Showing posts with label thoi-su. Show all posts
Showing posts with label thoi-su. Show all posts

Friday, December 26, 2014

Chuyến bay đầu tiên ở nhà ga T2 Nội Bài

Những vị khách đáp chuyến bay đi Singapore sáng nay lần đầu tiên làm thủ tục tại nhà ga T2. Sau 3 năm xây dựng, ga hàng không hiện đại nhất Việt Nam, có sức chứa 15 triệu lượt khách/năm, chính thức hoạt động.
Khoảng 9h sáng, những hành khách đầu tiên bước chân đến nhà ga T2 của sân bay Nội Bài để đi chuyến Hà Nội - Singapore lúc 10h45 cùng ngày.
Ông Phạm Viết Thanh - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Hàng không Việt Nam, cho biết, từ ngày 31/12, tất cả các chuyến bay quốc tế đi, đến sân bay quốc tế Nội Bài sẽ chính thức khai thác tại nhà ga mới T2.
Khu vực khai thác của Vietnam Airlines được bố trí tại đầu Đông của nhà ga T2 gần nhà ga T1. Nơi nhận hành lý của chuyến bay đến và quầy thông tin hành lý thất lạc được đặt ở vị trí dễ tìm, khá thuận tiện cho khách.
Hệ thống thang bộ tự động vận hành trơn tru giúp hành khách di chuyển tiện lợi. T2, có tổng vốn đầu tư 75,5 tỷ Yen, được coi là ga hàng không lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Phòng chờ hạng C của VNA tại nhà ga T2 với thiết kế hoàn toàn mới, lấy cảm hứng từ nhiều phương diện của văn hoá Việt. “Cảng hàng không Nội Bài cần lưu ý thực hiện tốt “4 xin, 4 luôn”. Đây là cửa ngõ khách quốc tế đến Việt Nam, nên thái độ đón tiếp của nhân viên sân bay phải niềm nở, ân tình, làm sao để hành khách thực sự cảm thấy hài lòng”, Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng phát biểu trong chuyến thị sát trước giờ khai trương nhà ga.
Phòng thư giãn được trang bị 3 ghế massage, tạo nên một không gian thoải mái cho khách.
Bảng thông báo xuất hiện thông tin những chuyến bay quốc tế đầu tiên của các hãng đi Thái Lan, Malaysia và Singapore.
Nhà ga T2 được xây dựng nhằm giải quyết tình trạng quá tải của nhà ga T1, tạo diện mạo mới cho sân bay quốc tế Nội Bài. Công suất nhà ga mới đạt 10-15 triệu hành khách/năm.
Nhà ga mới được nâng cấp toàn diện, đồng bộ chất lượng dịch vụ từ điều kiện đón tiếp hành khách, làm thủ tục chuyến bay, phòng chờ và khu vực ra máy bay.
Tất cả các biển chỉ dẫn đều rõ ràng giúp hành khách dễ tìm những khu vực, cổng ra máy bay.
Nhà ga có 96 quầy làm thủ tục và 10 kios check-in tự động cho khách, các dịch vụ thu đổi ngoại tệ, thông tin du lịch, bưu điện, bách hóa, lưu niệm, ăn uống giải khát, quầy vé giờ chót, dịch vụ khách thương gia, phòng y tế được bố trí đầy đủ.

Giang Huy

Monday, December 22, 2014

Bộ trưởng Thăng yêu cầu nhân viên sân bay phải niềm nở

“Sân bay Nội Bài là cửa ngõ đón khách quốc tế đến Việt Nam, thái độ đón tiếp của nhân viên phải niềm nở, ân tình”, Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu khi kiểm tra nhà ga T2 Nội Bài.
Sáng 21/12, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã đi kiểm tra nhà ga T2 Nội Bài, cầu Nhật Tân và đường nối Nhật Tân – Nội Bài trước khi khánh thành vào tháng 1 tới.
Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Nội Bài Vũ Thế Phiệt cho biết, từ 20/12, Cảng đã tiếp quản nhà ga để quản lý và khai thác. Ban Quản lý dự án đã tiếp tục yêu cầu nhà thầu hỗ trợ kỹ thuật 24/24h cho các đơn vị khai thác từ thời điểm bàn giao đến hết Tết nguyên đán 2015.
Nhà khách VIB A – nơi đón tiếp các đoàn nguyên thủ quốc gia tới thăm chính thức nước ta, cũng đang được hoàn thiện những phần việc cuối cùng trước khi khánh thành vào ngày 4/1/2015 tới.
Bộ trưởng Đinh La Thăng kiểm tra các công trình giao thông. Ảnh: Xuân Hoa
Ông Phạm Viết Thanh – Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Hàng không Việt Nam, cho biết, ngày 25/12 tới, Vietnam Airlines sẽ là hãng hàng không đầu tiên khai thác nhà ga mới T2 Nội Bài với chuyến bay VN661 khởi hành lúc 10h45 từ Hà Nội đi Singapore. Từ ngày 31/12, tất cả các chuyến bay quốc tế đi, đến sân bay quốc tế Nội Bài sẽ chính thức khai thác tại nhà ga mới T2.
Đại diện các hãng Vietjet Air và Jetstar Pacific cũng khẳng định đã sẵn sàng chuyển sang khai thác các chuyến bay quốc tế tại nhà ga hành khách hiện đại nhất Việt Nam này.
Tại buổi kiểm tra, Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn mạnh, dự án nhà ga T2 mang dấu ấn cho sự phát triển của đất nước. Chuẩn bị đến ngày khánh thành, Bộ trưởng yêu cầu các cơ quan đơn vị phải rà soát lại toàn bộ công việc cần phải hoàn thành trước ngày 31/12. Cảng hàng không Nội Bài cần thành lập Ban chỉ đạo phối hợp chung để phối hợp hoạt động giữa cảng hàng không, hải quan, công an, quản lý bay.
Đặc biệt, Bộ trưởng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm việc tại sân bay để đảm bảo phục vụ khách quốc tế.
“Cảng hàng không Nội Bài cần lưu ý thực hiện tốt “4 xin, 4 luôn”. Đây là cửa ngõ khách quốc tế đến Việt Nam, nên thái độ đón tiếp của nhân viên sân bay phải niềm nở, ân tình, làm sao để hành khách thực sự cảm thấy hài lòng”, Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng Thăng cũng lưu ý lãnh đạo cảng hàng không Nội Bài trong công tác tổ chức hoạt động taxi. “Tuyệt đối không thể để xảy ra tình trạng lộn xộn, vào đón khách kiểu chộp giật. Hãng nào không đúng quy định phải rút giấy phép hoạt động ngay. Nếu để taxi hoạt động lộn xộn thì lãnh đạo sân bay phải chịu trách nhiệm”, Bộ trưởng Thăng nói.

Đoàn Loan

Saturday, December 6, 2014

Câu chuyện thứ nhất: Chức vụ có thể làm hỏng con người?

Căn bệnh xa dân, vô cảm với dân đúng là đang càng ngày càng phát triển trong không ít cán bộ lãnh đạo và dẫn đến giảm sút lòng tin của nhân dân vào Đảng cầm quyền. Đây mới thực sự là nguy cơ tiềm ẩn về lâu dài.
Ông Nguyễn Bá Thanh nổi tiếng là người có những cải cách táo bạo và đã góp phần quan trọng vào việc đưa thành phố Đà Nẵng dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế, đầu tư nước ngoài và an sinh xã hội… Ông cũng nổi tiếng là người gần dân, chịu khó lắng nghe ý kiến của người dân. Ông có thể đối thoại với người dân từ chiều đến quá nửa đêm…
Tôi hỏi ông: “Anh có thấy cán bộ các cấp chính quyền ngày càng quan cách, càng xa dân, vô cảm với nỗi khổ của dân hay không?”.
Ông cười buồn và bảo: “Hóa ra chức vụ có thể làm hỏng con người anh ạ. Tôi kể cho anh nghe chuyện của tôi”.
- “Ngày ấy tôi còn trẻ lắm, nhưng được dân tín nhiệm bầu làm Phó chủ nhiệm hợp tác xã. Tôi cũng chưa có vợ, cho nên thường ra trụ sở Ủy ban nhân dân ngủ. Cũng chẳng có giường chiếu gì đâu, mà nằm trên bàn. Nhiều hôm, hơn 5 giờ, bà con đã qua đập cửa hoặc khều chân tôi qua cửa sổ… Anh biết đấy, thanh niên, đang tuổi ăn, tuổi ngủ mà bị đánh thức kiểu ấy thì khó chịu lắm. Nhưng không, tôi vùng dậy, làm vài động tác tập thể dục cho giãn gân cốt rồi lại còn hát vui vẻ và ra chia phân đạm, thuốc trừ sâu cho bà con. Rồi lại đi lội ruộng thăm lúa hoặc cùng bà con nhổ cỏ, cày bừa… Rồi tôi làm Chủ tịch xã, Phó chủ tịch huyện và làm Chủ tịch huyện.

Ông Nguyễn Bá Thanh.
Buổi sáng, tôi có thói quen là ra một tiệm bún ăn một tô và uống một ly cà phê đen, hút một điếu thuốc rồi trở về làm việc, đúng 7 giờ (ngày ấy còn làm việc từ 7 giờ).
Một sáng, tôi vừa ra cổng Ủy ban đi ăn sáng thì có ông già đến. Với vẻ rụt rè, ông chìa cho tôi một lá đơn và nói: “Nhà tui sắp sập rồi, xin ông chủ tịch duyệt cho tôi mua mấy khối gỗ”.
Tôi nhìn ông già và tự nhiên thấy khó chịu:
- “Ông cứ chờ tôi nhé. Tôi đi ăn sáng đã”.
Ông già lại năn nỉ:
- “Xin ông chủ tịch duyệt cho tôi để tôi còn kịp ra đi xe về nhà. Nhà tui cách đây xa lắm”.
Nghe ông nói thế, bỗng dưng tôi nổi nóng, tôi nói như quát:
- “Thì ông làm gì cũng phải chờ đến giờ đã chứ. Ông coi đây - Tôi chìa đồng hồ vào mặt ông già - mới hơn sáu rưỡi. Ai làm việc giờ này? Mà ai cho phép ông vào đây?”.
Ông già sợ rúm lại, mặt tái mét, không dám nói thêm câu nào nữa. Tôi nói thêm:
- “Ông cứ chờ đấy. Lát nữa tôi coi”.
Nói xong, tôi đi ra quán và gọi tô bún. Nhưng chẳng hiểu sao, trong tôi dấy lên một cảm giác là lạ khiến cổ tôi như bị nút lại, ăn không được. Tôi bỏ dở tô bún, gọi cà phê, nhưng mới nhấp được một ngụm, tôi thấy đắng quá chừng. Rồi tự nhiên hình ảnh ông già tay cầm lá đơn hiện ra, choán hết tâm trí tôi. Và tôi như người ngủ mê sực tỉnh. Tôi tự thầm nói với mình: “Mày mới là Chủ tịch huyện mà mày đã thế này, ít nữa, nếu mày được lên chức cao nữa, thì mày sẽ cư xử thế nào với dân… Ngày trước, bà con khều chân mày, đập cửa rầm rầm gọi mày dậy, mày vẫn vui vẻ lắm kia mà. Hóa ra cái chức tước này làm hỏng mày?”. Vậy là tôi vội vã đi về. Ông già vẫn đứng ngoài cổng, tôi bảo ông:
- “Bác vào đây cháu xem đơn từ thế nào”.
Tôi đưa ông vào phòng làm việc và xem đơn. Hóa ra ông là cha liệt sĩ, nhà hư hỏng nặng quá, có xác nhận của Ủy ban xã. Tôi ân hận đến cực độ. Rồi tôi ký ngay cho ông được mua 4m3 gỗ xoan đào nhóm 4. Tôi đưa ông xuống văn thư, bảo cô nhân viên đóng dấu ngay cho ông. Thật đúng là không thể tả nổi niềm hạnh phúc của ông già khi được duyệt đơn mua gỗ, lại được đích thân Chủ tịch huyện đưa xuống đóng dấu. Khi ông về, tôi đứng trên gác nhìn xuống và thấy dáng ông đi xiêu xiêu trong niềm vui bất ngờ.
Từ đó trở đi, trong đầu tôi luôn có một suy nghĩ: “Không cẩn thận, hóa ra chức tước làm hỏng con người. Và cũng từ đó, tôi coi việc đến với dân, lắng nghe lời dân là bổn phận của mình”.

