Monday, January 25, 2016

Học không xong, du học sinh phải bồi hoàn học bổng Thời sự PLO

Theo Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài vừa được Bộ GD&ĐT ban hành thay cho Quyết định số 23/2001/QĐ-BGD&ĐT, lưu học sinh học bổng nếu không hoàn thành nghĩa vụ học tập hoặc không chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi tốt nghiệp thì phải bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo theo quy định hiện hành.

TIN LIÊN QUAN

  • Nhiều sinh viên Việt ứng xử kiểu "ao làng"
  • Học bổng Hoàng tử Andrew 2014
  • Săn học bổng những ngành thời thượng
  • Giành vé làm sinh viên quốc tế
  • Học bổng toàn phần của chính phủ Liên bang Nga

 

du học sinh, học bổng, bồi thường
Ảnh minh họa

Theo Quy chế này, lưu học sinh học bổng phải thực hiện đúng quy định về thời gian học, trình độ đào tạo, ngành học, nước đi học và cơ sở giáo dục theo Quyết định cử đi học của cơ quan có thẩm quyền.

Chậm nhất 30 ngày sau khi đến nước ngoài học tập, lưu học sinh phải đăng ký thông tin vào Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh và cập nhật thông tin vào Hệ thống khi có sự thay đổi. Lưu học sinh đăng ký thông tin theo hướng dẫn tại địa chỉ: https://lhsvn.vied.vn.

Trường hợp lưu học sinh tốt nghiệp tại các cơ sở giáo dục nước ngoài có nhu cầu công nhận tương đương văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp hoặc chuyển về nước học tiếp, Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét giải quyết trên cơ sở thông tin do lưu học sinh đăng ký vào Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh.

Trong quá trình học tập, lưu học sinh học bổng phải gửi báo cáo tiến độ học tập kèm theo kết quả học tập cho cơ quan cử đi học sau mỗi kỳ học, năm học.

Trong trường hợp có lý do chính đáng cần chuyển trường, chuyển nước, chuyển ngành học, lưu học sinh học bổng phải báo cáo với cơ quan cử đi học và phải được cơ quan đó đồng ý bằng văn bản.

Tại Điều 9 của Quy chế, lưu học sinh học bổng khi hết thời hạn được phép học tập ở nước ngoài, nếu chưa hoàn thành chương trình học tập thì phải gửi hồ sơ đề nghị gia hạn thời gian học tập ở nước ngoài tới cơ quan cử đi học để xem xét, ra quyết định cho phép lưu học sinh gia hạn thời gian học tập ở nước ngoài.

Theo Nguyễn Thảo(VNN)


Các trung tâm du học “cò” nhau

Hiện có một số trung tâm tư vấn du học trong nước liên kết với một số trung tâm tư vấn du học ở các nước (dưới tên gọi là tổ chức ghi danh và trao đổi sinh viên quốc tế) để tổ chức đưa học sinh Việt Nam đi du học.

Cả hai phía trung tâm đều có mối liên lệ lỏng lẻo với các trường ĐH, CĐ ở nước sở tại. Hậu quả là du học sinh đến nơi không đáp ứng được những yêu cầu, tiêu chuẩn của nhà trường và buộc phải chuyển về những ngôi trường "vùng sâu vùng xa", không thấy tên trên… "bản đồ" chất lượng.

Chiêu lừa phổ biến

Phổ biến nhất hiện nay là chiêu lừa đưa ra các dịch vụ học tập không đúng với cam kết. Cụ thể, khi quảng cáo với du học sinh, phần lớn các công ty du học sẽ đưa ra những hình ảnh về cơ sở vật chất, điều kiện học tập…, thậm chí là mời một vài du học sinh đã từng theo học ở nước sở tại và đã thành công ở Việt Nam để quảng cáo về các trường. Tuy nhiên, phải sang trực tiếp nơi học thì mới có thể kiểm chứng được những thông tin này. Anh Nguyễn Thành Trí (quận Phú Nhuận, TP.HCM) chia sẻ: "Sau khi tham gia một buổi hội thảo du học được tổ chức ở khách sạn Đồng Khởi, tôi thấy khá yên tâm vì trường lớp bên đó cũng lớn, chi phí lại vừa phải nên tôi quyết định cho cháu lớn học ngành quản trị kinh doanh trong hai năm. Sau khi đóng phí dịch vụ, khoản học phí kha khá và chờ ngày lên đường nhưng vì chưa yên tâm nên tôi quyết định qua Singapore một chuyến trước để kiểm tra lại, ai dè…".

Một trung tâm tư vấn du học đáng tin cậy khi trưng ra được hợp đồng liên kết và quyển catalogue gốc về trường liên kết.

Anh Thành Trí tiếp: "Tôi khá bất ngờ vì thấy trường chỉ chiếm một lầu gồm 6-7 cái phòng nhỏ thuê trong một cao ốc, lại là trường chỉ chuyên dạy ngoại ngữ chứ không phải ĐH gì cả. Hơn nữa, chương trình mà tôi dự định cho cháu học thì ra chỉ là một chương trình đào tạo dạng nghề trong vòng hơn một năm thôi, còn lại gần nửa năm đầu là học tiếng Anh, cũng may là tôi qua đây sớm chứ nếu không lại lỡ dở hai năm cháu học mất công vô ích".

Không may mắn như anh Trí, sau khi chịu một khoản chi phí lên tới vài chục ngàn USD, anh Phan Huỳnh (quận 1, TP.HCM) gặp phải trường hợp "đau" hơn: "Cứ nghĩ ở Mỹ thì trường nào cũng chất lượng nên tôi gom góp cho thằng con trai lớn theo học một trường ở bang Indiana từ giới thiệu của một công ty du học. Sau khi trầy trật với việc xin visa, cháu lên đường qua Mỹ học nhưng ai dè đó lại là một ngôi trường dành cho dân di cư bất hợp pháp, đa số là người da đen học. Sau gần một năm, tôi quyết định cho cháu về nước vì trường học đó chưa chắc chất lượng mà nguy cơ mất an toàn là rất lớn".

Ngoài ra, một chiêu lừa không mới nhưng lại rất hiệu quả mà nhiều trung tâm tư vấn du học đang áp dụng đó là tự xưng là đại diện của các trường ĐH, CĐ danh tiếng ở nước ngoài để tổ chức tuyển sinh tại Việt Nam với những lời quảng cáo "có cánh": Không cần chứng chỉ tiếng Anh IELTS, TOEFL, TOEIC; miễn phí chi phí làm visa; học bổng lên tới 70%, miễn phí vé máy bay, thậm chí không cần chứng minh tài chính… Tuy nhiên, theo những người trong cuộc thì phần lớn những quảng cáo này là lừa đảo. Nguyễn Thế Anh, cựu du học sinh tại Singapore, chia sẻ: "Ngay cả những chương trình du học hè cũng đòi hỏi phải có tiếng Anh thì làm gì có chuyện học ĐH-CĐ mà không yêu cầu tiếng Anh. Còn chứng minh tài chính ư, đó là điều kiện bắt buộc mà du học sinh phải trình bày khi xin visa. Chưa kể các chi phí khác như miễn phí vé máy bay, học bổng... hầu hết đã được công ty khéo léo tính vào chi phí dịch vụ hết rồi. Nếu mà phi lợi nhuận như thế thì ai mà mở ra các trung tâm tư vấn du học làm gì".

