Sunday, February 14, 2016

Tỉ lệ xét duyệt đơn I-526/829/924 chương trình EB-5 từ USCIS

Tin đầu tư EB-5 - Tỉ lệ xét duyệt I-526/829/924 chương trình EB-5 từ USCIS năm 2013 Tỉ lệ xét duyệt đơn I-526/829/924 cho chương trình EB-5 từ USCIS năm 2013Visa du học úc jpg" style="width: 571px; height: 279px;" />
 

Tỉ lệ xét duyệt đơn I-526/829/924 cho chương trình EB-5 từ Sở Di trú Mỹ - USCIS năm 2013 được thể hiện qua bảng sau:


Tỉ lệ xét duyệt đơn I-526/829/924 cho chương trình EB-5 từ USCIS năm 2013
 
Nguồn: Sở di trú Mỹ - USCIS

EB-5 : Du lịch và tìm hiểu

Tin đầu tư EB-5 - EB-5 : Du lịch và tìm hiểu Có hơn 200 trung tâm vùng đã được cộng nhận bởi Sở Di Trú Hoa Kỳ ( USCIS). Visa du học úc mất bao lâu Bạn có thể tìm hiểu và đặc biệt là bạn có thể đế tham quan một trong số trung tâm vùng ở Mỹ.
 
Trung tâm vùng sẽ sắp xếp một tour du lịch để đế tham quan chương trình của họ
 
Một số trung tâm vùng không có tour du lịch tham quan trung tâm vùng của họ, một số khác cung cấp đi theo nhóm và có thể cung cấp các tour du lịch cá nhân. Các tour du lịch này bao gồm giải thích các trung tâm vùng ,và một chuyến đi xung quanh cơ sở, và tìm hiểu nước Mỹ, cuộc sống và con người ở đây.
 
Sẽ có những điều thật sự hữu ích nếu bạn tham gia các tour du lịch EB-5 :
 
- Các tour du lịch sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn bạn đang đầu tư vào điều gì trong trung tâm vùng đó ( văn phòng, khác sạn, y tế, bệnh viện…) ngoài những điều được biết trên giấy tờ.
 
- Bạn sẽ được nghiên cứu kĩ hơn về vấn đề mình sẽ đầu tư và khu vực xung quanh , điểm mạnh yếu và tiềm năng trong chương trình đầu tư.
 
- Ngoài ra còn còn được tư vấn chổ định cư, cuộc sống, mội trường, khả năng hòa nhập, việc làm, trường học. Để bạn có thề chuẩn bị tốt nhất cho gia đình bạn.

Tác động Hành Pháp của Tổng Thống Obama về Di Trú

Tin di trú Mỹ - Tác động Hành Pháp của Tổng Thống Obama về Di Trú Như đã tiên đoán, những người được hưởng lợi ích trực tiếp qua tác động hành pháp của Tổng Thống là những di dân đang ở Hoa Kỳ bất hợp pháp trên 5 năm và con cái của họ là công dân Mỹ hoặc là những thường trú nhân hợp pháp. Sau khi trải qua việc kiểm tra lý lịch hình sự và đóng lệ phí, những di dân bất hợp pháp hiện nay có thể thoát khỏi nỗi ám ảnh bị trục xuất trong 3 năm và được phép làm việc. Tòa Bạch Ốc nghĩ rằng có khoảng 4 triệu 100 ngàn người có thể hợp lệ để hưởng lợi ích qua quyết định hành pháp này.   Ông Obama cũng nới rộng chỉ thị của ông về chương trình DACA 2012 cho phép hoãn lệnh trục xuất những di dân trẻ nhập cảnh Hoa Kỳ bất hợp pháp. Chương trình DACA sẽ mở rộng cho những người nhập cảnh Hoa Kỳ khi còn thơ ấu trước năm 2010, thay vì là năm 2007 như hiện nay, và sẽ hủy bỏ điều kiện áp dụng cho những đương đơn phải dưới 31 tuổi. Hiện nay, bất cứ ai đến Hoa Kỳ khi còn thơ ấu có thể nộp đơn nếu họ nhập cảnh Hoa Kỳtrước ngày 1 tháng 1 năm 2010 - bất kể hiện nay họ bao nhiêu tuổi.
Tác động Hành Pháp của Tổng Thống Obama về Di Trú
  Việc duyệt xét đơn nới rộng chương trình DACA nói trên sẽ có thể bắt đầu vào mùa Xuân năm 2015. Nhiều chi tiết liên quan đến bài diễn văn của ông Obama vẫn chưa được phổ biến. Trong những tháng tiếp theo, chúng ta sẽ biết chính xác những Tác Động Hành Pháp sẽ được áp dụng ra sao.   Cha mẹ của những công dân Mỹ và thường trú nhân sẽ có thể ở lại Hoa Kỳ tạm thời mà không còn sợ bị trục xuất nữa.   Những cư dân không có giấy tờ hợp lệ có thể xin việc làm và hòa nhập vào xã hội Hoa Kỳ hợp pháp, nhưng không thể tham gia bầu cử hoặc nộp đơn xin chương trình bảo hiểm sức khỏe ObamaCare. Tác động hành pháp sẽ áp dụng cho những người từng ở Hoa Kỳ trong 5 năm qua, không phạm pháp và trả thuế.   Ông Obama nói trong bài diễn văn ngày 20 tháng 11 năm 2014 rằng việc cố gắng trục xuất tất cả 11 triệu người sống ở Hoa Kỳ bất hợp pháp là điều không thực tế. Ông nói rằng Tác Động Hành Pháp là một sự cảm thông, hướng đến sự hài hòa: Nếu quý vị hội đủ điều kiện, quý vị có thể bước ra khỏi bóng tối và thi hành luật pháp. Nếu quý vị là một kẻ gây tội ác, quý vị sẽ bị trục xuất.  