***

Nghe câu chuyện ông kể, tôi cứ suy nghĩ mãi. Đúng thế thật, tôi đã gặp rất nhiều cán bộ, bình thường rất vui vẻ, hòa đồng với mọi người. Nhưng khi có tý chức, tý quyền là mặt bắt đầu cứ vác lên tận… giời và nếu có được ít thành công trong công việc, là bắt đầu coi thiên hạ bằng một nửa con mắt, thậm chí “mục hạ vô nhân”. Tôi cũng đã được chứng kiến cảnh có những vị lãnh đạo chính quyền phải tránh mặt, không dám tiếp xúc với dân…
Căn bệnh xa dân, vô cảm với dân đúng là đang càng ngày càng phát triển trong không ít cán bộ lãnh đạo và dẫn đến giảm sút lòng tin của nhân dân vào Đảng cầm quyền. Đây mới thực sự là nguy cơ tiềm ẩn về lâu dài.
Cụ Nguyễn Trãi, có câu thơ nổi tiếng:
"Phúc chu thủy tín dân do thủy
Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên
Họa phúc hữu môi phi nhất nhật…".
Tạm dịch nghĩa là:
“Làm lật thuyền mới biết sức dân là nước. Cậy đất hiểm không bằng có mệnh trời. Cái họa, cái phúc không phải một ngày tự dưng đến mà có căn nguyên, gốc rễ từ trước đó…”.
Để dân không còn tin vào người lãnh đạo, thì căn nguyên đầu tiên là từ chính người lãnh đạo đó!
Như Phong (PetroTimes)

Monday, November 10, 2014

Một siêu thị trên quốc lộ 1A hoa hồng cho tài xế 47%

Một siêu thị ngay trên quốc lộ 1A (QL 1A) với chiêu thức kinh doanh vô cùng tinh vi và kín kẽ, đang hằng ngày móc túi du khách với giá cả cao gấp nhiều lần bình thường. Đặc biệt các món hàng không hề có nhãn mác, đa phần xuất xứ từ Trung Quốc.
Siêu thị nhìn bề ngoài chỉ ghi chữ Trúc Thời Đại, không có biển hiệu Cty, theo Sở KH-ĐT là trái luật (ảnh to). Võ Anh H. đang quảng cáo các mặt hàng không nhãn mác, xuất xứ bằng chiêu trò kiểu “Sơn Đông mãi võ”. Ảnh: Nam Cường

Từ phản ánh của một số khách hàng, PV Tiền Phong đã vào cuộc điều tra, thâm nhập vào “mê cung siêu thị” này ở huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế).

Quy trình khép kín

Chúng tôi quyết định thuê xe, thuê một tài xế từng nhiều lần dẫn khách vào đây để mua hàng. Theo lời anh này, nếu không phải chỗ quen biết, muốn dẫn khách tới cũng bị từ chối. Tài xế lạ phải được giới thiệu từ người quen.
Khoảng 10h30 một sáng đầu tháng 11, xe du lịch của chúng tôi chạy từ TP Huế tới thị trấn Phú Lộc, rẽ vào một dãy nhà có dòng chữ Trúc Thời Đại (khu vực 4 thị trấn Phú Lộc). Hai dãy nhân viên mặc áo dài ở cửa ra vào đón khách, với những lời mời chào. Ngay sau đó, một nhân viên nam dẫn đoàn khách chúng tôi vào phòng riêng, nơi được bố trí mấy dãy bàn ghế và những mặt hàng mẫu và sau đó cửa được đóng kín.
Tại đây, nhân viên nam tên Võ Anh H. bắt đầu thao thao bất tuyệt về những tính năng, công dụng của các mặt hàng được bày bán. Tài xế cảnh báo, trước khi vào phòng để nhân viên giới thiệu, họ sẽ cho khách hàng uống một ly trà. “Hãy nhấm một tí thôi, đừng uống. Rất nhiều du khách sau khi mua phải hàng đểu xong đều nói với tôi, không biết loại trà họ bỏ cái gì mà uống xong người lâng lâng. Gặp cái gì cũng thích mua” - tài xế này nói.
Theo lời của H., đa phần các mặt hàng của Trúc Thời Đại đều được làm từ một loại tre đặc biệt mà Cty trồng, tìm kiếm từ các vùng đất xa xôi. Tuy nhiên, trồng ở đâu thì H. không tiết lộ. Những mặt hàng H. quảng cáo như than tre, khăn, tất, quần áo lót nam nữ… cho đến chăn ga gối nệm, quần áo tất tật đều được sản xuất từ tre. Theo H. tre gắn liền với tinh thần người Việt, đặc biệt có công dụng giải độc, làm sạch và khỏe cơ thể.
“Nếu bỏ một gói than này trong phòng ngủ, căn phòng của quý vị trong lành vô cùng, không khí được thanh lọc”; “quý vị mua cái gối này về, giấc ngủ của quý vị sẽ sâu hơn bình thường. Bởi đây là cái gối đã được chúng tôi sản xuất từ tre, phía bên trong là những thanh than giúp giải độc, bớt mệt mỏi”…
Đặc biệt, đến màn quảng cáo đồ lót nam nữ, H. thao thao: “Quý anh đàn ông mặc chiếc quần này sẽ giúp… lớn hơn so với bình thường. Độ ham muốn của quý anh sẽ gấp 4 lần, đối với sản phẩm của quý chị em cũng tương tự như thế”. Còn rất nhiều những sản phẩm, mặt hàng làm từ tre được H. quảng cáo trong suốt 30 phút.
Tuy nhiên khi cầm một món hàng mẫu trên tay, PV hỏi: Mặt hàng xuất xứ từ đâu? Sao không có nhãn mác gì cả? H. sau một hồi lúng túng, nói: “Hàng của chúng tôi xuất xứ từ Pháp, một số của Đài Loan” (mặc dù trước đó H. nói là sản phẩm của tre Việt Nam?).

Hoa hồng cho tài xế lên tới 47%
Chúng tôi ra khu mua hàng, ở đây có rất nhiều lối đi, tất cả đều được dẫn ra một cửa khác. Hàng chục nhân viên săn đón đoàn khách của chúng tôi.
Theo quan sát, 2 nhân viên kèm 1 khách, vừa hướng dẫn giới thiệu, vừa như ấn những sản phẩm vào tay khách. Đặc biệt, bắt đầu từ khi bước chân vào cổng, tất cả khách hàng được cảnh báo: Không quay phim chụp hình. Theo quan sát của chúng tôi, bất kỳ khách nào có động tác rút máy điện thoại hoặc máy ảnh ra chụp đều bị nhắc nhở và ngăn cản.
Trong siêu thị Trúc Thời Đại, gần như tất cả các mặc hàng… đều không có nhãn mác, không ghi nơi sản xuất bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Đa số mặt hàng đều ghi chữ Trung Quốc. Một chiếc khăn tắm, hàng không rõ nguồn gốc, được cô nhân viên quảng cáo: trên hình chiếc khăn có in cô gái, lúc nào nhiệt độ cao, quần áo trên người cô gái tự biến mất và ngược lại. Vừa nói, cô nhân viên vừa thực hành bằng máy sấy.
Sau gần 2 tiếng đồng hồ mua hàng, hóa đơn hàng hóa của chúng tôi hết khoảng 1,7 triệu với những món đồ đơn giản như tất, khăn mặt, xà phòng… mà nếu mua ở ngoài, hàng Việt Nam, chưa đầy 300 ngàn. Trên đường về, tài xế tiết lộ anh được hưởng 700 ngàn đồng. Cụ thể phong bì ghi rõ: 15 ngàn/lượt khách và 47% số tiền khách mua. “Các anh thử nhẩm tính, siêu thị trả 15 ngàn/khách và 47% số tiền khách mua, còn lại 53% thì họ lấy cái gì để kinh doanh, trả lương, chi phí vận hành…?” - tài xế hỏi.
Cơ quan chức năng: Chưa biết gì
Ông Nguyễn Thanh - Chi cục trưởng Chi Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên-Huế thừa nhận ông chưa hề biết tình trạng buôn bán như thế diễn ra trên địa bàn. “Trách nhiệm ở đây thuộc Đội quản lý thị trường số 5. Nếu họ biết, chắc chắn họ phải báo cáo tôi. Buôn bán như thế này là sai, quá sai rồi”.
Ông Thanh sau khi xem xét các mặt hàng mà chúng tôi cung cấp đã đề nghị phóng viên cất giữ cẩn thận “vật chứng” để sau này đối chiếu và phối hợp tốt với lực lượng QLTT tỉnh nhằm kiểm tra, bóc gỡ chuyện này. “Ngay lập tức chúng tôi sẽ họp khẩn và đề nghị công an vào cuộc. Cái này phải lập đoàn liên ngành” - ông Thanh nói.
Cùng ý kiến sẽ lập đoàn liên ngành, ông Lê Đình Khánh - Phó GĐ Sở KH&ĐT Thừa Thiên-Huế cho hay đây là vấn đề nghiêm trọng, làm méo mó môi trường đầu tư kinh doanh, ảnh hưởng đến du lịch và uy tín của địa phương cũng như cả nước nói chung trong con mắt du khách nước ngoài. Theo ông Đỗ Duy Nhã - Phó phòng đăng ký kinh doanh (Sở KH&ĐT), không treo biển hiệu công ty, bán hàng không nhãn mác đã là vi phạm pháp luật.
“Họ treo đầu dê bán thịt chó, lợi dụng kẽ hở pháp luật, sự thiếu thông tin về sản phẩm của du khách. Chúng tôi sẽ ngay lập tức đề nghị UBND tỉnh cho lập đoàn liên ngành, có cả an ninh kinh tế. Trước những biểu hiện, vật chứng nhà báo cung cấp thì rõ ràng họ sai rồi, nhưng nếu chứng minh được hàng lậu, chắc chắn sẽ có một khung xử lý riêng”- ông Nhã nói.


Giấy đăng ký kinh doanh của Cty TNHH MTV Trúc Thời Đại (đã thay đổi lần 2, vốn điều lệ 1 tỷ đồng) tại Sở KH&ĐT ghi rõ Giám đốc Cty là một người ở Quảng Ninh, tuy nhiên, theo một nguồn tin mà Tiền Phong có được, nhiều khả năng, đứng đằng sau góp vốn, điều hành là một nhóm người Trung Quốc.

Friday, November 7, 2014

Giá xăng giảm 950 đồng từ 11h ngày hôm nay

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho biết vừa điều chỉnh giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu từ 11h hôm nay (7/11). Theo đó, các mặt hàng xăng giảm 950 đồng, dầu hỏa, mazút và diezen giảm 520 - 900 đồng một lít, kg.


Tai nạn đường sắt trên cao: Coi rẻ mạng sống người khác

Hiện trường vụ tai nạn
làm 1 người chết, 2 người bị thương
Chuyên gia về xây dựng cho rằng chính thái độ coi thường tính mạng của người khác, coi thường luật pháp là nguyên nhân khiến họ thi công ẩu, tắc trách như vậy.

Sáng 6/11, tại khu vực thi công Nhà ga Thanh Xuân III (đường Nguyễn Trãi) thuộc Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông đã xảy ra sự cố rơi thép khiến 1 người thiệt mạng, 2 người bị thương.

Đáng nói, đây không phải là lần đầu đơn vị thi công đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh làm rơi đổ vật dụng xuống đường khi thi công. Vào tháng 9 năm ngoái, tại đoạn đối diện Bách hóa Thanh Xuân (Hà Nội), khi đang cẩu một thanh sắt dài khoảng 10m, đơn vị thị công đã để chiếc cần cẩu đổ nghiêng xuống đường – nơi đang có nhiều người qua lại. Dù sự cố không gây thương vong, nhưng đã khiến nhiều người đi đường hốt hoảng.

Coi rẻ mạng người, coi thường luật pháp?

Mổ xẻ nguyên nhân dẫn tới sự cố sáng 6/11, PGS. TS Nguyễn Văn Hùng, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội cho rằng, thép là vật có tải trọng lớn. Khi cần cẩu đưa thép từ thấp lên cao mà bị rơi như thế có thể do người ta buộc không chắc, neo không tốt hoặc bản thân cáp của cần cẩu không còn đủ độ bền.