Dấu hiệu nhận diện trung tâm "cò"

Theo kinh nghiệm của những người trong cuộc, để nhận biết được những trung tâm "cò" du học không khó, quan trọng là phải có vốn kiến thức và tiếng Anh kha khá để có thể đọc được các điều khoản liên kết của các trung tâm du học với các trường ĐH-CĐ ở nước ngoài. Một chuyên viên du học nhận xét: "Nếu thực sự là đại diện của các trường nước ngoài thì trung tâm đó phải có hợp đồng liên kết vì ở các trường nước ngoài người ta làm việc rất bài bản và nghiêm túc. Kế đến, phải xem quyển catalogue gốc giới thiệu về trường bằng tiếng Anh có chữ ký và con dấu của hiệu trưởng nhà trường, chưa kể hình ảnh mà trung tâm đó đã trực tiếp qua tham quan và làm việc với các trường để ký kết hợp đồng liên kết… thì mới có thể xem là trung tâm đó thực sự đã làm ăn nghiêm túc".

Cũng theo chuyên gia này: "Với những công ty du học uy tín thì họ phần lớn chỉ lấy chi phí dịch vụ theo "bộ khung" có sẵn, chẳng hạn: Với Singapore, phí dịch vụ khoảng 200-300 USD; Pháp khoảng 250 USD, Mỹ 500-600 USD, Úc và Anh: 400-450 USD… Nếu những trung tâm tư vấn du học nào mà lấy phí dịch vụ lên khoảng 1.000 USD trở lên thì phải kiểm tra lại chi tiết chi phí này bao gồm những gì, hóa đơn ra sao... Đặc biệt, phải thật cảnh giác với những đơn vị đưa ra lời hứa hẹn miễn phí dịch vụ, cam kết 100% có visa vì thực tế hiện nay xin visa vào một số nước như Mỹ, Úc rất khó. Không ai có thể đảm bảo 100% có visa vì visa là do nước sở tại cấp chứ không phải do các đơn vị tư vấn du học cấp nên lời hứa này chỉ là lời hứa suông".

Tìm thông tin về các trường ở đâu?

Để tìm hiểu thông tin chính xác về trường lớp, ngành học, học phí, các thông tin về visa, luật pháp, văn hóa…, bạn có thể tìm hiểu thông qua các lãnh sự quán sở tại ở TP.HCM. Cụ thể: Campus France - Lãnh sự quán Pháp, trong khuôn viên IDECAF (đường Thái Văn Lung, quận 1); Lãnh sự quán Hoa Kỳ (tòa nhà Saigon Center, đường Lê Lợi, quận 1); Hội đồng Anh (đường Lê Duẩn, quận 1); Lãnh sự quán Úc (tòa nhà Landmark; đường Tôn Đức Thắng, quận 1); Trung tâm thông tin của Tổng cục Du lịch Singapore trên đường Lê Thánh Tôn, quận 1. Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo thông tin tại các website: Úc: www.thegoodguides.com.au; Mỹ: www.usnews.com; Anh: www.thes.co.uk; Singapore: www.singaporeedu.gov.sg; và một số trường ở châu Á nói chung, có thể vào www.asiaweek.com...

QUỐC HẢI


Cách ghi danh học trực tuyến toàn cầu

Hiện có ba trang web trực tuyến toàn cầu cung cấp hàng ngàn khóa học trực tuyến của các trường ĐH hàng đầu trên thế giới.

Các khóa học trực tuyến toàn cầu giảng dạy tất cả lĩnh vực: nhân văn, y học, sinh học, khoa học xã hội, toán học, kinh doanh, khoa học máy tính… Nhiều người muốn tham gia các khóa học này nhưng còn lúng túng cách chọn khóa học và ghi danh.

coursera.org không hoàn toàn miễn phí

Trang web www.coursera.org bao gồm 417 khóa học trực tuyến miễn phí về tất cả lĩnh vực: khoa học đời sống, nghệ thuật, giáo dục, sinh học, y học, kinh tế, dinh dưỡng thực phẩm, khoa học xã hội, nhân văn… của 83 trường ĐH hàng đầu trên thế giới. Có thể kể khóa học tiêu biểu của các trường này như: ĐH Duke - giới thiệu sinh lý học con người; ĐH Michigan - phương pháp giảng dạy trong ngành y tế giáo dục; ĐH Habrew Jerusalem -tóm tắt lịch sử của nhân loại; ĐH Melbourne- thay đổi khí hậu; ĐH California và San Francisco - quản lý bởi đánh giá rủi ro sâu; ĐH Virginia - mô hình mới của doanh nghiệp đối với xã hội…

Cách thức để bạn ghi danh tham gia các khóa học trực tuyến toàn cầu khá dễ dàng, chỉ cần bạn nắm rõ đặc điểm riêng của từng trang web dạy trực tuyến toàn cầu.

Cách thức tham gia các khóa học của trang web www.coursera.org khá dễ dàng. Người học chỉ cần đăng ký một tài khoản (tên, địa chỉ, password), hệ thống sẽ xử lý và cung cấp cho bạn một email thông báo đăng ký thành công và tên đăng nhập, password để bạn tham gia vào hệ thống. Sau đó bạn có thể đăng ký các khóa học trực tuyến. Tuy vậy, trang web này cũng có những bắt buộc mà người học phải chú ý như không dành cho trẻ dưới 13 tuổi; phải tuân theo "luật danh dự" quy định của trang web (tự mình làm bài tập, không copy của người khác…); không gửi mail tham gia các diễn đàn học tập trên trang web với các nội dung như: phỉ báng, quấy rối người khác, nội dung khiêu dâm, quảng cáo hay chống phá tổ chức, quốc gia nào đó… Lời khuyên dành cho bạn: Nên đọc kỹ các điều khoản sử dụng của trang web này trước khi sử dụng vì thực tế tùy theo từng khóa học cũng có những khoản phí và thuế nhất định chứ không hẳn là hoàn toàn miễn phí.

edx.org không giới hạn độ tuổi

EDX được tạo ra bởi các đối tác sáng lập là ĐH Harvard và MIT. Edx, cung cấp MOOCs (lớp học mở) và các lớp học tương tác trực tuyến trong các môn học bao gồm cả pháp luật, lịch sử, khoa học, kỹ thuật, kinh doanh, khoa học xã hội, khoa học máy tính, y tế công cộng và trí tuệ nhân tạo (AI). Cụ thể, có thể kể ra những khóa học như Cơ học lượng tử và lượng tử tính toán; Giới thiệu về hóa học chất rắn; Giới thiệu về khí động lực học; Anh hùng Hy Lạp cổ đại; Tuổi của toàn cầu hóa; Chuyến bay khí động xe; Năng lượng mặt trời; Giới thiệu về xử lý nước…

Cách thức tham gia khóa học của trang www.edx.org khá tương đồng với trang www.coursera.org. Người học chỉ cần tạo một tài khoản điện cơ (miễn phí) và sau đó đăng ký các khóa học mình thích. Điều khoản sử dụng của trang web này cũng tương tự như coursera.org. Tuy nhiên, trang web này không giới hạn độ tuổi theo học, miễn là bạn cần kết nối Internet và ham muốn học hỏi. Đặc biệt, trang web này không quy định những khoản phí hay thuế đi kèm. Nói cụ thể: "Trang web này hoàn toàn miễn phí và mở ra cho mọi công dân toàn cầu".