Ba yếu tố chính trong Tác Động Hành Pháp của ông Obama là:

 
  • Phá vỡ tình trạng di trú bất hợp pháp ở biên giới;
  • Trục xuất những người có tội đại hình, nhưng không trục xuất gia đình họ;
  • Thiết lập việc điều tra tội phạm và đánh thuế những di dân không có giấy tờ hợp pháp.
  Nếu những di dân không có giấy tờ hợp lệ có thể nộp chứng từ kiểm tra lý lịch, ghi danh với chính phủ, trả lệ phí và chứng minh có con sinh đẻ ở Mỹ, họ sẽ có cơ hội xin cứu giúp tạm thời không bị trục xuất và được phép làm việc trong ba năm.  

Những điểm nổi bật khác trong bài diễn văn của Tổng thống Obama:

 
  • Đơn xin miễn (áp dụng vi phạm) I-601A sẽ cũng được áp dụng cho người hôn phối của các thường trú nhân vì lý do cư ngụ không hợp pháp.
  • Tiêu chuẩn phải chứng minh sự "vô cùng khó khăn" cho đơn I-601 và I-601A sẽ được điều chỉnh lại để không quá khó khăn.
  • Sẽ có một giác thư của Tổng Thống và một ban thi hành được thành lập. Nhiều sự thay đổi sẽ xảy ra trong tương lai khi những điều luật chính thức ban hành.
  Những chính sách và luật di trúthường bị ảnh hưởng bởi chính trị, vì thế Tác Động Hành Pháp của Tổng thống Obama nhắm vào hàng triệu người mà hầu hết là di dân bất hợp pháp nói tiếng Tây Ban Nha tại Hoa Kỳ.   Mặc dù Tác Động Hành Pháp có thể bị hủy bỏ bởi một Tổng Thống kế tiếp nhưng không dễ dàng như vậy. Tổng Thống kế tiếp cũng cần phải lưu tâm đến nhu cầu cần sự ủng hộ của cộng đồng nói tiếng Tây Ban Nha tại Hoa Kỳ.   Tác Động Hành Pháp của ông Obama giúp được những gì cho các đương đơn tương lai đang đợi di dân hợp pháp đến Hoa Kỳ? Không có gì thay đổi với những hồ sơ hợp lệ cấp visa di dân, cũng như về thời gian và phương thức giải quyết. Xin visa du học mỹ
Lê Minh Hải - Báo Trẻ Online