PGS. TS Nguyễn Văn Hùng, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội

“Cũng có thể trong quá trình làm, do tác động của động lực khiến neo tuột ra hoặc đứt dây làm rơi thép. Tất nhiên, khi thép bị rơi sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng của những người tham gia giao thông và hậu quả ra sao chúng ta đã thấy.

Nhiều khi đứt dây như vậy còn có thể gây lật cẩu và hậu quả còn nghiêm trọng hơn nhiều. Tôi nghĩ với trường hợp cụ thể này, nguyên nhân là do đứt dây buộc thép”, ông Hùng nói.

Tuy nhiên, theo PGS. TS Nguyễn Văn Hùng đó chưa phải là nguyên nhân chính.

Theo ông Hùng, lẽ ra trước khi thi công người ta phải rào chắn để đảm bảo an toàn. Thậm chí người ta phải làm các giàn đỡ ở trên để nếu thép có rơi xuống thì sẽ không bị văng ra chỗ khác, gây nguy hiểm.

Hơn nữa, họ cũng phải chọn thời điểm thi công sao cho phù hợp và phải có cảnh báo với người đi đường về khu vực đang thi công nguy hiểm. Đằng này giàn đỡ cũng không có, giờ thi công lại là giờ cao điểm, không có cảnh báo. Quá nguy hiểm!

Ông Hùng nhận xét, làm việc thiếu trách nhiệm, tắc trách như vậy là họ coi thường tính mạng của người khác, coi thường luật pháp cụ thể là các quy định về an toàn lao động. Nói cách khác, họ đã bất chấp nguy hiểm tính mạng của con người mà làm cho xong bằng mọi giá.

“Đơn vị thi công trực tiếp, nhà thầu, đơn vị tư vấn phải chịu trách nhiệm về việc này. Theo tôi, vụ việc trên khiến 1 người chết, ta phải xử lý hình sự. Vụ việc này không chỉ khiến gia đình nạn nhân xấu số đó phải chịu nỗi đau quá lớn mà còn gây tâm lý hoang mang, lo sợ, bất an trong xã hội.

Tôi nghĩ không phải vì áp lực tiến độ mà họ thi công ẩu như thế. Quan trọng ở chỗ họ có coi trọng tính mạng con người hay không thôi”, ông Hùng nhấn mạnh.

Hiện trường vụ tai nạn làm 1 người chết, 2 người bị thương

Cũng theo vị chuyên gia này, tính mạng của con người là vô giá. Tuy nhiên nhiều người nhà nạn nhân lại chấp nhận thương lượng, thỏa thuận bồi thường vì nghĩ đằng nào vụ việc thương tâm cũng đã xảy ra, người mất cũng đã mất, họ không muốn làm lớn chuyện. Nhưng xin hỏi phải bồi thường bao nhiêu cho đủ và liệu số tiền đó có làm sống lại con người được không?

“Theo tôi không thể dùng tiền để xử lý mọi việc được bởi nỗi đau họ gây ra là quá lớn. Cần phải xử lý nghiêm các cá nhân có liên quan”, ông Hùng khẳng định.

Nên xử lý thế nào?

Đồng quan điểm với PGS. TS Nguyễn Văn Hùng, TS Nguyễn Duy Tiến – Phó trưởng Bộ môn Cầu hầm, ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội cho rằng, có nhiều nguyên nhân khiến thép bị rơi khỏi cần cẩu trong quá trình thi công. Chẳng hạn, do họ buộc không chặt hoặc trong quá trình di chuyển thép bị va chạm vào đâu đó. Cũng có thể do cần cẩu bị tuột móc, đứt xích…

“Phải có mặt ở hiện trường quan sát mới có thể biết nguyên nhân chính xác dẫn tới việc rơi thép là gì và hướng xử lý ra sao cho phù hợp”, ông Tiến nói.

Cũng theo ông Tiến, ở nước ngoài hay ở Việt Nam, khi có sự cố như vậy xảy ra, quy trình xử lý đều như nhau: Trước tiên, ta yêu cầu họ dừng thi công, kiểm tra tất cả các bộ phận, công đoạn, hiện trường; có thể cơ quan điều tra sẽ đo đạc, tính toán xem do thiết kế, do thi công hay do thời tiết… Sau đó, họ đưa ra kết luận rồi lập biên bản, xử lý các cá nhân, đơn vị có liên quan.

Về việc bồi thường cho các nạn nhân, nếu nhà thầu mua bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm chi trả, còn nếu không, đơn vị thi công sẽ phải bỏ tiền túi để bồi thường.

Theo Minh Quân (Khám phá)

Wednesday, October 22, 2014

Bé gái chết bất thường tại bệnh viện Quốc Oai

Bức xúc trước cái chết có nguyên nhân không rõ ràng của cháu bé, hàng trăm người dân đã kéo đến Bệnh viện Đa khoa Quốc Oai (Hà Nội) yêu cầu làm rõ trách nhiệm.
Người nhà nạn nhân bức xúc kéo đến viện. Ảnh: Minh Minh.
Anh Nguyễn Xuân Tình, bố của nạn nhân kể lại, con gái anh là cháu Nguyễn Thị Hồng Nhung (10 tuổi, trú xã Thạch Thán, Quốc Oai) vào Bệnh viện đa khoa Quốc Oai sáng 19/10 với triệu chứng đau bụng. Thời gian điều trị tại đây, thấy biểu hiện bệnh ngày càng nặng, anh Tình đề nghị đưa con lên tuyến trên, nhưng không được chấp nhận.
“Trong đêm 20/10, tôi đã 5 lần đề nghị viện cho chuyển cháu lên tuyến trên, nhưng y tá trực không đồng ý và nói đang là ngày nghỉ. Tôi đề nghị gặp bác sĩ trực để thông báo tình trạng của cháu và xin chuyển viện nhưng cũng không gặp được”, bố cháu bé kể lại.
Đến sáng 21/10 thì cháu Nhung tử vong. Quá đau buồn, anh Tình đã ngất ngay tại sảnh Bệnh viện. “Khi tỉnh dậy, tôi vào phòng giám đốc hỏi cả viện bao nhiêu bác sĩ, sao ngày hôm qua không có ai trực. Ai đã vô trách nhiệm làm tôi mất con. Nhưng lãnh đạo Bệnh viện chỉ im lặng, không nói rõ nguyên nhân cháu tử vong”, anh Tình vừa nói vừa khóc.

Trao đổi với báo chí chiều 21/10, giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc Oai Đỗ Văn Vy cho biết, cháu Nhung bị đau đụng, nhập viện sáng 19/10. Một ngày sau cháu có biểu hiện nôn và sốt, các bác sĩ đã cho truyền dịch kết hợp tiêm kháng sinh, đồng thời siêu âm vì sợ rối loại tiêu hóa.
Chiều 20/10, bác sĩ cho cháu thuốc chống nôn và tiếp tục theo dõi. Khoảng 4h sáng 21/10, cháu sốt cao, co giật. Các y bác sĩ đã tiến hành các biện pháp cấp cứu nhưng cháu không qua khỏi. “Ban giám đốc mời gia đình vào thông báo sự việc rằng cháu bị quá nặng, Bệnh viện đã cấp cứu và định chuyển lên tuyến trên nhưng không kịp”, ông Vy cho hay.
Trước phản ánh của gia đình về việc không có bác sĩ trực và gia đình xin chuyển viện không được, ông Vy cho rằng, cần phải có sự đối chất giữa gia đình và kíp trực thì mới có kết luận chính xác. Theo quy định, một kíp trực luôn có bác sĩ và hai y tá. Ông khẳng định, khi nhận tin cháu bé trở nặng, ông đã có mặt trực tiếp để cấp cứu.
Giám đốc bệnh viện đa khoa Quốc Oai Đỗ Văn Vy. Ảnh: Minh Minh.
Theo ông Vy, cơ quan này đã đưa ra hai phương án giải quyết. Một là hỗ trợ gia đình lo hậu sự cho cháu. Hai là mời pháp y về mổ tử thi để làm rõ nguyên nhân cháu tử vong nếu gia đình yêu cầu.
Gia đình cháu đã đồng ý phương án thứ nhất. "Đây là vấn đề không may, chứ thực ra nếu mua tính mạng một con người thì không có giá nào", ông giám đốc nói và thông tin thêm, sáng 22/10 Bệnh viện sẽ tổ chức họp, yêu cầu kíp trực tường trình, ai sai sẽ có hình thức răn đe phù hợp với đạo đức nghề nghiệp,
"Chuyện sai là có, không tránh được. Là giám đốc tôi không từ chối điều gì, đúng hay sai đều có trách nhiệm của mình trong đấy", ông Vy nói thêm.
Báo cáo gửi UBND TP Hà Nội chiều 21/10, Sở Y tế Hà Nội cho hay, đã cử đoàn công tác xuống làm rõ sự việc. Trẻ được chẩn đoán viêm não, màng não, cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất dẫn đến tử vong. Phía gia đình không đồng ý mổ tử thi nên Sở đã yêu cầu Bệnh viện cho kíp trực viết bản tường trình. Sở cũng yêu cầu tổ chức họp hội đồng chuyên môn để xem xét quy trình, quy chế trong chẩn đoán, điều trị bệnh; xử lý nghiêm nếu có sai sót; đồng thời mời phía công an vào cuộc.
Cùng ngày, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cũng yêu cầu Sở Y tế Hà Nội xác minh thông tin và báo cáo về Cục trong ngày 24/10.

Phó chủ tịch TP HCM: 'Đừng đổ lỗi cho trời gây ngập nữa'

"Làm việc tắc trách như thế này là có lỗi với dân lắm các đồng chí ơi", Phó Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Hữu Tín nói khi truy vấn các sở, ngành nguyên nhân xuất hiện nhiều điểm tái ngập mà không đơn vị nào trả lời được.