Trang udacity.com thiên về công nghệ

Trang Udacity được cựu Giáo sư ĐH Stanford - ông Sebastian Thrun - đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành. Ông Sebastian Thrun còn là ủy viên của Google, cũng như người phát minh ra chiếc xe tự trị và lãnh đạo dự án trên Google Glass; nằm trong số 50 người thông minh nhất trong công nghệ (Tạp chí Fortune) và người có phát minh trong 50 phát minh tốt nhất của năm 2010. Có lẽ vì thế mà đa số các khóa học của Udacity đều thiên về khoa học máy tính và công nghệ. Có thể kể đến các khóa học tiêu biểu như Giới thiệu về khoa học máy tính; Giới thiệu để lập trình trong Java; Phát triển web di động; Câu chuyện từ bộ gen; ĐTDĐ phát triển web; Kiểm thử phần mềm; Tương tác đồ họa 3D; Thiết kế chương trình máy tính…

Để tham gia các khóa học trên Udacity, bạn phải đăng ký một tài khoản (tên, địa chỉ, password). Trang web này cũng không cho phép trẻ em dưới 13 tuổi tham gia và kèm theo đó cũng là những quy định về luật danh dự, điều kiện tham gia như không gửi mail và tham gia vào diễn đàn để phỉ báng, quấy rối người khác, nội dung khiêu dâm, quảng cáo hay chống phá tổ chức, quốc gia. Ngoài ra, trang web này cũng có một vài khoản phí liên quan đến một số khóa học mà người học cần tìm hiểu kỹ.

BÁ LÂM


10 bức ảnh nhận giải cuộc thi “Ngày tựu trường”

(PLO)- 10 bức ảnh xuất sắc nhất của các học sinh, sinh viên tham gia cuộc thi nhiếp ảnh với chủ đề "Ngày tựu trường" vừa được EducationUSA thuộc Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM trao giải sáng qua (19-10).

Ngày 1-9-2012, Trung tâm Giáo dục Hoa Kỳ (EducationUSA) đã phát động cuộc thi nhiếp ảnh qua trang EducationUSA facebook với chủ đề "Ngày tựu trường". Cuộc thi dành cho các bạn sinh viên, học sinh hiện đang học tập tại Việt Nam hoặc tại Hoa Kỳ với chủ đề xoay quanh đời sống, sinh hoạt và tình cảm học sinh.   Sau hơn một tháng phát động, ban tổ chức đã nhận được 250 bức ảnh dự thi của các bạn trẻ. Ban tổ chức cũng đã chọn ra được 10 bức ảnh đẹp nhất để trao giải. Giải thưởng bao gồm: Kindle Fire, Ipods, và các quà tặng khác của EducationUSA.


Ông Lê Thành Ân, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ chụp hình lưu niệm cùng các học sinh, sinh viên đạt giải. Ảnh: Huyền Vi

Tại buổi lễ trao giải, ông Lê Thành Ân, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ phát biểu: "Ngày tựu trường là một phần quan trọng trong năm đối với học sinh, sinh viên ở mọi lứa tuổi, từ bậc tiểu học đến đại học, ở Hoa Kỳ. Đó là thời điểm vui vẻ, với quần áo mới, đồ dùng học tập và những người bạn mới. Tôi rất vui mừng khi biết Trung tâm Giáo dục Hoa Kỳ - EducationUSA đã đưa một phần tinh thần này sang Việt Nam, với cuộc thi ảnh chủ đề "Ngày tựu trường". Hoạt động ngoại khóa là một phần rất quan trọng đối với mỗi bạn học sinh, sinh viên trong quá trình nộp hồ sơ vào các trường đại học và cao đẳng tại Hoa Kỳ. Vì vậy, sự tham gia của các bạn vào cuộc thi này không chỉ thể hiện sự đam mê và tài năng của các bạn vào nghệ thuật mà còn thể hiện sự tham gia tích cực của các bạn vào các hoạt động ngoài lớp học. Tôi hy vọng các bạn tiếp tục xây dựng tinh thần đó và tiếp tục truyền cảm hứng cho chúng tôi bằng các tác phẩm nghệ thuật của các bạn".

HUYỀN VI


Học bổng Elite: Khó mà dễ!

Trường ĐH Tasmania (UTAS), Úc, mỗi năm chỉ dành 100 học bổng Elite cho sinh viên các nước.

Số lượng càng hạn chế thì độ khó của vòng xét tuyển càng cao. Mặc dù thế, 100 suất học bổng Elite không phải không có hy vọng cho thí sinh Việt Nam.

Hiện nay ngày càng nhiều sinh viên ĐH hoặc sau ĐH quan tâm đến các trường ĐH Úc - một trong những nước có nhiều du học sinh nhất hiện nay. Tại Việt Nam, xu hướng Visa Du học úc cũng đang ngày càng tăng cao. Việc du nhập và tiếp nhận một nền văn hóa - giáo dục độc đáo với phương thức học tập khuyến khích sự suy nghĩ cải tiến, sáng tạo và độc lập đã thu hút hơn 1.000 thí sinh Việt Nam đến Úc mỗi năm trong vòng 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, đa số đều du học tự túc, mặc dù chi phí học tập, sinh hoạt tại Úc khá đắt đỏ.

Vì sao chọn học bổng Elite?

Để giảm chi phí dựa vào khả năng học tập của mình, không ít thí sinh chọn con đường săn học bổng của các trường ĐH Úc. Và UTAS là một trong những trường ĐH Úc có số lượng học sinh quốc tế cao nhất hiện nay dành cơ hội cho thí sinh Việt Nam với các loại văn bằng như tiến sĩ (Ph.D), thạc sĩ khoa học (M.S), thạc sĩ (M.A), cử nhân (B.A).

Năm 2012, UTAS tiếp tục dành 100 suất học bổng Elite cho sinh viên quốc tế theo học Ph.D tại đây với các phân ngành như Khoa học y tế và sức khỏe, Khoa học tự nhiên, Quản trị và kinh doanh, Quản lý và phát triển dự án quốc gia, Giáo dục và đào tạo, Khoa học xã hội và nhân văn. Mỗi suất học bổng Elite trị giá 30.000 Aud/năm và trọn khóa học là ba năm (không bao gồm bất kỳ khoản thuế nào). Bạn có thể được ưu đãi thêm sáu tháng nếu chưa kịp hoàn thành nghiên cứu trong thời gian học chính thức. Ngoài chi phí khá cao đó, bạn còn được hỗ trợ tiền vé máy bay khứ hồi mỗi năm một lần về nước thăm nhà; cơ sở vật chất, cơ sở dữ liệu để nghiên cứu như máy tính xách tay, data lưu trữ dữ liệu, sử dụng quỹ dữ liệu của trường, kể cả cơ hội nhận được các học bổng khác cao hơn khi bạn vẫn đang theo học học bổng Elite. Đây cũng chính là ưu điểm nổi bật của UTAS vì UTAS nổi tiếng là trường ĐH nghiên cứu được sinh viên quốc tế mơ ước bước chân vào tại Úc.

UTAS nổi tiếng là ĐH nghiên cứu được sinh viên quốc tế mơ ước.

Nguyễn Ngọc Hiếu, sinh viên theo học năm cuối tại UTAS, cho biết: "Elite là một trong những học bổng có giá trị cao nhất dành cho sinh viên quốc tế. Nếu chọn học bổng Elite, bạn nên chọn theo học các ngành được đánh giá cao hiện nay của UTAS như Khoa học tự nhiên, Quản trị và kinh doanh, Khoa học y tế và sức khỏe. Mỗi năm, các ngành này đều đứng đầu số lượng sinh viên dự tuyển và chất lượng đào tạo, nghiên cứu rất ổn".

