ Đình như nổ tung với bàn thắng mở tỷ số. Ảnh: SN

U19 Việt Nam 2-3 U19 Nhật Bản: Sự trưởng thành trong thất bại

Cách tiếp cận trận đấu và sự thay đổi tư duy giúp U19 Việt Nam chơi sòng phẳng và ngang ngửa với đối thủ hàng đầu châu lục dù thua ngược.

 Công Phượng duy trì phong độ cao trước U19 Nhật Bản. Ảnh: Lâm Thỏa.

Tuesday, September 9, 2014

Công Phượng: Ngôi sao hay cầu thủ trẻ tiềm năng?

Nhiều chuyên gia, HLV đánh giá rất cao Công Phượng, nhưng hầu hết đều đưa ra lời khuyên thủ quân của U19 Việt Nam cần phải giữ đôi chân trên mặt đất và bỏ ngoài tai những lời tâng bốc.
Công Phượng đang nhận được quá nhiều lời khen

Marin Cilic lần đầu vô địch Mỹ Mở rộng

Hạt giống số 14 này đã trở thành tay vợt người Croatia đầu tiên đăng quang ở giải Grand Slam cuối cùng của năm, sau chiến thắng thuyết phục 6-3, 6-3, 6-3 trước hiện tượng người Nhật Kei Nishikori, tối 8/9 (sáng 9/9 giờ Hà Nội).
Với lối chơi bình tĩnh đến lạnh lùng, Marin Cilic đã đánh bại hạt giống số mười trong trận chung kết kéo dài chưa đến hai tiếng. Thắng lợi này không chỉ mang lại cho tay vợt 25 tuổi vùng Balkan danh hiệu Grand Slam đầu tiên trong sự nghiệp, mà còn giúp làng quần vợt Croatia chấm dứt cơn khát danh hiệu Grand Slam kể từ sau Wimbledon 2001 – giải đấu mà HLV hiện tại của anh là Ivanisevi,đã đăng quang dù chỉ được tham gia theo suất vé mời.
Góp công lớn vào kết quả bất ngờ này là HLV Goran Ivanisevic, thần tượng một thời của chính Cilic. Nhà cựu vô địch Wimbledon này đã giúp tay vợt trẻ đồng hương cải thiện được khâu phát bóng. Trong trận chung kết, Cilic thực hiện được tới 17 quả giao bóng ăn điểm trực tiếp, so với chỉ hai của đối thủ.
Cilic là người đầu tiên kể từ năm 2002 vô địch Mỹ Mở rộng dù năm ngoài nhóm 10 tay vợt hàng đầu. Ảnh: Reuters.


Trước khi bước vào chung kết Grand Slam đầu tiên trong sự nghiệp, Kei Nishikori gây ấn tượng mạnh khi liên tiếp quật ngã hạt giống số năm, hạt giống số ba rồi hạt giống số một Djokovic sau ba cuộc đua marathon thể lực kéo dài tổng cộng 11 tiếng rưỡi. Cilic cũng tạo cú sốc lớn không kém khi thắng nhanh Federer tại bán kết, qua đó trở thành hạt giống có vị trí thấp nhất vào tới chung kết Mỹ Mở rộng tính từ năm 2007. Lần đầu tiên kể từ sau Australia Mở rộng 2005, một trận chung kết Grand Slam đơn nam diễn ra mà không có mặt đại diện của nhóm bốn ông lớn (gồm Federer, Djokovic, Rafa Nadal và Andy Murray).
Nishikori dẫn Cilic 5-2 trong các cuộc chạm trán trước đó. Tuy nhiên gió đã thực sự đổi chiều trong cuộc tái ngộ quan trong lần này. Cilic giành quyền kiểm soát trận đấu bằng lối đánh rất chắc chắn, khiến cho đối thủ người Nhật không có nhiều cơ hội để có thể đẩy diễn biến tới mức kịch tính. Khâu giao bóng tiếp tục là vũ khí lợi hại của Cilic ở giải đấu lần này, khiến Nishikori chịu sức ép lớn ngay từ đầu trận chung kết. Không chỉ áp đảo về số cú phát bóng ăn điểm trực tiếp, Cilic còn vượt trội về tỷ lệ giành điểm trong các lần giao bóng đầu và thứ hai. Tay vợt người Croatia cũng lên lưới tấn công nhiều hơn và hiệu quả hơn, có nhiều quả đánh thắng điểm hơn trong khi mắc ít lỗi tự đánh hỏng hơn đối phương.
Cilic giành được break đầu tiên của trận chung kết để dẫn 4-2 trước khi hoàn tất thắng lợi set thứ nhất với tỷ số 6-3 trong chỉ 33 phút giao đấu.
tag-reuters-com-0000-binary-TB-8166-6478
Nishikori lỡ cơ hội làm nên lịch sử cho quần vợt châu Á. Ảnh: Reuters.
Tay vợt người Croatia càng thi đấu càng tỏ ra linh hoạt trong việc di chuyển. Lối chơi quyết liệt và bao sân của Cilic đã khiến cho Nishikori lúng túng và dần mắc nhiều lỗi tự đánh hỏng. Tay vợt người Nhật thua tới ba game cầm phát bóng ở set thứ hai và để Cilic gác trước hai set sau chỉ một giờ 10 phút đọ sức.
Nishikori có chút cơ hội để kéo dài trận đấu khi đứng trước hai break point ở tỷ số game 2-4 của set thứ ba. Tuy nhiên Cilic đã cứu được cả hai điểm đó bằng những pha phát bóng mạnh mẽ, rồi tiếp tục hướng tới chiến thắng chung cuộc. Cilic cầm giao bóng ở game thứ chín của set thứ ba, và đã giành thắng lợi bằng hai cú phát bóng ăn điểm trực tiếp cùng một cú trái tay quyết định điểm vô địch.
Cilic trở thành hạt giống số 14 đầu tiên giành được một danh hiệu Grand Slam trong kỷ nguyên Mở rộng. Anh còn là nhà vô địch Mỹ Mở rộng đầu tiên nằm ngoài nhóm 10 tay vợt hàng đầu, kể từ sau thời hạt giống số 17 Pete Sampras vô địch giải năm 2002. Thành tích Grand Slam tốt nhất của Cilic trước đó là bán kết Australia Mở rộng 2010. Còn tại đấu trường Grand Slam năm nay, thành tích tốt nhất của anh trước Mỹ Mở rộng là tứ kết Wimbledon.
Năm ngoái Cilic đã không được tham dự Mỹ Mở rộng vì đang trong thời gian chịu án cấm thi đấu bốn tháng vì có xét nghiệm dương tính với chất cấm mà anh khẳng định chỉ là sự vô tình.
“Đó là giai đoạn thực sự khó khăn trong sự nghiệp của tôi. Nhưng đó cũng là khoảng thời gian giúp tôi cải thiện được nhiều thứ. Tôi đã không nghỉ ngơi trong thời gian bị cấm thi đấu, mà vẫn tiếp tục làm việc để điều chỉnh lối chơi. Chính điều đó đã giúp tôi thi đấu tốt ở mùa giải năm nay, đặc biệt là tại Mỹ Mở rộng lần này”, Cilic phát biểu sau trận chung kết. Ở mùa giải năm nay, Cilic đã thắng tổng cộng 47 trận và thua 16.
Nguyễn Phát