Cuộc họp bàn về giải pháp chống ngập cấp bách trên địa bàn giữa Phó Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Hữu Tín với các sở, ngành và quận huyện chiều 21/10 "nóng" hẳn vì tình hình ngập nước nghiêm trọng trong những ngày giữa tháng 10. 
"Tình hình ngập của thành phố cả nước biết hết rồi, không phải thanh minh nữa.  Không phải ông trời mưa nhiều, không phải triều tăng cao mà cốt lõi là lỗi chủ quan nào của chúng ta trong thời gian qua khiến tình trạng ngập trầm trọng thêm? Đừng đổ tại trời, tại đất nữa!”, ông Tín nói ngay đầu cuộc họp.
Vị Phó chủ tịch thành phố tiếp tục đặt câu hỏi: "Từ đầu nhiệm kỳ, tính toán vùng trung tâm thành phố còn 58 điểm ngập. Năm 2013, sở ngành báo cáo đã xử lý được 47 điểm. Và chúng ta hứa với nhau đến cuối năm nay và năm sau nữa xóa ngập hoàn tất 11 điểm còn lại. Bây giờ qua đợt mưa vừa rồi thì có bao nhiêu điểm tái ngập, có phát sinh điểm mới nào không?". 
Trong số 47 điểm ngập ở khu trung tâm TP HCM đã được xóa đã có 14 điểm tái ngập. Ảnh: An Nhơn.
Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Lê Hoàng Minh cho biết hiện có 14 điểm tái ngập, song không nắm được bao nhiêu điểm ngập mới. Lập tức ông Tín yêu cầu ông Minh ngồi xuống và đề nghị Trung Tâm chống ngập trả lời. Phó giám đốc Trung tâm chống ngập thành phố Nguyễn Hoàng Anh Dũng nói: "Số điểm phát sinh mới là 2".
"Như vậy là 14 điểm tái ngập, 2 điểm ngập mới cộng với 11 điểm cũ chưa xóa xong nữa tổng cộng là 27 điểm", vị Phó Chủ tịch phụ trách khối giao thông đô thị nói và cho biết thêm rằng ông sẽ đi kiểm tra tính toán con số điểm ngập nói trên.
Theo Trung tâm chống ngập, do việc thi công chặn dòng kênh Tân Hóa - Lò Gốm gây 5 điểm ngập, còn 9 điểm ở quận Bình Thạnh do mưa quá lớn, vượt tần suất (hơn 100 mm). "Trước, chúng ta xử lý ngập ở khu vực này bằng biện pháp cấp bách, căn cứ vào lượng mưa trung bình để xử lý. Bây giờ mưa lớn quá nên bị ngập", ông Dũng nói.
Nghe cách giải thích của ông Dũng, ông Tín ngắt lời: "Vì sao không điện lên ông trời hỏi trước để tìm giải pháp mà để ổng mưa bất tử vậy rồi sao mà đỡ được? Hỏi ổng năm nay mưa kiểu gì để chuẩn bị. Nay mưa Bình Thạnh, mai mưa Gò Vấp... vấn đề là phải tìm ra nguyên nhân để xử lý chứ nói như thế thì vô phương rồi lại đổ thừa nhau?".
Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Nguyễn Hữu Tín chỉ đạo tại buổi làm việc.
Ông Dũng cho rằng nguyên nhân do trạm bơm Nhiêu Lộc - Thị Nghè chưa hoạt động vì chưa có điện. Lập tức, ông Tín quay sang truy Chủ tịch quận Bình Thạnh thì được trả lời rằng "do vướng một hộ dân chưa giải tỏa được nên chưa thể bàn giao mặt bằng cho điện lực".
"Không lẽ chỉ vì một hộ dân mà làm ngập bao nhiêu tuyến đường rồi ảnh hưởng đến hàng nghìn hộ khác hay sao?", ông Tín hỏi.
Chủ tịch quận Bình Thạnh cho biết trạm bơm Nhiêu Lộc - Thị Nghè chỉ có tác dụng khi mưa kết hợp với triều cường cùng lúc nhưng hôm mưa lớn (ngày 16/9), vũ lượng hơn 100 mm trong một tiếng, các tuyến đường ở quận Bình Thạnh đều ngập nhưng ở các kênh rất thấp, hệ thống cống không thoát kịp nước trên đường. 
"Như vậy nguyên nhân không phải do trạm bơm Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Ông Dũng nói tôi nghe xem, nguyên nhân là gì?", ông Tín tiếp tục truy Trung tâm chống ngập.
Không trả lời trực tiếp câu hỏi của lãnh đạo thành phố, ông Dũng cho rằng đường Phan Đình Phùng (quận Phú Nhuận), Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thạnh) cũng vừa mới xây hệ thống cống xong nhưng cũng bị ngập. Ông Tín truy: "Vậy nguyên nhân vì sao mà vừa đầu tư xong đã ngập?". Tuy nhiên, ông Dũng im lặng.
"Các đồng chí ơi, làm việc như thế này tắc trách lắm, có lỗi với dân lắm. Tiền của nhà nước bỏ ra mà giờ báo cáo mấy ông nói vậy, không ông nào nắm được nguyên nhân vì sao ngập thì làm sao mà tìm giải pháp?", ông Tín gay gắt.
Lúc này, lãnh đạo Trung tâm chống ngập tiếp tục cho biết nguyên nhân chính là do hầu hết các tuyến cống tại thành phố đều được thiết kế theo tiêu chuẩn của quy hoạch 752 năm 2001 (khi lượng mưa trên 75-85 mm sẽ không kịp thoát), không còn phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay.
Theo ông Tín, nếu đặt vấn đề hệ thống cống thoát nước thành phố đầu tư theo tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch 752 không còn phù hợp thì rất nguy hiểm. Đây là việc rất quan trọng bởi hàng trăm km cống đã xây dựng xong, không thể tháo lên hết để làm lại. Vì vậy cần phải có điều tra, thẩm định nghiêm túc không thể vội vàng kết luận như vậy.
Kết thúc cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Hữu Tín đề nghị Sở GTVT, Trung tâm chống ngập trong vòng 10 ngày tới phải báo cáo với UBND thành phố giải pháp chống ngập cấp bách đối với 14 điểm tái ngập, 2 điểm phát sinh mới và 11 điểm chưa giải quyết. Riêng Sở GTVT cần tổ chức hội thảo, lấy ý kiến các chuyên gia để tìm biện pháp chống ngập.
Ông Tín cũng cho biết, trước mắt thành phố sẽ làm 4 hồ điều tiết gồm hồ Khánh Hội (quận 4), Thủ Thiêm, hồ chứa nước kênh Ba Bò (Thủ Đức) và hồ ở Bình Chánh. Ngoài ra, vị Phó chủ tịch UBND thành phố yêu cầu các cơ quan chống ngập bổ sung thêm máy bơm túc trực tại các điểm ngập để tăng cường bơm thoát nước. Lộ trình đến năm 2015 phải xử lý dứt điểm 27 điểm ngập này.

Trung Sơn - vnexpress.
Biên soạn lại bởi VNTimes24h

Wednesday, October 15, 2014

Dịch sởi “tái xuất” tại nhiều địa phương

Sau một thời gian tạm yên ắng, dịch sởi lại đang có dấu hiệu trở lại, nhất là các địa bàn có tỷ lệ tiêm vét rất thấp. Đã ghi nhận những ca bệnh tại Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình và gần đây nhất là Nghệ An.

Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, theo báo cáo mà Cục nhận được từ Trung tâm y tế dự phòng Nghệ An, thì dịch sởi đang xảy ra tại  bản Piêng Cooc, xã Mai Sơn, huyện Tương Dương. Theo đó tại địa phương này đã ghi nhận 49 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi; chủ yếu 1-12 tuổi.

“Đây là bản của đồng bào dân tộc H’Mông và Thái, là khu vực này giáp với một bản của Lào đang có dịch sởi. Điều kiện giao thông đi lại ở đây rất khó khăn, tỷ lệ tiêm vắc xin sởi các năm trước đây thấp nên có nguy cơ bùng phát dịch sởi”, TS Phu nói.

Trước diễn biến dịch sởi tại đây, để kịp thời khống chế, không để lan rộng dịch, Cục Y tế dự phòng đã có văn bản gửi Giám đốc Sở Y tế Nghệ An đề nghị cần tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm để tiến hành cách ly, xử lý ổ dịch một cách triệt để; tập trung các nguồn lực tổ chức, khám, điều trị chăm sóc và cách ly các bệnh không để xảy ra các trường hợp tử vong cũng như lây chéo trong cơ sở y tế. Đồng thời, cử các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động xuống địa bàn để hỗ trợ địa phương cứu bệnh nhân.

Bên cạnh đó, Cục cũng yêu cầu địa phương tổ chức tiêm chủng vắc xin ngay đối với các huyện, xã thuộc vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng giáp biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nơi có nguy cơ xảy ra dịch.

Đáng nói, trước khi dịch sởi xảy ra tại nhiều địa phương, con số tỷ lệ trẻ được tiêm chủng vắc xin được báo cáo “rất đẹp”, đến 90% trẻ trong độ tuổi được tiêm chủng đúng lịch. Thế nhưng dịch vẫn xảy ra, và phần 10% xót lại thường rơi vào các xã vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc, điều kiện đi lại khó khăn.

“Như Nghệ An báo cáo tỷ lệ tiêm chủng của cả tỉnh đạt rất cao trên 96% nhưng có xã lại rất thấp. Và đây là lý do dù tỷ lệ tiêm chủng chung rất cao nhưng dịch sởi vẫn xảy ra tại các vùng “lõm tiêm”. Và đây là trách nhiệm của các địa phương, các địa phương cần tìm các phương án để tăng tỷ lệ tiêm chủng tại các xã vùng sâu, vùng xa này”, ông Phu nói.

Hiện nay, chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi – rubella cho 23 triệu trẻ em trong độ tuổi 1 – 14 tuổi cũng đang diễn ra trên toàn quốc. “Bộ Y tế yêu cầu tỷ lệ tiêm mũi sởi-rubella phải đạt 95-100%, không phải trên quy mô tỉnh mà xã. Nếu không cứ để một xã cao, xã bên cạnh thấp thì bệnh sẽ rất dễ lây lan. Các tỉnh phải thống kê từ xã, huyện, tỉnh; sau này điều tra địa phương không tiêm được 95% thì nơi đó phải chịu trách nhiệm. Bộ có kiểm tra giám sát, nhưng chính quyền địa phương vẫn là chính”, cục trưởng Phu nói.

GS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng rất lo ngại những khó khăn trong chiến dịch tại các vùng sâu, vùng xa này. Vì thế, để chuẩn bị tốt cho chiến dịch, tại các vùng khó khăn, Bộ Y tế đã có sự phối hợp với chính quyền, với bộ đội biên phòng, quyết tâm triển khai tiêm vắc xin tới những địa phương dù khó khăn nhất. Bộ Y tế cũng chỉ đạo các địa phương cần tổ chức tiêm vét hợp lý, hạn chế thấp nhất nguy cơ trẻ bị bỏ sót tiêm chủng sau hoãn tiêm.