Lấy học bổng không khó

Cơ hội giành học bổng Elite sẽ dành cho thí sinh tốt nghiệp ĐH loại khá trở lên, đồng thời ưu tiên cho những thí sinh chọn phân ngành của UTAS trùng hoặc tương đương với phân ngành học ở ĐH trong nước. Điều kiện tiếng Anh vẫn luôn là tiêu chí quan trọng xét duyệt hồ sơ. Bạn cần chuẩn bị bằng IELTS (600 điểm trở lên) hoặc Toefl (450 điểm). Sự chuẩn bị tiếng Anh càng tốt bạn sẽ thuận lợi càng nhiều trong việc học tập và nghiên cứu tại Úc, bởi đa số các sinh viên quốc tế tại Úc đều đến từ các nước sử dụng tiếng Anh. Các giáo viên hướng dẫn cũng dễ dàng giúp bạn có thêm nhiều cơ hội nhận học bổng khác nếu tiếng Anh của bạn giỏi.

Trên các diễn đàn, nhiều sinh viên hiện đang theo học tại UTAS truyền đạt kinh nghiệm cho nhau về những bí quyết có thể dễ dàng lấy học bổng Elite. Đa phần đều khuyên bạn hãy dành thời gian tham quan trường một chuyến trước khi quyết định chọn UTAS cho tương lai của mình vì có rất nhiều ngành học cần bạn nghiên cứu giáo trình kỹ lưỡng. Trong chuyến tham quan đó, bạn nên tìm hiểu và làm quen với các giáo viên hoặc các sinh viên năm cuối đang theo học tại trường. Điều này giúp bạn dễ dàng hơn trong việc hoàn thiện bộ hồ sơ ghi danh ứng cử vào 100 suất học bổng Elite mỗi năm. Nếu không có điều kiện tham quan trực tiếp, bạn cũng có thể liên lạc với những sinh viên hoặc nghiên cứu sinh của UTAS trên các diễn đàn uy tín để hỏi thêm thông tin về việc chọn giáo viên khi gửi hồ sơ.

Việc chọn giáo viên hướng dẫn được xem là bí quyết khá tuyệt vời để tạo ấn tượng cho bộ hồ sơ của bạn. Vì với hàng ngàn hồ sơ được gửi về từ nhiều nước, các giáo viên của từng khoa sẽ thống kê hồ sơ theo ngành, đồng thời sắp xếp những hồ sơ ấn tượng cho vị trí ưu tiên. Nếu hồ sơ của bạn có ghi tên giáo viên hướng dẫn, họ sẽ lưu tâm nhiều hơn và đọc kỹ khi xét chọn.

Ngoài học bổng còn có tiền ký quỹ

Nếu chọn được giáo viên hướng dẫn uy tín và có vị thế ở trường, bạn còn được hưởng khoản tiền trợ cấp ký quỹ (fund) mỗi tháng khoảng vài chục đến vài trăm đô la Úc. Với số tiền ký quỹ này, bạn có thể sử dụng cho việc ăn ở, sinh hoạt tại hai TP lớn Hobart và Launceston. Cơ sở lớn nhất của UTAS tại Hobart với hơn 10.000 sinh viên và cơ sở lớn thứ hai của UTAS với hơn 6.000 sinh viên. Học bổng Elite của UTAS khuyến khích sinh viên tham gia những ngành có tính nghiên cứu "nặng ký" như Khoa học y tế và sức khỏe, Khoa học tự nhiên (ngành điện, hóa, và cơ khí)… Đăng ký nộp hồ sơ tại www.utas.edu.au hoặc gửi hồ sơ trực tiếp đến: Dr Quynh Le (Graduate Research Coordinator, UTAS) Locked Bag 137, Launceston, TAS 7250. Email: quynh.le@utas.edu.vn để được tư vấn hỗ trợ.

THỤY LÊ


Sinh viên Anh dồn sang Mỹ

Các học sinh bản địa ở Anh đang dần chuyển mục tiêu sang các trường đại học tại Hoa Kỳ trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt tại các cơ sở đào tạo lớn cùng với việc tăng học phí đại học tại nước này.


Ivy League: tốp 8 trường đại học hàng đầu ở Bắc Mỹ gồm
có các trường đại học Havard, Yale, Princeton, Cornell, Dartmouth,
Columbia, Pennsylvania và Brown.

Đại học Havard – xếp hạng hàng đầu thế giới – đã nhận một số lượng ứng viên từ Anh tăng hơn một phần ba chỉ trong 12 tháng.

Những đơn vị ưu tú trong nhóm Ivy League(1) bao gồm Yale, Columbia và Cornell cũng đã báo cáo về sự gia tăng nhu cầu của các ứng viên.

Người ta tin rằng những nơi hàng đầu cho sinh viên bản địa tại các đại học Anh đang siết chặt lượng đầu vào cùng với sự phản ứng về việc tăng các học phí lên đến 9,000 bảng một năm đang ảnh hưởng đến quá trình gia tăng này.

Sự việc được thông tin khoảng một tuần sau khi một trong các trường đại học hàng đầu ở châu Âu là trường Maastricht của Hà Lan cho biết về sự gia tăng bất ngờ số lượng các ứng viên đến từ Anh: gấp khoảng hơn 10 lần trước đây. Có khoảng 400 hồ sơ đã gửi đến so với chỉ 35 hồ sơ vào năm 2010.

Lauren Welch, giám đốc về dịch vụ tư vấn tại của Ủy ban Fulbright tại Anh, chuyên cấp học bổng cho các ứng viên học tại các trường đại học của Mỹ cho biết:

"Một điều chắc chắn đang dễ nhận ra là một cơ hội chưa từng có cho các trường đại học Mỹ tuyển dụng sinh viên Anh".

Theo các số liệu, Havard đã có khoảng 500 ứng viên đến từ Anh bắt đầu khóa học trong kỳ học mùa thu này, so tăng so với con số 370 năm vừa rồi, tức là tăng khoảng 35%.

Trường Yale tuyển 36 sinh viên Anh vào các khóa học từ năm ngoái, tăng 25 người so với năm 2009, tức là khoảng 44%. Cách đây 5 năm (tức năm 2006) chỉ có khoảng 15 sinh viên theo học.

Có khoảng 197 sinh viên đến từ Anh và xứ Wales đã ứng tuyển và bắt đầu quá trình học tại Cornell vào mùa thu này, tăng so với năm ngoái 176 người.

Thông tin từ ĐH Columbia cho thấy, có 178 sinh viên Anh đã theo học vào năm 2009, tăng từ 164 trong năm 2008 và 151 trong năm 2003.

Trường ĐH Berkeley, một trường hàng đầu nhưng không thuộc nhóm Ivy League cũng vậy.

Đã có khoảng 166 ứng viên người Anh nộp hồ sơ trong mùa thu năm nay, so với năm ngoái là 130 người.

Tương tự, trường đại học Indiana, một trong những trường tốp đầu ở Mỹ không thuộc nhóm Ivy League cũng có 9 ứng viên trong khi năm ngoái chỉ có 7 ứng viên từ Anh.

Thông tin tổng kết của tờ Guardian cho hay rằng đối với các trường thuộc nhóm Ivy League, số lượng ứng viên đã tăng gấp đôi trong vòng 5 năm.

Các trường đại học thuộc nhóm Ivy League thường thu học phí từ 22,000 bảng đến 28,000 bảng Anh một năm, nhiều hơn so với học phí tối đa 9,000 bảng ở Anh.

Chi phí tổng thể khi học tại các trường này khoảng 37,000 bảng (khoảng 60,000 USD) một năm, tuy nhiên sinh viên học tại Mỹ thường đủ điều kiện để đạt các gói học bổng hào phóng.

Alexandra Morton, 18 tuổi, đã từ chối bốn trường đại học hàng đầu Vương quốc Anh bao gồm Cambridge để đến học tại Princeton, tại Mỹ trong năm nay.   

Morton cho biết, lý do cô chọn Princeton đó là bề rộng của các môn học và "cơ sở vật chất không thể tin được" ở trường đại học thuộc Ivy League đã làm cho cô thay đổi quyết định của mình.

Dù chi phí đầy đủ là 60,000 USD/năm, nhưng Morton sẽ được nhận hỗ trợ tài chính khoảng 15-20% từ chính sách của trường.

Tim Hands, một quan chức của trường Oxford cho biết, sự lựa chọn các trường đại học Mỹ chỉ là của một số ít các sinh viên.

 "Chất lượng về đào tạo đại học của các trường đại học ở Anh vẫn tốt hơn ở Mỹ", Hands cho hay.

Trong khi đó, một lãnh đạo của trường trung học tại Anh trả lời phỏng vấn của tờ Guardian rằng mặc dù học phí tăng là một yếu tố gây thay đổi, nhưng những sự lựa chọn mới đó cũng phản ánh sự quan tâm về các tiêu chuẩn của những trường đại học Anh.

Ông Andrew Halls, hiệu trưởng của trường trung học King College tại London cho biết:

"Những học sinh của chúng tôi đang nói về việc ứng tuyển vào các trường đại học ở Mỹ nhiều hơn trước. Có một cảm giác, đó là nếu bạn vào một trường đại học ở Anh (mà không phải là Oxford hay Cambridge) thì có thể không được giảng dạy nhiều như mình muốn".

Theo Thuần Dũng (VNN)


Anh mở lại chương trình học bổng lớn nhất cho Việt Nam

Chỉ cần truy cập website của Lãnh sự quán Anh hay Hội đồng Anh để được hướng dẫn tổng thể, đặc biệt là thông tin về thời gian xin cấp học bổng hoặc bất kỳ thông tin nào liên quan đến học bổng Chevening.

Chương trình học bổng mang đến nhiều ưu đãi cho ứng viên đủ tiêu chuẩn xin cấp học bổng, bao gồm cả phụ nữ, thành phần dân tộc thiểu số hay người khuyết tật trên cơ sở xem xét năng lực và trình độ chuyên môn.

Điều kiện xin cấp học bổng e-Chevening như sau: không phải là công dân Anh, nếu có 2 quốc tịch, chương trình sẽ được xem xét từng trường hợp cụ thể. Cần có bằng cao đẳng, đại học trở lên, hoặc văn bằng, chứng chỉ tương đương.

Yêu cầu các thông tin chi tiết như bằng cấp, học vị, kinh nghiệm có được, và thông tin liên lạc cụ thể của 2 người chứng nhận và bản trình bày cá nhân về lý do muốn đến học tập ở Anh, những lợi ích mà quá trình học tập ở Anh có thể mang lại.

Có thể lưu lại đơn xin cấp học bổng của mình và đăng nhập bằng cách nhập đúng tên người dùng và mật khẩu.

Theo Lưu Ly (VNN)


Học bổng toàn phần ADS

Học bổng phát triển Úc (ADS) sẽ cấp 225 suất học bổng toàn phần năm học 2011-2012 cho ứng viên Việt Nam đủ tiêu chuẩn và chủ yếu dành cho bậc sau ĐH; các khóa ĐH chỉ được xem xét với những ứng viên có hoàn cảnh khó khăn trong những trường hợp đặc biệt.

Học bổng trị giá 300.000 AUD gồm vé máy bay khứ hồi, học phí, các chi phí bắt buộc khác, sinh hoạt phí hằng năm, bảo hiểm y tế cơ bản và hỗ trợ chi phí thực địa ở nước ngoài. Ứng viên trúng tuyển học bổng ADS được lựa chọn học tập tại một trường ĐH của Úc, được hỗ trợ toàn diện trước khi sang Úc bao gồm đào tạo tiếng Anh và tư vấn chọn khóa học.

Đối tượng tham gia xét tuyển nhận học bổng gồm: cán bộ chính quyền địa phương, người làm việc liên quan đến phát triển nông thôn, cán bộ cơ quan trung ương, giảng viên và nghiên cứu viên tại các trường ĐH, giảng viên tiếng Anh.

Nội dung các khóa học lựa chọn phải liên quan tới một trong những lĩnh vực ưu tiên trong khuôn khổ chương trình hợp tác phát triển của Úc-Việt Nam bao gồm: hỗ trợ nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, hội nhập kinh tế và môi trường bền vững với 23 ngành học được gợi ý (tham khảo tại website www.asspan.edu.au, mục ứng viên ADS).

Hạn chót nhận hồ sơ xét tuyển học bổng là ngày 30-7-2010 tại Ban Thư ký hội đồng tuyển chọn chương trình học bổng phát triển Úc, hòm thư quốc tế I.P.O. box 53, 6 Đinh Lễ, Hà Nội, điện thoại (04) 39387375.

QUỐC DŨNG


Chọn trường du học Mỹ

Chọn trường du học Mỹ Ở Mỹ, việc xin đặt một tên trường rất dễ dàng, có thể đặt, thí dụ như "Modern University" chẳng hạn, nhưng quy mô chỉ có vài chục sinh viên thôi, mà bằng cấp thì chưa được ai công nhận.

Liên quan đến school, rất nhiều sinh viên và cả phụ huynh khi muốn chọn trường cho mình hay con em mình đi du học cũng không biết nên chọn university hay college.

Đa số do chưa nắm rõ về cách tổ chức cũng như quy mô, tên gọi các trường để chọn lựa cho chính xác, nên chỉ muốn con mình học ở university thôi, vì ở Mỹ có đến hàng ngàn đại học và họ tưởng là được học ở university là "tốt" rồi nên thỉnh thoảng đã có nhiều người bị lường gạt. Vả lại, trong cách truyền tải thông tin, các cơ quan truyền thông đại chúng ở nước ta thường cứ thấy university là dịch ngay ra "đại học tổng hợp, đa ngành", còn college thì liền quy ngay cho hai từ "cao đẳng".

Chọn trường tốt, trường được công nhận

Trước hết, cần phải nói ngay: không phải tên gọi university, college hay school là trường "tốt" hay "không tốt" mà phải tìm hiểu xem quy mô của trường ra sao. Ở Mỹ, việc xin đặt một tên trường rất dễ dàng, có thể đặt, thí dụ như "Modern University" chẳng hạn, nhưng quy mô chỉ có vài chục sinh viên thôi, mà bằng cấp thì chưa được ai công nhận. Một thí dụ khác: "Taekwondo University" có thể là nơi chỉ dạy võ thuật chứ không cấp bằng đại học nào cả. Trong khi đó, có những college, những school mà quy mô sinh viên lên tới hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn và bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ của các trường này được cả nước Mỹ và quốc tế thừa nhận.

Thành thử ra, muốn biết quy mô một trường, ta phải truy cập internet, thư viện... để tìm hiểu. Trường nào được tín nhiệm, được công nhận (accredited) thì mới là trường "ngon". Ở Mỹ, có rất nhiều tổ chức, cơ quan lượng giá để công nhận một trường, nhưng Bộ Giáo dục Mỹ chỉ thừa nhận khoảng 8 tổ chức, cơ quan mà thôi. trong đó có 6 hiệp hội được phân chia theo 6 khu vực địa lý: New England, Trung Bắc, Tây Bắc, Nam, Tây và miền Trung nước Mỹ. Ví dụ như trong trường hợp New England School of Law, nếu truy cập vào mạng, ta sẽ biết là trường này được accredited, và được cả Hiệp hội Luật sư Mỹ(ABA) thừa nhận. Điều này rất quan trọng, vì người nhận bằng cấp đó có thể đến bất cứ tiểu bang nào trong nước Mỹ để nộp đơn thi ra luật sư và hành nghề ở tiểu bang đó.