Hồng Hải (Dân trí)
Biên soạn bởi VNTimes24h

Tuesday, October 14, 2014

Nghịch cảnh người lớn thất nghiệp và 1,75 triệu lao động trẻ em

Mới đây, báo cáo của bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết có tới 1,75 triệu lao động trẻ em đang phải làm việc để mưu sinh, nuôi sống những người khác. Đây là con số khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng.
Trên thực tế, lao động trẻ em đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Làm sao để ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động trẻ em, làm sao để trẻ em có được cuộc sống mà đáng ra các em phải được hưởng? Vì sao hàng triệu trẻ em phải còng lưng kiếm sống cho bản thân và ngược đời là lại kiếm sống nuôi cả những người đáng ra phải nuôi nấng và chăm lo cho các em. Dường như bài toán khó được đặt ra, còn câu trả lời vẫn là một dấu hỏi treo lơ lửng...
Thực tế nhức nhối lòng người
Theo ghi nhận của nhóm PV báo Đời Sống và Pháp Luật, hầu hết các tỉnh thành đều có tình trạng sử dụng lao động trẻ em. Một thực tế đáng báo động, tại nhiều vùng quê, ngoài việc không được đến trường, trẻ còn phải lao động hầu như cả ngày. Tại chợ nổi Cái Răng (TP. Cần Thơ), có hàng chục đứa trẻ phải theo cha mẹ buôn bán, bốc vác hàng hóa hay làm các công việc nặng nhọc khác. Giải thích cho những điều này, nhiều bậc cha mẹ cho biết vì hoàn cảnh nghèo nên không còn cách nào khác là phải cho con em lao động.
Nhiều trẻ em phải theo cha mẹ mưu sinh ngày đêm ở chợ nổi Cái Răng.
Như tin tức báo báo Đời Sống và Pháp Luật đã phản ánh trước đây, dư luận tại TP. HCM bức xúc bởi việc hai cơ sở may mặc trên đường Trần Tấn (phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú) do ông Nguyễn Văn Túy (36 tuổi, quê ở tỉnh Thái Bình) và ông Hoàng Văn Việt (52 tuổi, quê ở tỉnh Bắc Giang) làm chủ, hai cơ sở này bắt gần 20 trẻ (12 - 16 tuổi) phải lao động 12 - 14 giờ/ngày, không được đi ra ngoài chơi, không được nghỉ ngày lễ và không được sử dụng điện thoại. Số lao động này sau đó được nhà chức trách phát hiện, giải cứu và đưa các em về gia đình của mình. Từ vụ việc gây bức xúc đó, các cơ sở có sử dụng lao động trẻ em trở nên cảnh giác hơn, nên các cơ quan chức năng cũng rất khó phát hiện.
Với giá nhân công rẻ mạt, điều kiện lao động không đảm bảo, người lao động ngoài được hưởng tiền lương, thì không được hưởng bất kỳ một quyền lợi nào theo Luật Lao động. Chưa có con số thống kê cụ thể, nhưng thực tế có đến hàng trăm lao động chưa thành niên (từ 12 – 15 tuổi) đang bị vắt kiệt sức tại các cơ sở sản xuất tại TP. HCM. Hơn 22h trên các con đường Huỳnh Văn Nghệ (quận Tân Bình), đường Trần Tấn (quận Tân Phú)... hàng chục cơ sở may vẫn sáng đèn. Rất đông lao động trẻ em ngồi bên máy may miệt mài làm việc. Rất khó để tiếp cận được những cơ sở này nếu không phải là người quen. Theo phản ánh của một người dân cạnh một cơ sở may trên đường Trần Tấn, chủ các cơ sở này hầu như không cho ai tiếp cận, nếu không có lý do chính đáng.
Theo tìm hiểu, đa phần những lao động trẻ em bị bóc lột sức lao động tại các cơ sở ở TP. HCM đều là những em thuộc các vùng quê nghèo. Vì cuộc sống khó khăn, được nhiều cò lao động lôi kéo, hứa hẹn trả lương cao khi làm việc, nên gia đình các em đồng ý. Em T.N.L (14 tuổi, ngụ xã Hòa Tiến, huyện Krông Pách, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: “Em và nhiều người trong xã được một phụ nữ đưa xuống TP. HCM và được dẫn vào cơ sở may C.P (đường số 4, P. Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân) làm việc. Tụi em phải làm từ 6h sáng đến 19h hằng ngày và không được trả lương theo tháng. Chủ nói sẽ trả theo năm, nếu ai nghỉ ngang sẽ không được trả lương”.
Xử lý không triệt để sẽ gia tăng nạn bóc lột lao động trẻ em
Nếu như năm 2010, thống kê của cục Bảo vệ - chăm sóc trẻ em (bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cả nước có tới 28.910 trẻ em làm việc trong điều kiện độc hại, 21.230 trẻ em đường phố. Thì đến tháng 9/2014, số lao động trẻ em đã lên gần hai triệu người. Số lao động trẻ em đang tăng lên từng ngày và hình thức sử dụng lao động trẻ em cũng rất tinh vi để qua mặt các cơ quan chức năng. Tại TP. HCM, người dân có thể chứng kiến nhan nhản hình ảnh những đứa trẻ còn chỉ mới độ tuổi tiểu học đã phải bán vé số, kẹo bánh, hoa tươi, xin ăn... Thậm chí, những đứa trẻ trong độ tuổi từ 1-10 tuổi đã bị những tên “cai ăn mày” đánh đập, dọa nạt, bắt phải đi ăn xin rồi mang tiền về cống nạp cho chúng.
Ngoài việc trẻ em phải lao động cực nhọc, có sự quản lý và dọa nạt của người lớn, thì nhiều trẻ tại thành thị đang phải sống lang thang, tự kiếm tiền nuôi sống bản thân và nuôi sống người khác. Theo sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP. HCM, công tác thanh kiểm tra được các phòng liên quan của Sở phối hợp kiểm tra xử phạt nên tình trạng lao động trẻ em có phần giảm so với thời gian trước. Tuy nhiên, có nhiều cơ sở khi bị kiểm tra phát hiện lao động trẻ em lại chống chế rằng đó là người nhà, người đến học việc. Những trẻ em lang thang hoặc nhà nghèo bị cha mẹ đưa ra đường để mưu sinh thì rất khó xử lý. Chỉ dừng lại ở việc động viên, tuyên truyền cho các bậc cha mẹ hạn chế bắt trẻ phải lao động chứ không thể theo dõi thường xuyên được.
Hiện, Việt Nam chưa có khái niệm rõ ràng về lao động trẻ em và trẻ em làm việc. Theo quy định, nhóm trẻ em từ 5-11 tuổi thì thời gian làm việc khoảng 1 giờ/ngày được gọi là trẻ em làm việc chứ không phải là lao động trẻ em. Tương tự với nhóm tuổi 12-14 thì thời gian làm việc phải dưới 4 giờ/ngày, độ tuổi 15-17 không được làm việc quá 7 giờ/ngày được gọi là trẻ em làm việc. Nếu trẻ em làm quá số giờ trên hoặc làm các công việc nguy hiểm, độc hại, công việc cấm trẻ em tham gia thì sẽ trở thành lao động trẻ em. Chính sự nhập nhằng trong việc phân biệt này nên nhiều vụ việc sau khi bị phát hiện đã không thể xử lý một cách triệt để.
Ví dụ đường dây chăn dắt ăn xin của vợ chồng Nguyễn Trọng Quế (SN 1964, quê tại thôn 6, Quảng Lộc, Quảng Xương, Thanh Hóa) cùng vợ là Nguyễn Thị Hồng (SN 1966, cùng quê như trên, tạm trú quận 12, TP.HCM) đã từng được báo ĐS&PL phanh phui và báo với chính quyền địa phương nơi họ tạm trú để xử lý. Tuy nhiên, sau khi bị xử phạt, vợ chồng Hồng – Quế lại chuyển chỗ trọ của những người trong đường dây này và hoạt động một cách tinh vi hơn. Gần đây, PV lại được bạn đọc phản ánh đường dây ăn xin sử dụng trẻ em này tái hoạt động tại quận 12.
Việc xử phạt hành chính hay yêu cầu cặp vợ chồng này về quê lại không mang lại hiệu quả. Những đứa trẻ trong đường dây này lại phải nai lưng kiếm tiền cho chúng. Xử phạt không nghiêm, lại ít có kiểm tra sau khi xử phạt, nên tình trạng các cơ sở lao động trẻ em, các đường dây chăn dắt trẻ em ăn xin vẫn ngang nhiên, tìm chỗ mới tiếp tục hoạt động. Nhiều chủ cơ sở sử dụng lao động trẻ em tiết lộ rằng, trẻ em có thể tăng năng suất và làm việc hiệu quả, tạo ra nhiều sản phẩm hơn người trong độ tuổi lao động, nhưng các chủ cơ sở chỉ phải trả tiền lương ít hơn. Chính sự mất cân bằng đó, đang khiến “thị trường lao động” là trẻ em hấp dẫn hơn với các chủ cơ sở sản xuất, đặc biệt là trong ngành may mặc.
Bà Nguyễn Lý Ngọc Thu, Phó Chánh Thanh tra sở Lao động –Thương binh và Xã hội TP. HCM cho biết: “Trẻ em thường ít kháng cự và hầu như không có yêu sách cụ thể nên dễ sai khiến, ép buộc, bắt nạt. Chúng tôi kiểm tra và xử lý nhiều cơ sở có sử dụng lao động trẻ em, nhưng các chủ cơ sở chống chế rằng đó là người nhà, anh em họ hàng của họ. Bắt trẻ em phải làm việc mưu sinh là điều đáng lên án. Để hạn chế được tình trạng bắt trẻ em phải làm việc nhiều giờ trong ngày, ngoài việc kiểm tra của các cơ quan Nhà nước, thì những người dân sống gần các cơ sở nghi có sử dụng lao động trẻ em cần mạnh dạn trình báo với chính quyền địa phương để phối hợp xử phạt.
Những con số biết nói
Theo báo cáo của bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về thực trạng lao động trẻ em từ kết quả cuộc điều tra quốc gia được thực hiện từ năm 2012, Việt Nam có 1,75 triệu trẻ em thuộc nhóm lao động trẻ em, chiếm 9,6% số trẻ em trên cả nước. Trong số đó, 55% số lao động trẻ em không được đi học, tỉ lệ các em phải làm việc bình quân trên 42 giờ/tuần (6 tiếng/ngày) chiếm tới hơn 32% số lao động trẻ em với tỉ lệ trên 96% không được đến trường. Trẻ em cũng có độ tuổi bắt đầu làm việc khá sớm, phổ biến từ 12 tuổi trở lên.
Mới đây, bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố tỷ lệ thất nghiệp quý II năm 2014 ở Việt Nam hiện nay chỉ có 1,84%. ở các nước phát triển tỷ lệ thất nghiệp 7-8%. Dó đó tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam khiến nhiều chuyên gia cho rằng quá phi lý, phản ánh thiếu chính xác và không thực tế. Bản tin cập nhật thị trường lao động số 2, quý II do bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức ngày 1/7 cả nước có hơn 1,045 triệu người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, đặc biệt, trong đó có tới 162.400 người có trình độ đại học trở lên.
Một số vụ việc liên quan đến sử dụng lao động trẻ em, trẻ em bị bóc lột sức lao động được các cơ quan chức năng phát hiện gần đây khiến dư luận rấc bức xúc như vụ giải cứu 21 lao động trẻ em từ 12 – 16 tuổi đến từ các tỉnh Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Giang... làm việc tại hai xưởng may (quận Tân Phú, TP. HCM). Gần đây, hai lao động trẻ em ở Thanh Hóa bị bóc lột sức lao động tại bãi vàng Phước Sơn (Quảng Nam). Đầu năm nay tỉnh Đắk Lắk cũng phát hiện 85 trẻ em (từ 9-17 tuổi) tại các huyện Lăk, Krông Bông, Krông Păk. Với thủ đoạn tinh vi “cò” lao động về tận quê, các vùng sâu vùng xa rao tìm lao động lương cao để dụ dỗ trẻ em đưa vào TP.Hồ Chí Minh để làm việc tại các xưởng may hoặc cơ sở kinh doanh.
PV

Friday, October 3, 2014

Đã nhận dạng được 2 mẹ con người Việt tử nạn trên chuyến bay MH17

Hà Lan thông báo đã nhận dạng được 2 công dân Việt Nam là nạn nhân trên chuyến bay MH17. Đó là chị Nguyễn Ngọc Minh và cháu Đặng Minh Châu.
 
Chị Nguyễn Ngọc Minh và 2 con (Đặng Minh Châu, Đặng Quốc Huy) là những người Việt Nam có mặt trên chuyến bay MH17 - Ảnh: VNE 
Tại cuộc họp báo chiều 2-10, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết theo thông tin Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, phía Hà Lan thông báo đã nhận dạng được 2 công dân Việt Nam là nạn nhân trên chuyến bay MH17. Đó là chị Nguyễn Ngọc Minh và cháu Đặng Minh Châu. 
Bộ Ngoại giao đã thông báo thân nhân gia đình tại Việt Nam được biết và đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Hà Lan cũng như Malaysia để làm các thủ tục giải quyết hậu sự cho người bị nạn, đồng thời tiếp tục thúc giục các cơ quan chức năng tại Hà Lan tiếp tục công tác nhận dạng thi hài bé Đặng Quốc Huy.
Trước đó, trên chuyến bay MH17 của hãng Hàng không Malaysia bị bắn rơi tại Ukraine ngày 17-7 khiến 298 nạn nhân tử nạn có 3 công dân Việt Nam. 3 công dân này đồng thời có quốc tịch Hà Lan.
Ba nạn nhân người Việt gồm chị Nguyễn Ngọc Minh, sinh năm 1977 và 2 con Đặng Minh Châu, sinh năm 1997 và Đặng Quốc Huy sinh năm 2001.
Được biết, chị Nguyễn Ngọc Minh và 2 con sống ở Delft, một thị trấn nhỏ cách thủ đô Amsterdam của Hà Lan khoảng 60 km. Tháng 8-2013, chồng chị là anh Đặng Quốc Thắng đã qua đời trong một tai nạn tàu. Chị Minh sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Chị có một người em trai đang sống với bố mẹ ở Hà Nội.
Gia đình chị Nguyễn Ngọc Minh vừa đến dự đám cưới bạn ở Anh ngày 13-7. Theo kế hoạch, ba mẹ con sẽ quá cảnh tại Kuala Lumpur (Malaysia), trước khi về Hà Nội.

D.Ngọc - NLĐ

Vết nứt ba phần vạn, có đáng để phải nặng lời

Khắc phục những vết nứt, sụt lún trên mặt đường không khó, khó nhất là các vết nứt chìm, tiềm ẩn trong tư duy mỗi con người chúng ta. Có thời câu chuyện ở chùa Bồ Đề xuất hiện chi chít mặt báo, những bài nêu ý kiến một cách khách quan như bài: “Chùa Bồ Đề, vì 'đời' mà tội tình cho 'đạo' “ của tác giả Mi An (Đất Việt ngày 5/8/2014) là hơi hiếm. 