Để bạn đọc có thể hình dung được "accredited" quan trọng như thế nào, tôi xin dẫn chứng. Chỉ riêng ngành luật và chỉ ở tiểu bang California thôi đã có đến gần 60 đại học cấp bằng tiến sĩ luật (Juris Doctor - bằng cấp 1 về luật học - a first degree in law). Trong đó, chỉ có 20 trường được ABA công nhận - tốt nghiệp có thể thi ra luật sư và hành nghề ở bất cứ tiểu bang nào trên khắp nước Mỹ, 18 trường được tiểu bang công nhận - được thi ra luật sư và hành nghề trong phạm vi bang California và một số bang có liên kết, 15 trường học theo dạng online hoặc hàm thụ có đăng ký với Hiệp hội Luật sư California - được thi ra luật sư và hành nghề ở California. Những trường còn lại không được công nhận. Do vậy, học phí cũng chênh lệch một trời một vực: với trường được ABA công nhận, học phí một năm (2 học kỳ) có trường lên tới gần 40.000 USD, trong khi có trường không được công nhận thì chỉ thu học phí 1.500 USD/năm.

Xin thận trọng khi dịch từ university, college và school

Nhân đây cũng đề nghị những dịch giả, khi dịch các từ university và college nên thận trọng. Không nên quá câu nệ vào từ điển mà dịch university là đại học "tổng hợp" đa ngành, còn college thì dịch ngay là cao đẳng hay đại học cộng đồng, dịch như thế là không đúng lắm. Nếu ta nắm rõ quy mô của trường thì ta dịch dễ dàng, còn nếu không thì cứ giữ nguyên văn, thí dụ: Denver University - Đại học tổng hợp Denver - vì ta biết đây là trường lớn, còn Modern University chẳng hạn, nếu ta không nắm rõ quy mô thì nên dịch là đại học Modern hoặc giữ nguyên Modern University chứ không nên dịch ngay là "trường đại học tổng hợp Modern" vì biết đâu, đây là một trường chỉ có vài chục sinh viên, hoặc chỉ dạy vài môn học...

Ở Mỹ, college và school còn dùng để chỉ các trường chuyên nghiệp. Thí dụ, College of Law (trường luật), School of Medicine (trường Y) cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ. College và school còn để chỉ đại học hoặc một bộ phận của đại học nằm trong một university, cũng đào tạo và cấp bằng từ cử nhân đến tiến sĩ. Chẳng hạn như Yale University, ngoài hệ thống các trường đào tạo cử nhân, các trường đào tạo bậc sau đại học, còn có các trường chuyên nghiệp (Professional Schools) như: School of Architecture (Trường Kiến trúc), Law School (Trường Luật), School of Medicine (Trường Y).

Những đại học cộng đồng ở Mỹ cũng được gọi là college, thí dụ Aims Community College (đại học cộng đồng Aims). Thông thường, các đại học cộng đồng chỉ cấp chứng chỉ nghề (certificate) cho các khóa từ vài tháng đến hơn một năm hoặc bằng đại học đại cương 2 năm (Associate Degree) để sinh viên tiếp tục theo học chuyên ngành theo hệ thống mà trường liên kết đào tạo. Nên nhớ là khi một người Mỹ hỏi một người lớn "Where did you go to school?" tức họ có ý muốn hỏi "What college or university did you study in?" (Bạn đã theo học trường đại học nào?).

Thế nên, đừng có thấy college và school mà đã vội "chê" và cũng đừng thấy university mà "ham". Hãy thận trọng tìm hiểu trước khi quyết định nên theo học trường nào

(Theo Thanh Niên)

Bước đầu tiên cho kế hoạch du học Pháp

Bước đầu tiên cho kế hoạch du học Pháp CEF, Trung tâm Du học Pháp là văn phòng chính thức thuộc Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam dành cho người có nguyện vọng học đại học và sau đại học tại Pháp.
Ảnh: CEF

Ảnh: cefvietnam

CEF giúp xử lý hồ sơ của thí sinh hoàn toàn bằng máy tính, rút ngắn đáng kể thời gian chờ đợi và cho phép theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ trên thời gian thực tế. Thủ tục này hoàn toàn miễn phí và không hề áp đặt một trách nhiệm nào đặc biệt. 

Với việc truy cập vào trang www.cefvietnam.org bạn chỉ cần có một địa chỉ e-mail và trả lời một vài câu hỏi thì sau đó bạn sẽ được tặng một mã số cá nhân, bạn sẽ cần đến mã số này khi bạn nộp hồ sơ xin thị thực du học.

Một trang cá nhân

Trên trang cá nhân này, tiếp cận qua hộp thư e-mail của bạn, sẽ có tất cả các thông tin liên quan đến bạn. Nếu bạn cụ thể hóa ý định của mình bằng một hồ sơ du học, trang cá nhân này sẽ cho phép bạn theo dõi hồ sơ của mình và biết được kịp thời hồ sơ của mình đã đầy đủ chưa, khi nào cần phải làm gì,... Trang cá nhân cũng sẽ là hộp thư và là nơi trao đổi thông tin của bạn với CEF: Bạn có thể liên lạc trực tiếp với CEF - tìm hiểu thông tin, xin tư vấn hay giải thích về một chương trình đào tạo nào đó mà bạn quan tâm để chuẩn bị một cách tốt nhất kế hoạch du học của mình. Một nhân viên của CEF sẽ nhanh chóng trả lời bạn trực tiếp trên trang cá nhân của bạn. 

 Điền mẫu khai sinh viên "formulaire étudiant" !

Hãy nói về kế hoạch du học của bạn bằng cách điền mẫu khai "formulaire étudiant", mà bạn sẽ tiếp cận qua địa chỉ e-mail trên trang cá nhân của bạn. Mẫu khai này cho biết về những lựa chọn của bạn cho kế hoạch du học, về quá trình học tập, về những kinh nghiệm làm việc mà bạn đã có, về trình độ ngoại ngữ của bạn…

Thanh toán lệ phí !

Lệ phí chung CEF là 200 €, bao gồm phí kiểm tra trình độ tiếng Pháp (TCF) và phí phỏng vấn. Bạn có thể thanh toán bằng tiền mặt và bằng Việt Nam đồng theo những phương thức sẽ được thông báo trên trang cá nhân của bạn. Đặc biệt lưu ý: bạn cần chỉ rõ mã số cá nhân khi thanh toán.
Trong những trường hợp đặc biệt bạn có thể thanh toán bằng chuyển khoản.

Tất cả các sinh viên được học bổng của Pháp (Đại sứ quán Pháp, Eiffel, AUF) hay các học bổng đồng tài trợ giữa Đại sứ quán Pháp với các cơ quan Việt Nam (Pétro Việt Nam, Việt Nam Airlines, Bộ Giáo dục Việt Nam, Ủy Ban Nhân Dân TP HCM….) đều được miễn phần phỏng vấn. Tuy nhiên, những sinh viên này vẫn phải đăng ký vào mạng của CEF và sau đó có thể xin hẹn trực tiếp với phòng visa, sau khi thi xong TCF nếu như họ không thuộc diện được miễn thi TCF. Khi đến nộp hồ sơ xin visa, ngoài các giấy tờ yêu cầu, phải nộp chứng nhận học bổng và cho biết số đăng ký trên mạng CEF

Chuẩn bị hồ sơ !

Khi kế hoạch của bạn đã được xây dựng hoàn tất, bạn sẽ cần phải chuẩn bị những giấy tờ cần thiết cho việc xử lý hồ sơ của bạn tại CEF và Lãnh sự, sau đó gửi qua bưu điện hoặc tới nộp trực tiếp tại địa chỉ sẽ được thông báo trên trang cá nhân của bạn. Lưu ý: hãy ghi rõ trên phong bì họ tên và mã số của bạn. Trong trường hợp hồ sơ gửi qua bưu điện, CEF sẽ thông báo với bạn qua trang cá nhân ngay khi nhận được.

Phỏng vấn tại CEF!

Bạn có thể lấy hẹn phỏng vấn với CEF qua trang cá nhân của mình.
Cuộc phỏng vấn tại CEF là một cuộc nói chuyện riêng khoảng chừng 20 phút với các nhân viên của CEF, tại văn phòng của trung tâm. Bạn sẽ phải trình diện với những giấy tờ gốc của hồ sơ. Cuộc phỏng vấn sẽ diễn ra bằng tiếng Pháp (hoặc tiếng Anh nếu như bạn đăng ký đi học bằng tiếng Anh), bạn sẽ phải giới thiệu về quá trình học tập của bạn, về những lý do thôi thúc bạn đi du học và nhất là bạn sẽ phải cho thấy sự hợp lý giữa trình độ học vấn hay kinh nghiệm làm việc của bạn với kế hoạch du học tại Pháp. Sau cuộc phỏng vấn này bạn sẽ được cấp một giấy chứng nhận của CEF và bạn sẽ phải trình giấy chứng nhận này khi trả lệ phí xin visa.

Chuẩn bị hồ sơ xin thị thực !

Bạn chỉ có thể tiến hành thủ tục xin thị thực du học với Lãnh sự quán Pháp sau khi đã qua cuộc phỏng vấn kiểm tra tại CEF. Thủ tục xin thị thực du học làm tại phòng Visa của Lãnh sự quán với hồ sơ đầy đủ bao gồm cả giấy chứng nhận của CEF. Lệ phí xin visa là 49.50 € trả bằng tiền mặt.

  • Nếu hộ chiếu của bạn đã được cấp tại Hà Nội hoặc Đà Nẵng bạn sẽ phải gọi điện tới phòng visa Đại sứ quán Pháp tại HN để lấy hẹn đến nộp hồ sơ và nộp lệ phí xin thị thực. Kết quả của việc xét hồ sơ xin thị thực sẽ được thông báo trên trang cá nhân của bạn. Đừng quên kiểm tra thông tin thường xuyên. Trong trường hợp được chấp nhận phòng visa sẽ cho bạn một cái hẹn để đến trình hộ chiếu và nhận thị thực.
  • Nếu hộ chiếu của bạn đã được cấp tại TP Hồ Chí Minh, bạn sẽ phải đến nộp hồ sơ và lệ phí xin thị thực tại phòng visa của Lãnh sự quán Pháp tại TP HCM vào giờ làm việc sẽ được thông báo trên trang cá nhân của bạn. Bạn sẽ được thông báo về kết quả của việc xét hồ sơ xin thị thực trên trang cá nhân của mình. Trong trường hợp được chấp nhận phòng visa sẽ thông báo qua trang cá nhân của bạn ngày giờ bạn có thể đến nhận thị thực với hộ chiếu của mình. Đừng quên kiểm tra thường xuyên trang cá nhân của bạn.

  N.Đ.

Du học hưởng lương tại SHMS, Thụy Sĩ

Du học hưởng lương tại SHMS, Thụy Sĩ Hội thảo giới thiệu về chương trình đào tạo của trường được tổ chức lúc 17h30 ngày 31/10 tại khách sạn Horison, 40 Cát Linh, Hà Nội và lúc 18h ngày 1/11 tại khách sạn Kim Đô, 133 Nguyễn Huệ, quận 1, TPHCM.
Ảnh: Visco

Ảnh: Visco

S.H.M.S là trường đào tạo quản lý khách sạn dạy bằng Tiếng Anh lớn nhất Thụy Sĩ với hơn 850 sinh viên đang học tập. S.H.M.S thuộc Hiệp hội các trường khách sạn Thụy Sĩ (ASEH). Các trường thuộc hiệp hội này phải hội tụ trên 110 tiêu chí về chất lượng, bằng cấp, cơ sở vật chất,…. .

Hai địa điểm học của trường tại Caux/ Montreux và Leysin là các khách sạn 5 sao nổi tiếng của Thụy Sĩ. Sinh viên học tập tại S.H.M.S đến từ hơn 60 quốc gia trên thế giới, rất nhiều người đã trở thành những nhà quản lý hàng đầu thế giới trong lĩnh vực du lịch khách sạn.

SHMS liên kết với một trong 5 đại học đào tạo quản trị du lịch khách sạn hàng đầu của Anh, đại học Derby để cấp bằng đại học và thạc sĩ. Sinh viên tốt nghiệp đại học được nhận 3 bằng:

- Bằng Cao đẳng của SHMS

- Bằng của hiệp hội nhà ở và khách sạn của Mỹ

- Bằng cử nhân của đại học Derby, Anh quốc

Chương trình học được thiết kế đặc biệt: sinh viên học 5 tháng lý thuyết, với chi phí 19.700 USD bao gồm cả học phí, ăn ở, bảo hiểm và tất cả các chi phi cá nhân khác. Sau đó sinh viên thực tập hưởng lương từ 4 đến 6 tháng tại Thụy Sĩ hoặc các nước châu Âu khác. Mức lương trong thời gian đi thực tập là 1.600 – 2.000 USD/ tháng. Số tiền tối đa mà sinh viên có thể nhận được trong kỳ thực tập 10.000-12.000 USD.

Đặc biệt, chương trình sau đại học của SHMS thu hút nhiều sinh viên đã tốt nghiệp đại học 1 chuyên ngành bất kỳ, muốn chuyển sang chuyên ngành du lịch khách sạn. Những sinh viên này được chấp nhận học 1 năm chương trình sau đại học và học tiếp 1 năm để lấy bằng Thạc sỹ.

Sinh viên học tại SHMS được ở trong các toà nhà theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, có điện thoại, internet, được phục vụ 3 bữa ăn ở trường.

Thời gian khai giảng chính khóa của SHMS vào tháng 2 và tháng 9 hằng năm. Với những sinh viên chưa đủ trình độ tiếng Anh được tham gia lớp học tiếng Ạnh 1-4 tháng khai giảng vào tháng 9,10,11,12 hoặc tháng 5,6,7,8 hằng năm.

Công ty VISCO, đại diện chính thức của SHMS tại Việt Nam giúp sinh viên nhập học vào SMHS hoàn toàn miễn dịch vụ phí. Sinh viên nhập học tháng 5/2006 được tặng vé máy bay và hỗ trợ lệ phí phỏng vấn Visa tại Đại sứ quán.

Chi tiết xin liên hệ:

230 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

ĐT : 04.726 1938 ; Fax: 04.726 1936.

E-mail: viscohanoi@visco.edu.vn

239/A02 Cách Mạng Tháng 8, phường 4, quận 3, TP HCM

ĐT: 08 832 8416, 08.839 0718; Fax: 08.832 8417

E-mail: viscohcm@visco.edu.vn

Website: www.visco.edu.vn

N.Đ.