Chuyện lún nứt trên đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai gần đây cũng được truyền thông và dư luận quan tâm nhiều, song quy mô có lẽ chưa bằng vụ Bồ Đề. Thế cũng phải, khen chê là quyền của người dân, của báo chí nhưng dù sao cũng nên công bằng, chừng mực và có lẽ hầu hết các tờ báo uy tín đều đã xử sự một cách thận trọng khi đưa tin về sự kiện này.
Trước nay, vẫn có hai thái cực khen chê, khen đường lối chủ trương, chê cấp thực hiện. Câu thường được nhắc là: “chủ trương của Đảng và Nhà nước là rất sáng suốt nhưng các đơn vị thực hiện vẫn chưa bám sát, chưa vận dụng, chưa quán triệt tinh thần …”.
Có đi trên con đường mới thấy một sự đồng bộ hiếm hoi giữa chủ trương của Đảng, Nhà nước và quyết tâm thực hiện của ngành Giao thông, của chính quyền địa phương và của người dân nơi tuyến đường đi qua.
Hiện trường xử lý sụt lún tại Km 83 cao tốc Hà Nội-Lào Cai ngày 28/9/2014 (ảnh Sông Hồng) 
Ngay tại thủ đô Hà Nội, cầu Nhật Tân được xác định là một biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nhật, thế nhưng vì chậm tiến độ mà phía bạn (nhà thầu Tokyu ) đã yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải đền bù tới 200 tỷ đồng. Dự án dự kiến hoàn thành vào tháng 2/2012 nhưng đến nay vẫn chưa thể thông xe. Cũng tại Hà Nội, đường sắt trên cao tuyến Cát Linh – Hà Đông dự kiến cuối năm 2014 sẽ chạy thử và giữa năm 2015 đưa vào vận hành, thực tế đến nay các cọc móng vẫn chưa đóng xong. Đấy là chưa nói tới việc chỉ có 13,05 km mà vốn đầu tư đã phải điều chỉnh từ 552,86 triệu USD lên gần 892 triệu USD.
Trong khi đó những con số đã thực hiện trên tuyến cao tốc Hà Nội-Lào Cai nói lên điều gì:
Là tuyến cao tốc dài nhất nước, chạy liên tục 245km qua 5 tỉnh Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai;
Dự án có số hộ dân phải di dời nhiều nhất, cụ thể là hơn 25.000 hộ dân. Dự án phải xây dựng tới 99 khu tái định cư, áp dụng chương trình phục hồi thu nhập cho gần 17 nghìn hộ;
Khối lượng công việc phải thực hiện là đồ sộ nhất, trên toàn tuyến đã xây 120 cầu lớn nhỏ, một hầm xuyên núi, một hầm chui, đào đắp hơn 100 triệu m3 đất đá…
Khi đường 5 (mới) hoàn thành, tuyến đường này sẽ góp phần kết nối Hải Phòng với tuyến cao tốc quốc tế AH14 dài 2.077 km từ Hải Phòng đến Mandalay (Myanmar) và đương nhiên Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, Vĩnh Phúc cũng sẽ có được sự kết nối tương tự.
Một vùng núi với tới 300 triệu dân phía nam Trung Quốc là thị trường tiêu thụ nông sản lý tưởng cho nền nông nghiệp Việt Nam, một con đường không chỉ là giao thông mà còn là du lịch, dịch vụ, còn là xóa đói giảm nghèo…
Hơn chục năm trước, thức trắng một đêm trên tàu hỏa đi từ Hà Nội lên Lào Cai, ngoài ánh đèn leo lét trên tàu, xung quanh chỉ là đêm tối, câu thơ Tố Hữu “rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt” là tận đâu đó chứ không phải sát ngay bên đường tàu.
Đang mong bố trí một chuyến “đi thử” trên con đường mới, nếm trải cảm giác trước mặt là những đoạn đường thẳng tắp kéo dài nhiều cây số như tận bên “tây” thì nhận được lời mời tham gia chuyến du ngoạn “miễn phí” lên xứ sương mù Sa Pa.
Với cánh nhà báo trẻ, những chuyến đi như cơm bữa thế này chắc chẳng có gì đặc biệt, thế mà nhà báo Ngọc Tước (GDVN) vẫn không hết ngạc nhiên, vẫn phải thốt lên: “giá như nước mình có thêm nhiều con đường như thế”.
Nói gì thì nói, chỉ với hơn ba tiếng đã có thể rời xa Hà Nội vào thăm chợ Cốc Lếu hay xả mệt bên chảo thắng cố ở phố Nguyễn Huệ, gần ga xe lửa Lào Cai thì quả thật là điều chưa từng có.
Có trực tiếp nhìn mới thấy, mặc dù đã được Thủ tướng cắt băng khánh thành, nhưng thực tế công việc xây dựng tuyến đường vẫn chưa hoàn toàn kết thúc, vẫn còn nhiều việc phải tiếp tục, phải sửa chữa. Chẳng hạn, các điểm cung cấp nhiên liệu chưa hoạt động, các điểm dừng cho hành khách nghỉ ngơi cũng đều đang trong giai đoạn xây dựng, hoàn thành. Đi vào địa bàn Yên Bái vẫn thấy xe đạp, xe máy chạy trên làn đường khẩn cấp, vẫn thấy thú vật (chủ yếu là chó nuôi) chạy ngang qua đường…
Nội Bài - Lào Cai là tuyến cao tốc có tai nạn giao thông và lún nứt xảy ra nhanh nhất sau khi đưa vào vận hành. Điều này là một thực tế, trao đổi với các cán bộ kỹ thuật và công nhân đang tu bổ được biết kế hoạch là sẽ xúc hết phần lún và gia cố mới các điểm đang theo dõi lún.
Theo suy nghĩ của người ngoài ngành không am hiểu kỹ thuật, dù có gia cố đầm lèn thật kỹ nhưng mái dốc triền đá yên ngựa có độ nghiêng khoảng 30 độ phía dưới tầng đất yếu vẫn là một nguy cơ gây trượt toàn bộ phần trên.
Liệu đóng cọc bê tông xuyên đến tận mái đá nghiêng như khi thi công mố cầu rồi gia cố phía trên nhữ dầm cầu thì có giải quyết được tận gốc vấn đề? Hy vọng các chuyên gia có kinh nghiệm sẽ sớm tìm ra câu trả lời xác đáng.
Với chiều dài khoảng 70 mét đường lún nứt trên chiều dài toàn tuyến là 245000 mét, tỷ lệ hư hỏng là khoảng 3 phần vạn (0.028%) điều này không có gì là lạ nếu so với các hãng ô tô nổi tiếng thế giới như Honda, Mazda và Nissan vừa qua phải đồng loạt thu hồi tổng cộng gần 3 triệu xe bị lỗi túi khí có thể dẫn đến nguy cơ phát hỏa, đe dọa trực tiếp tính mạng người sử dụng.
Nhà ở học sinh bán trú xã Tả van, huyện Sapa (ảnh Xuân Dương) 
Nếu cho rằng tỷ lệ hư hỏng 0.028% là cao và muốn rút xuống còn 1 phần triệu như tỷ lệ khai báo tài sản không trung thực của công chức vừa qua thì đó là đòi hỏi phi thực tế.
Người viết cho rằng, nếu có thêm mười con đường cao tốc như vậy và có mười vị trí lún sụt như vậy vẫn là điều đáng mừng, đáng biểu dương ngành Giao thông và chính quyền, nhân dân địa phương, nơi những con đường chạy qua.
Khắc phục những vết nứt, sụt lún trên mặt đường không khó, khó nhất là các vết nứt chìm, tiềm ẩn trong tư duy mỗi con người chúng ta, những vết nứt ấy đang trở thành nguy cơ làm người dân xa cách lãnh đạo, nó khiến cho người dân không tiếp xúc được với tư tưởng “của dân, do dân, vì dân”.
Vết nứt nguy hiểm nhất hiện đã trở thành hố sâu ngăn cách hai lớp người giàu và nghèo trong xã hội Việt Nam. Ruộng bậc thang Sa Pa mùa này vàng rực dưới nắng khiến du khách thực sự nao lòng. Cái đẹp của ruộng lúa Sa Pa không giấu được hình ảnh người Mông đập từng bó lúa như hàng nghìn năm qua tổ tiên họ vẫn làm, không khiến du khách thảnh thơi khi những đứa bé sáu bảy tuổi bỏ học đi theo cả nửa cây số chỉ với mỗi câu: “chú mua (dải thổ cẩm) cho cháu đi”.
Nếu con đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai có làm vội một chút, có đưa vào sử dụng sớm một chút chỉ với mong muốn các cháu bé người Mông, người Dao, người Giáy… được cắp sách đến trường, người dân trên dãy Hoàng Liên được nhìn thấy “cái đèn treo ngược” thì điều đó thật đáng trân trọng chứ không nên nặng lời trách móc.
Nói vậy không có nghĩa là bao biện cho các sai sót kỹ thuật, làm đi làm lại là tốn kém, là mất thời gian và uy tín. Mong sao Bộ Giao thông Vận tải, Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam sẽ có thêm kinh nghiệm xử lý sự cố kỹ thuật trên các con đường cao tốc tương lai. Lại càng mong Nhà nước, Chính phủ mạnh dạn hơn nữa, chú ý hơn nữa đến việc xây dựng hạ tầng cơ sở, xem đó là bước đi chiến lược để phát triển đất nước, củng cố quốc phòng, an ninh./.
Nguồn: Báo giáo dục
Biên soạn lại bởi VNTimes24h.

Monday, September 29, 2014

Muốn có sổ đỏ, dân phải nộp 8 triệu đồng phí 'bôi trơn'

Trước phản ánh của đại biểu, người dân ở chung cư Hà Nội muốn có sổ đỏ phải nộp 8 triệu đồng phí "bôi trơn", Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang thừa nhận có nhũng nhiễu trong việc này, nhưng vấn đề đã được cải thiện.

Sáng nay, tại Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang trả lời chất vấn liên quan đến quản lý số đỏ, đất đai và khoáng sản của 17 đại biểu với 35 câu hỏi.


Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang tại buổi chất vấn sáng 29/9. Ảnh chụp màn hình


Ngoài hiện tượng "cấp sổ đỏ cho người chết", đại biểu Nguyễn Sĩ Cương, Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật còn chỉ ra những biểu hiện tiêu cực, nhũng nhiễu trong việc cấp sổ đỏ thời gian qua ở Hà Nội, nhất là dự án chung cư nhưng Hà Nội và Bộ Tài Nguyên cho biết chưa có báo cáo về việc này.

Theo đại biểu Cương, nhiều dự án đã hoàn thành và bàn giao cho người dân sử dụng nhiều năm nhưng không nói gì đến sổ đỏ.

"Do không làm riêng lẻ từng trường hợp với các dự án chung cư, việc cấp sổ đỏ của từng tòa nhà thường thông qua chủ đầu tư. Tại các cuộc họp, người dân cho biết họ được gợi ý nộp 8 triệu đồng để làm phí bôi trơn khi cấp sổ đỏ. Nhiều người xót xa không nộp và vẫn tiếp tục chờ nhưng không biết chờ đến bao giờ. Còn người có phí bôi trơn sẽ được cấp sổ đỏ. Người dân bức xúc lên Sở Tài nguyên để hỏi nhưng không nhận được bất kỳ thông tin gì", ông Cương nói.

"Người dân nghi ngờ có đường dây chạy sổ đỏ, có biểu hiện tiêu cực giữa chủ đầu tư và cơ quan chức năng? Bộ Tài nguyên có biết việc này không?", đại biểu Cương đặt câu hỏi.

Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho biết, Hà Nội đã hoàn thành hơn 80% việc cấp sổ đỏ cho dân nhưng việc này còn diễn ra chậm chễ, kéo dài trong đó có nguyên nhân nhũng nhiễu. Để xảy ra tình trạng này có trách nhiệm của các văn phòng đăng ký đất đai ở các địa phương.

Ông Quang cho hay, sau khi biết ở Hà Nội có hiện trượng trên, Bộ đã cử đoàn thanh kiểm tra thủ tục cấp sổ đỏ cho người dân và tình hình đã được cải thiện hơn rất nhiều. "Tuy nhiên để ngăn chặn tiêu cực vẫn cần tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thủ tục cấp sổ đỏ cho người dân", ông Quang nói.

Đại biểu Bùi Thị An đặt vấn đề muốn Bộ trưởng Tài nguyên thông tin thêm vụ việc trên để đại biểu báo cáo với cử tri, vị Bộ trưởng cho biết sẽ trả lời bằng văn bản về vấn đề này.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đề nghị Bộ trưởng Quang cần quan tâm hơn tới việc cấp sổ đỏ, nhất là ở các chung cư tại các thành phố lớn.

Về khai thác tài nguyên khoáng sản, theo nhiều đại biểu việc cấp phép đang tràn lan nhưng các hình thức xử lý còn nhẹ, chưa có chế tài để chấm dứt tình trạng này. Theo Ủy biên thường trực ủy ban tư pháp Đỗ Văn Đương, đó là hành vi rút ruột quốc gia , hủy hoại nghiêm trọng đến môi trường.

"Có sự tiếp tay thông đồng của các bộ có thẩm quyền cấp phép cho đối tượng khai thác trái phép hay không? Không dễ gì mà một tàu khai thác thu được 50-60 triệu đồng mỗi ngày lấy được giấy phép đó", ông Đương băn khoăn.

Cho rằng ăn hết tài sản quốc gia như vậy thì phải kỷ luật, truy cứu về tham ô tài sản, chứ xử lý hành chính thì quá nhẹ, đại biểu Đương đề nghị nâng mức phạt lên chung thân hoặc tử hình với hành vi cấp giấy khai thác khoảng sản trái phép.

Bộ trưởng Quang thừa nhận việc xử lý vi phạm trong khai thác khoáng sản quá nhẹ, nhưng là làm theo quy định của pháp luật. Người đứng đầu Bộ Tài nguyên cũng đồng tình là cần có quy định nặng hơn, thậm chí là thu hồi tiền và truy cứu trách nhiệm hình sự.


Báo cáo trước Thường vụ Quốc hội và các đoàn đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho biết tình hình khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường đã giảm dần qua các năm. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân tình trạng khiếu nại tố cáo của người dân vẫn diễn ra gay gắt và phức tạp. Một số đối tượng còn kích động lôi kéo người đi khiếu nại, gây rối, tập trung đông người ở trụ sở cơ quan Trung ương

Về tình hình cấp sổ đỏ, đến 31/12/2013, cả nước đã có 41,6 triệu sổ với tổng diện tích 22,9 triệu ha, đạt 94,8% diện tích các loại đất đang sử dụng phải cấp.


Hương Thu

Top 10 ngành dễ kiếm việc nhất 2014

Theo thống kê của timviecnhanh.com 5 tháng đầu năm 2014, "Cơ hội tìm việc đang rất rộng mở với một số ngành không cần bằng cấp cao"

Bán hàng: Cơ hội rộng mở cho người tìm việc
Bán hàng là công việc có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất với 13.068 tin trong 5 tháng đầu năm 2014 và 20.512 tin tuyển dụng trong năm 2013. Hầu như doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực đều đặc biệt khát nhân viên bán hàng, vì đây là bộ phận chính yếu mang lại lợi nhuận cho công ty, tuy yêu cầu tuyển dụng đơn giản nhưng để đáp ứng được doanh thu cho đơn vị không hề dễ.
Hầu như doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực đều đặc biệt khát nhân viên bán hàng, vì đây là bộ phận chính yếu mang lại lợi nhuận cho công ty. Ảnh minh hoạ
Thế nhưng cũng giống như tư vấn bảo hiểm, vị trí bán hàng cũng được coi là không ổn định và không được người lao động “ưu ái” dù tỷ lệ thất nghiệp đang khá cao. Trong phỏng vấn với báo Doanh nhân Sài Gòn, bà Đào Chân Phương - Tổng giám đốc Viện Nhân lực Ngân hàng Tài chính (BTCI) - cũng chia sẻ nỗi chật vật của các ngân hàng về mảng nhân sự này. "Ngay những vị trí yêu cầu thấp như sales cũng không dễ tuyển. Lấy ví dụ không xa, ngay 3 ngân hàng thuộc top 5 có hợp tác với BTCI để tuyển dụng cũng chưa tìm được đủ người. Có những ngân hàng còn hạ tiêu chuẩn, chỉ cần "tốt nghiệp cao đẳng, có hiểu biết về tài chính ngân hàng là một lợi thế" mà vẫn không tuyển nổi", bà cho biết.

Tư vấn bảo hiểm: Trên 10.000 việc đang chờ người
Có tới 11.836 lượt đăng tuyển mảng tư vấn bảo hiểm, chiếm 10.3% tổng số tin tuyển dụng. Trong khi đó chỉ có 325 hồ sơ ứng tuyển trong ngành này, đứng thứ 46/56 về số lượng hồ sơ tại Timviecnhanh. Sự lệch pha này có thể do e ngại của người lao động về sự ổn định về công việc và thu nhập.
Lê Hương Mai (SN 1991) cho biết đã tốt nghiệp ĐH gần 1 năm, nhưng vẫn chưa tìm được công việc ưng ý. Mai định hướng vào công việc hành chính – văn phòng, nhưng những lời mời tuyển dụng chủ yếu là vị trí tư vấn bảo hiểm. “Mình từ chối hết, vì tư vấn bảo hiểm thì ai chẳng được nhận, nhưng hầu như ít có lương cứng mà bán bao nhiêu được bấy nhiêu. Công việc và thu nhập không ổn định, nếu nói với gia đình ở quê là con đi bán bảo hiểm thì chắc gia đình sẽ không chấp nhận...” – Mai chia sẻ.
Mảng báo chí/Biên tập viên: Khát nhân sự
Công việc mảng báo chí/biên tập viên rất đa dạng và thu hút, gồm biên tập sản phẩm truyền hình, biên tập tạp chí, website, cộng tác viên dịch và viết bài hay thậm chí kinh doanh quảng cáo… với mức lương không quá cao, phổ biến từ 5-8 triệu. Lượng tin tuyển dụng tới 6129 đưa mảng báo chí/biên tập viên lên vị trí thứ 3 về lượng tin tuyển dụng, nhưng ngành này đặc biệt “khát” nhân sự với chỉ 407 hồ sơ, xếp thứ 44 trên 56 ngành về lượng hồ sơ ứng tuyển.

Nhu cầu tìm việc của sinh viên mới ra trường rất lớn. Ảnh minh hoạ
“Phá băng”, bất động sản vào top 4
Cũng không xuất hiện trong Top 10 năm 2013, việc ngành bất động sản trên đà “phá băng” trong những tháng đầu năm 2014 khiến nhu cầu nhân lực ngành này tăng cao với vị trí thứ 4. Công việc ngành BĐS hầu hết là vị trí kinh doanh, marketing online và tư vấn BĐS. nhưng có mức lương khá cao, trung bình từ 8-15 triệu kèm hoa hồng hấp dẫn. Mặc dù vậy, 5 tháng đầu năm 2014 chỉ có 803 hồ sơ ứng tuyển so với 4825 lượt đăng tuyển ngành BĐS. Có rất nhiều cơ hội ngành này nếu bạn là người năng động, tự tin và ưa thử thách.
Biên dịch/Phiên dịch, cầu tăng đột biến
Đứng thứ 5 là các công việc biên dịch/phiên dịch, trong khi năm 2013 ngành này chưa hề vào top tuyển dụng. Cơ hội nghề nghiệp đa dạng, mức lương có thể tới trên 30 triệu với các ngôn ngữ chính Anh, Nhật, Hoa, Đức… nhưng số lượng hồ sơ ứng tuyển biên/phiên dịch 5 tháng đầu năm 2014 chỉ là 716 so với 4602 tin tuyển dụng. Với việc Việt Nam chuẩn bị tham gia TPP, dự đoán nhu cầu nhân sự có ngoại ngữ sẽ còn tăng mạnh.
Bưu chính viễn thông “nóng” 
Ngành Bưu chính viễn thông với các công việc đa dạng từ đánh máy văn bản tại nhà đến kỹ sư, trưởng phòng hệ thống mạng, hạ tầng viễn thông… đứng ở vị trí thứ 6, nguồn cung nhân sự chỉ đáp ứng được 26.32%. Mức lương trải rộng từ 3-4 triệu tới trên 30 triệu, từ nhiều doanh nghiệp nổi tiếng như Vietel, FPT… hay các doanh nghiệp tại nước ngoài.
Cơ khí/Kĩ thuật ứng dụng tăng nhẹ cầu, giảm mạnh cung
Cơ khí/ kỹ thuật ứng dụng đã thăng hạng từ thứ 9 năm 2013 lên thứ 7 về số tin tuyển dụng. Nếu năm 2013 có đến 6.008 hồ sơ ứng tuyển trên 5.543 tin đăng tuyển, thì 5 tháng đầu năm 2014 mới chỉ có 2.530 hồ sơ trên 4.145 tin tuyển dụng. Phải nhấn mạnh rằng đây là ngành nghề kĩ thuật nhưng không yêu cầu đào tạo chuyên sâu, chủ yếu chỉ yêu cầu trình độ trung cấp. Có rất nhiều vị trí dành cho công nhân kỹ thuật như thợ điều hòa, thợ điện nước, thi công, nhân viên bảo trì tòa nhà, điện công nghiệp… với mức lương phổ biến từ 5-8 triệu.
Công nghệ thông tin sắp bão hòa nhân lực
Dù không còn là một ngành quá hot như vài năm trước nhưng CNTT vẫn đang thuộc hàng top với 3.5% số tin tuyển dụng đầu năm 2014, so với 4.1% của năm 2013 thì CNTT đã sụt từ thứ 5 xuống vị trí thứ 8. Tỉ lệ cung/cầu đang ở mức 69.6%. Riêng mobile app developer vẫn đang ngày càng được săn đón nhờ sự phát triển các dòng sản phẩm smartphone của hầu hết các hãng điện thoại. Không chỉ các doanh nghiệp chuyên về công nghệ, mà hầu như mọi lĩnh vực đều cần đến nhân sự CNTT với cơ hội ngành nghề rất đa dạng.
Dầu khí/ Địa chất: thiếu 90% nhân lực
Gần tương đương với Dệt may về số tin tuyển dụng là ngành Dầu khí/ Địa chất với vị trí thứ 9. Ngành này thậm chí “khát” nhân sự hơn nhiều với chỉ 330 hồ sơ trong 5 tháng đầu năm 2014, đáp ứng dược 10.06% nhu cầu nhân lực. Các công việc trong ngành
Dầu khí/ Địa chất gồm thợ khoan, trắc địa, kỹ sư, giám sát… với mức lương phổ biến từ 5-8 triệu cho trình độ Trung cấp, Cao đẳng và từ 8-15 triệu cho trình độ Đại học, thậm chí nhiều cơ hội tuyển dụng không yêu cầu kinh nghiệm hoặc bằng cấp với mức lương từ 3-4 triệu tới 8 triệu.
Dệt may: Tuyển nhiều, ứng viên ít
Chỉ trong 5 tháng, đã có 3.276 tin tuyển dụng ngành dệt may, chiếm 2.8% trong tổng số 115.256 tin đăng tuyển. Trong khi đó, chỉ có 680 hồ sơ ứng tuyển, đứng thứ 37/56 ngành về số lượng hồ sơ. Các cơ hội công việc trong ngành này khá đa dạng, từ công nhân may, rập đến thiết kế quy trình công nghệ, quản đốc, thiết kế thời trang và chuyên viên kế hoạch.
Theo dự báo của ManpowerGroup (Tập đoàn Đào tạo và cung cấp lực lượng lao động), trong khoảng 2 hoặc 3 năm tới, đầu tư của các doanh nghiệp FDI sản xuất sẽ chuyển đổi từ Trung Quốc sang VN, khiến nhu cầu tuyển dụng tăng mạnh đối với tất cả các nhóm kỹ năng lao động tại các nhà máy sản xuất, từ công nhân có tay nghề thấp tới quản lý cấp trung. “Điều này có nghĩa là nhu cầu tuyển dụng lao động lành nghề, bao gồm kỹ thuật viên và kỹ sư, trong khu vực FDI sẽ tăng đều trong những năm tới”, Giám đốc điều hành ManpowerGroup tại Thái Lan, Việt Nam và Trung Đông, Simon Matthews, nhận xét.

Sunday, September 28, 2014

Đi đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đắt hay rẻ

Khoản phí hơn 1,2 triệu đồng mà một xe tải trên 18 tấn phải trả khi lưu thông toàn tuyến được xem là chưa từng có.

Với chiều dài toàn tuyến 245 km, tổng mức đầu tư cho dự án đường cao tốc nối thủ đô Hà Nội với Lào Cai vừa được đưa vào khai thác cuối tuần trước là 1,45 tỷ USD. 40% chiều dài tuyến đường có 2 làn xe, phần còn lại quy mô 4 làn, nhưng suất đầu tư trên mỗi km khoảng 6 triệu USD khiến bản thân chủ đầu tư là Tổng công ty Phát triển đường cao tốc (VEC) bất ngờ vì "rẻ".

Điều này dễ thấy khi đem so sánh suất đầu tư của dự án với những công trình tương tự, thực hiện thời gian gần đây. Chẳng hạn tuyến Cầu Giẽ - Ninh Bình dài 50km, quy mô 4-6 làn xe được đầu tư gần 9.000 tỷ đồng, tương đương 8 triệu USD cho mỗi km.