Du học và thực tập hưởng lương tại Anh Quốc

Du học và thực tập hưởng lương tại Anh Quốc Bà Diana Gomez, Giám đốc tuyển sinh Cao đẳng Hammersmith & West Londonn College, Vương quốc Anh sẽ có buổi giới thiệu về trường với sinh viên Việt Nam lúc 17h ngày 20/10 tại 230 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội và 14h - 19h ngày 24,25/10 tại Khách sạn Equatorial, 242 Trần Bình Trọng, quận 5, TPHCM.
Ảnh: Visco

Ảnh: Visco

Nằm ở trung tâm thủ đô London, với 4 cơ sở học tại Hammersmith, Acton, Ealing và Southall, cao đẳng Hammersmith & West London có hơn 100 năm kinh nghiệm trong giảng dạy các lĩnh vực công nghiệp và thương mại. Trường phát triển các mối quan hệ vững chắc với các đại học và nhiều công ty của Anh.

Thư viện và một khu giảng đường lớn, được trang bị đầy đủ phục vụ tốt nhất cho việc học tập và các hoạt động giải trí của bạn với phòng thực hành tiếng, phòng thu nhạc và trung tâm thể thao, các phương tiện học tập hoàn hảo và dịch vụ Internet miễn phí.

Nhân dịp này trường cũng dành nhưng suất học bổng và những cơ hội học tập cho học sinh Việt Nam như học bổng 100% khoá học hè tiếng Anh, 20% tổng học phí và đặc biệt là các Khoá học sau đại học kéo dài 15–18 tháng, gồm 6 -12 tháng thực tập hưởng lương. Mức lương tối thiểu trong thời gian thực tập là ₤800/tháng.

Trường có chương trình học đa dạng: tiếng Anh, Phổ thông, A-level, Dự bị đại học, Đại học đại cương, Sau đại học và các khoá học nghề.

Các chuyên ngành giảng dạy:

 - Quản lý và Kinh doanh (18 tháng, gồm 9-12 tháng thực tập)

- Du lịch và Lữ hành (18 tháng, gồm 6 - 9 tháng thực tập)

- Quản lý Khách sạn (18 tháng, gồm 6-9 tháng thực tập)

- Y tá (43 tuần, gồm 34 tuần thực tập)

- Hệ thống mạng máy tính ( 15 tháng, gồm 9 tháng thực tập)

- Quản lý Trung tâm tổng đài (18 tháng, gồm 9 tháng thực tập)

- Nghệ thuật Ẩm thực (18 tháng, gồm 9-12 tháng thực tập)

- Công nghệ Thông tin (8 tháng, gồm 9-12 tháng thực tập)

- Sản xuất phim và truyền hình (18 tháng, gồm 9-12 tháng thực tập)

Yêu cầu nhập học: sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng hoặc có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đăng ký học; IELTS 5.5 – 6.0 (sinh viên chưa đủ điểm có thể học khoá tiếng Anh trước)

Các khoá học được khai giảng vào tháng: 1, 4, 9

Thông tin có thể tham khảo tại: www.wlc.ac.uk

Chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty tư vấn du học Visco

230 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

ĐT: 04 726 1938; Fax: 04 726 1936

E-mail: viscohanoi@visco.edu.vn

239/A02 Cách Mạng Tháng 8, phường 4, quận 3, TP HCM

ĐT: 08 832 8416; Fax: 08 832 8417

E-mail: viscohcm@visco.edu.vn

Website: www.visco.edu.vn

N.Đ.

 

 

Thận trọng khi chọn trường liên kết

Thận trọng khi chọn trường liên kết Các chương trình giảng dạy liên kết với nước ngoài đang thu hút nhiều phụ huynh học sinh. "Chi phí bằng 1/3, học nội địa nhưng bằng ngoại nhập". Chương trình giảng dạy được quảng cáo là 100% của nước ngoài nhưng thực tế nó đã được giảm nhẹ đi rất nhiều.

Bập bẹ tiếng Anh vẫn được học, nhưng không đạt thì đóng tiền học lại. Có những trường rởm chỉ cần ghi danh vào là nhận được tấm bằng đóng dấu đỏ chói. Hiện đã có một số trường dạng này xuất hiện tại Việt Nam.

Chương trình cử nhân cao đẳng công nghệ thông tin của trường Saigontech (phân hiệu chính thức tại Việt Nam của trường Houston Community College, Texas, Mỹ) thì tiếng Anh không phải là điều kiện bắt buộc để xét tuyển. Trong khi chương trình lại được quảng cáo là người học sẽ học hoàn toàn bằng tiếng Anh với các giảng viên nước ngoài.

Nhân viên trường giải thích, năm đầu tiên người học sẽ chỉ tập trung học ngoại ngữ, cho đến khi đạt yêu cầu, nếu chưa đạt phải đóng tiền học lại với giá 1.500 USD/năm.

Theo các chuyên gia, để có thể theo học được các chương trình nước ngoài thì yêu cầu tối thiểu đối với người học là phải đạt điểm TOEFL trên 500. Với thời gian trong vòng 1 năm để một người từ chỗ tiếng Anh chỉ bập bẹ đến chỗ đạt điểm số trên là điều không thể thực hiện được.

Các chương trình giảng dạy hiện có tại Việt Nam, mặc dù trường quảng cáo là 100% của nước ngoài nhưng thực tế nó đã được giảm nhẹ đi rất nhiều.

Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng lý do chính là trình độ ngoại ngữ của người học không đủ để tiếp thu và thời lượng dành cho các môn học là quá ngắn.

Một du học sinh cho biết, cũng cùng một môn học đó, của cùng một trường nhưng tại nước sở tại họ đào tạo trên 3 tháng, nhưng tại Việt Nam thì được rút ngắn xuống chỉ còn 1 đến 1,5 tháng. Với thời gian như vậy, chỉ riêng việc đọc giáo trình thôi cũng không đủ nói chi đến việc thảo luận, khơi gợi vấn đề, viết bài luận.

Cách dạy và học kể trên, không khác cách đào tạo tồn tại ở Việt Nam: đọc, chép. Chỉ có giá học phí là khác.

Nhiều trường đã cho bê nguyên xi chương trình của nước ngoài nhưng giảng bằng tiếng Việt. Có trường mời giảng viên ngoại quốc dạy kèm theo phiên dịch. Phổ biến nhất là họ cho mời các giảng viên Việt kiều…

Có những cơ sở sau khi ký kết với đối tác lại hoàn toàn khoán trắng việc đào tạo cho họ, chỉ chờ đến kỳ thu tiền phần trăm. Qua tìm hiểu, tỷ lệ phần trăm trong các chương trình liên kết cũng khá cao nên nhiều trường tìm cách để thu hút càng đông học viên càng tốt bằng cách giảm điều kiện đầu vào.

Hầu hết các đại học nước ngoài vào liên kết với Việt Nam đều ở mức trung bình hoặc dưới trung bình. Chẳng hạn như tại Mỹ, chỉ tính riêng trường đào tạo kinh doanh thôi đã có hơn 3.000 trường, nhưng cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục của Mỹ chỉ công nhận 300 trường đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Có những trường chỉ cần ghi danh vào là nhận được tấm bằng đóng dấu đỏ chói. Hiện đã có một số trường dạng này xuất hiện tại Việt Nam dưới hình thức đào tạo online, trực tuyến.

Người học chỉ cần có mở một tài khoản nhất định, trường đào tạo không cần biết người đó có học hay không, cuối khoá vẫn có bằng tốt nghiệp đóng dấu quốc tế hẳn hoi.

Phần lớn các trường này do chưa xây dựng được uy tín tại nước mình nên đang gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt tại bản xứ, thị phần không cao, nên giải pháp được chọn lựa là mở rộng ra quốc tế, và những nước được nhắm đến thường thuộc về thế giới thứ ba, trong đó có Việt Nam.

(Theo Sài Gòn Tiếp Thị)