Tương phản càng thấy rõ khi so sánh với các dự án ở phía Nam, như đườngcao tốc TP HCM – Long Thành - Dầu Giây (hiện khai thác 20 km trên tổng chiều dài 55 km) có quy mô vốn 10.000 tỷ đồng cho 4 làn xe trong giai đoạn I. Để hoàn tất với 8 làn xe, vốn ước tính là 18.800 tỷ đồng, tương đương 18 triệu USD cho mỗi cây số. Tương tự ở đường cao tốc TP. HCM - Trung Lương, kinh phí để hoàn thành 62km tại thời điểm năm 2011, trong đó có 40km chính tuyến đã ngốn gần 10.000 tỷ.

Trong một hội nghị do Báo Giao thông tổ chức cách nay chưa lâu, các chuyên gia cho biết, giai đoạn 2005-2010, suất đầu tư mỗi cây số đường cao tốc vào khoảng 8,1 triệu USD, giai đoạn từ năm 2010 đến nay cần thêm 2 triệu USD nữa. Trong khi đó, ở Trung Quốc, suất đầu tư cho mỗi km là 8,7 triệu USD đối với đường cao tốc trên địa hình đồng bằng và 9,7 triệu USD ở những nơi có đất yếu.

Được đầu tư ở mức khá kinh tế như vậy nên mức phí 1,22 triệu đồng cho một xe trên 18 tấn chạy toàn tuyến - mức chưa từng có trong ngành vận tải Việt Nam - không khỏi khiến dư luận và các doanh nghiệp chú ý.

Tuy nhiên, nếu tính toán theo chiều dài, mức phí bình quân cho mỗi km là khoảng 6.000 đồng. Con số này ngang với cao tốc Giẽ - Ninh Bình đang thu và thấp hơn so với mức xe cùng loại từng phải trả trên tuyến TP HCM – Trung Lương hồi đầu năm 2012 (khoảng 8.000 mỗi km).

So với một cao tốc khác cũng do VEC xây dựng là TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây thì mức phí cao nhất tại tuyến Hà Nội – Lào Cai cũng khá thấp. Dù chỉ mới hoàn thành và đưa vào khai thác 20km từ đầu năm nay nhưng phí với các loại xe tương tự ở mức 8.000 đồng cho mỗi km.


Đại diện đơn vị vận hành và khai thác đường cao tốc khẳng định chưa nhận được một phàn nào từ phía tài xế hay doanh nghiệp về các mức phí tại 3 tuyến mà đơn vị này đang thu (gồm Nội Bài – Lào Cai, Giẽ - Ninh Bình và TP HCM – Long Thành – Dầu Giây). “Mức phí này là hợp lý khi tính tổng chi phí tiết kiệm được nhờ rút ngắn thời gian lưu thông, quãng đường, khấu hao xe lẫn an toàn hơn nếu so với các tuyến đường cũ”, một đại diện VEC nói.

Tuy vậy, nếu chiếu vào quy định mới nhất về thu phí đường bộ mà Bộ Tài chính ban hành thì các mức phí nói trên đều vượt khung của Thông tư 159. Dẫu vậy, VEC giải thích hiện đường cao tốc không phải chịu điều chỉnh của thông tư này. “Biểu phí đều được xây dựng trên cơ sở hoàn vốn cho công trình và đều được hai bộ Tài chính – Giao thông chấp thuận”, lãnh đạo VEC giải thích.

"Tôi cho rằng đắt hay rẻ, hợp lý hay không thì hãy để chủ doanh nghiệp, người đi đường trả lời là khách quan nhất, thay vì cơ quan quản lý hay bên bán” Chủ tịch hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam Nguyễn Văn Thanh nêu quan điểm. Ông Thanh dẫn chứng, cao tốc TP HCM – Trung Lương, khi thu phí 8.000 đồng mỗi km đầu năm 2012 thì cả Bộ Giao thông vận tải lẫn đơn vị thu là Tổng công ty Đầu tư hạ tầng Cửu Long đều nói hợp lý. Thế nhưng khi kiến nghị giảm phí của các doanh nghiệp lúc đầu bị từ chối, doanh nghiệp đã chuyển sang đi quốc lộ I vì hiệu quả kinh tế cao hơn. Chỉ khi phí giảm đi 80.000 đồng sau đó, doanh nghiệp mới quay trở lại.

“Để nói đắt hay rẻ phải căn cứ vào nhiều yếu tố, như suất đầu tư mỗi cây số, khả năng thu hồi vốn cho tuyến đường… nhưng anh là người bán hàng, khi đưa ra sản phẩm mà người mua không chịu thì tức là không hợp lý rồi”, ông Thanh phân tích.

Ví dụ với tuyến Nội Bài – Lào Cai, Giám đốc Công ty vận tải và dịch vụ Hoàng Hà (Hà Nội) - Hoàng Ngọc tính toán, trước đây mỗi xe container từ Hải Phòng lên Lào Cai sẽ ngốn hơn 300 lít dầu, nay chỉ còn trên dưới 245 lít, giảm được gần 20%. “Nhân 55 lít dầu tiết kiệm được với giá trên 22.000 đồng thì đã dư ra 1,1 triệu đồng. Phần này đủ để trả tiền phí rồi”, ông Ngọc nói.

Ông Lê Thanh, chủ hãng xe giường nằm chạy tuyến Mỹ Đình – Lào Cai cũng cho biết, số nhiên liệu tiết kiệm được với loại xe này cao hơn, khoảng 25% nếu đi đường cao tốc mới so với đường đồi núi trước đây. “Trong trường hợp xe xuất bến đầy khách, không phải ra đường cũ để vợt khách thì chúng tôi sẽ chạy cao tốc dù mất thêm 600 nghìn đồng tiền phí”, ông Thanh khẳng định.

Là chủ một doanh nghiệp container hơn 100 đầu xe và cũng là chủ tịch Hiệp hội vận tải hàng hóa Hải Phòng, ông Lê Đình Tiến khẳng định, mức phí 1,22 triệu ở Nội Bài - Lào Cai là kỷ lục về số phí phải trả trên một tuyến đường, hay mức 8.000 đồng mỗi km ở TP HCM – Long Thành – Dầu Giây cũng gấp đôi nhiều đường khác nhưng lợi ích mang lại cho công ty "đáng đồng tiền bát gạo". “Với việc rút ngắn thời gian từ 15 giờ xuống còn 9 tiếng từ Hải Phòng lên Lào Cai, chúng tôi đang tính sẽ quay vòng đầu xe lên gấp 1,5 lần, tức là một xe chạy 10 chuyến trong tháng thì tới đây sẽ chạy 15 chuyến”, ông Tiến cho hay.

Trung Đức

Thursday, September 18, 2014

Hà Nội ngập giờ đi làm, dân bì bõm lội nước

Nhiều tuyến đường Hà Nội bị ngập sau cơn mưa như trút nước từ tối qua. Sáng nay 18/9, người dân bì bõm lội nước đi làm.
Cơn mưa như trút nước từ tối hôm qua, sáng nay 18/9. Nhiều con đường, tuyến phố ở Hà Nội bị ngập. Người dân bì bõm vất vả đi làm, nước ngập sâu nửa bánh xe khiến nhiều xe chết máy khi đi qua nhũng đoạn nước ngập sâu.
 Tại các con đường ở Quận Từ Liêm, Hà Nội như đường Trần Bình, đường Mỹ Đình ... nhiều đoạn đường bị ngập sâu. Mọi sinh hoạt của người dân bị đảo lộn, những quán nhỏ ven đường bán hàng như trên sông, học sinh, sinh viên đến trường phải đánh vật với những đoạn ngập sâu.
Đường Trần Bình nước ngập sâu nửa ô tô, các phương tiện di chuyển rất khó khăn
Hà Nội ngập giờ đi làm, dân bì bõm lội nước - 2
Những người đi lấy hàng sớm đánh vật với dòng nước
Hà Nội ngập giờ đi làm, dân bì bõm lội nước - 3
Hà Nội ngập giờ đi làm, dân bì bõm lội nước - 4
Hà Nội ngập giờ đi làm, dân bì bõm lội nước - 5
 Dòng người đi làm như đi trên sông
Hà Nội ngập giờ đi làm, dân bì bõm lội nước - 6
Người đi xe đạp khó khăn di chuyển qua những đoạn đường nước ngập sâu
Hà Nội ngập giờ đi làm, dân bì bõm lội nước - 7
 Xe máy bị sóng đánh do ô tô tạo ra
Hà Nội ngập giờ đi làm, dân bì bõm lội nước - 8
Người dân bì bõm lội qua dòng nước
Hà Nội ngập giờ đi làm, dân bì bõm lội nước - 9
Xe chết máy, người mẹ phải dắt xe xe đi vài trăm mét đưa con đến trường
Hà Nội ngập giờ đi làm, dân bì bõm lội nước - 10
Hà Nội ngập giờ đi làm, dân bì bõm lội nước - 11
Mọi sinh hoạt của người dân bị đảo lộn

Hồng Phú (Khám phá)

Wednesday, September 17, 2014

Hải Phòng ngập nặng, Lạng Sơn chuẩn bị chạy lũ

Sáng 17/9, quận Đồ Sơn và huyện đảo Cát Hải (Hải Phòng) vẫn có những đợt sóng biển cao 4-5 m đánh vào các bờ kè, nước tràn vào nội đô gây ngập cục bộ. Tại Thái Bình và Lạng Sơn, một số điểm bị ngập, người dân đang chuyển đồ phòng lũ tràn về.
Dù bão đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, nhưng sáng nay tại khu du lịch Đồ Sơn, TP Hải Phòng, gió vẫn rất mạnh, sóng đánh dữ dội.

Những cột sóng đánh vào bờ kè ở quận Đồ Sơn, đẩy đất đá xô lên bờ.

TP Hải Phòng từng có người chết vì xem bão, vì thế lực lượng chức năng của quận đã được cắt cử túc trực, không cho người dân tiếp cận tuyến đường ven biển, chụp ảnh, xem hoàn lưu sau bão, phòng tránh rủi ro.

Một chủ của hàng kinh doanh lâu năm tại khu 1 Đồ Sơn cho hay, người dân sống ở đây quen với bão gió rồi. "Bão vào chúng tôi không sợ bằng khi bão đi qua. Khi đó gió Nam thốc lên kết hợp với đỉnh triều cường thì nguy hiểm lắm. Trận bão cách đây 4 năm, hàng m3 đá dưới biển và đá kè bị nước biển vò vụn ném thẳng vào cửa hàng, gây vỡ hàng loạt cửa kính, hư hỏng nhiều thiết bị, thiệt hại lên tới 40-50 triệu đồng", ông này nói.

Nước biển đã làm ngập toàn bộ tuyến đường tại khu 1 dài gần một km, tràn vào các nhà hàng, khách sạn và đang chảy ngược vào các khu dân cư của phường Ngọc Hải, quận Đồ Sơn.

Quận Đồ Sơn thành biến nước.

Tại Lạng Sơn, hoàn lưu bão gây mưa lớn. Đề phòng ngập lụt, từ sáng sớm nay người dân chợ Giếng Vuông đã đóng đồ chuyển về nhà. Nhiều người tỏ ra bức xúc với ban quản lý chợ vì phải chạy lụt 2 lần trong năm nay mà không có biện pháp gì khắc phục.

Chị Huê chuyển cửa hàng về nhà để tránh ngập.

Những đồ không quan trong thì được đưa lên nóc kios.

Toàn sân trường tiểu học Nguyễn Công Trứ (Tiền Hải, Thái Bình) bị ngập nước. Đêm qua ngập sâu đến 50-60 cm, nhưng đến sáng 17/9, nước đã rút còn khoảng 20-30 cm.

Đoạn đường ở khu 2 thị trấn Tiền Hải bị ngập sâu, có chỗ 30-40 cm, các phương tiện đi lại khó khăn, nhiều xe bị chết máy phải dắt bộ.

Nhiều khu dân cư bị ngập, việc đi lại khó khăn.

Hà Nội không bị ảnh hưởng nhiều bởi bão, lượng mưa khoảng 60-100 mm, gió cấp 4. Không có tuyến đường nào bị úng ngập nặng. Tuy nhiên, mưa lớn và gió đêm 16 rạng sáng 17/9 đã làm một số cây xanh gãy đổ.

Tại các tuyến đường Tam Trinh, Kim Giang, Yên Phụ, Thanh Niên... có một số cây gãy đổ. Các cơ quan chức năng đã khẩn trương thu dọn nên giao thông giờ cao điểm sáng không bị ảnh hưởng nhiều.


Nhóm phóng viên