Luật di Trú - Quốc Tịch Hoa Kỳ

Tin di trú Mỹ - Luật di Trú - Quốc Tịch Hoa Kỳ Ðể được trở thành công dân Hoa Kỳ, đương đơn phải hội đủ 7 điều kiện:  
  • Ðiều kiện thứ nhất: đương đơn phải ít nhất là 18 tuổi.
  • Ðiều kiện thứ hai: đương đơn phải được nhập cảnh Hoa Kỳ hợp pháp theo diện thường trú nhân.
  • Ðiều kiện thứ ba: đương đơn phải cư ngụ liên tục 5 năm ở Hoa Kỳ (trường hợp chỉ cần 3 năm nếu vợ hoặc chồng của đương đơn là công dân Hoa Kỳ, và đã lập hôn thú với nhau ít nhất 3 năm).
  • Ðiều kiện thứ tư: đương đơn phải có mặt tại Hoa Kỳ ít nhất là phân nửa thời gian.
  • Ðiều kiện thứ năm: Ðương đơn phải là người tuân theo các điều luật của hiến pháp Hoa Kỳ.
  • Ðiều kiện thứ sáu: đương đơn phải bày tỏ sự hiểu biết căn bản về Anh ngữ, về lịch sử và về chính phủ Hoa Kỳ.
  • Ðiều kiện thứ bảy: đương đơn phải là người công dân tốt, có tư cách tốt.
  Ðiều kiện thứ nhất: đương đơn phải 18 tuổi lúc nộp đơn (ngoại trừ đương đơn được miễn vì nghĩa vụ trong thời kỳ chiến tranh). Ngày nộp đơn nghĩa là ngày đơn quốc tịch được Sở Di Trúnhận. Nếu đơn nộp trước ngày sinh nhật thứ 18 thì khi phỏng vấn, sĩ quan của Sở Di Trú Hoa Kỳsẽ tự động bác đơn.
 
Luật di Trú - Quốc Tịch Hoa Kỳ   Ðiều kiện thứ hai: là người nộp đơn phải được nhập cảnh Hoa Kỳ hợp pháp theo diện thường trú nhân. Nghĩa là chỉ có thường trú nhân mới được nộp đơn để trở thành công dân Hoa Kỳ (ngoại trừ đương đơn được miễn vì nghĩa vụ trong thời kỳ chiến tranh).   Ðiều kiện thứ ba: Đương đơn phải cư ngụ liên tục tại Hoa Kỳ 5 năm (3 năm nếu vợ hoặc chồng của đương đơn là công dân Hoa Kỳ như đã ghi ở trên). Cư ngụ liên tục có nghĩa là đương đơn phải nhận Hoa Kỳ là nơi định cư của họ. Ðể rõ hơn, cư ngụ liên tục không có nghĩa bắt buột luôn luôn phải có mặt tại Hoa Kỳ, đương đơn được quyền rời Hoa Kỳ thời gian ngắn hạn trong 5 năm thường trú, nhưng khi rời Hoa Kỳ phải có ý định trở lại Hoa Kỳ. Nếu đương đơn vắng mặt tại Hoa Kỳ liên tục từ 6 tháng cho đến 1 năm, thì sự vắng mặt đó sẽ cắt đứt sự cư ngụ liên tục tại Hoa Kỳ và đơn sẽ bị bác. Nhưng nếu đương đơn chứng minh rằng họ vẫn còn việc làm tại Hoa Kỳ, vẫn còn gia đình thân thuộc cư ngụ tại Hoa Kỳ, và trong thời gian vắng mặt Hoa Kỳ họ không làm việc ngoài Hoa Kỳ thì sự vắng mặt đó sẽ không bị cắt đứt quyền cư ngụ liên tục tại Hoa Kỳ. Nếu vắng mặt tại Hoa Kỳ liên tục từ 1 năm trở đi sẽ bị phạt và phải bắt đầu thời gian cư ngụ tại Mỹ lại 4 năm 1 ngày, sau đó mới có thể được nộp đơn lại.

Ðiều kiện thứ tư: Ðương đơn phải có mặt tại Hoa Kỳ ít nhất là phân nửa thời gian của 5 năm (3 năm nếu vợ/chồng của đương đơn là công dân Hoa Kỳ). Nếu đương đơn nộp đơn dưới trường hợp 5 năm, thì đương đơn phải có mặt tại Hoa Kỳ 30 tháng tức là 2 năm rưỡi. Nếu đương đơn nộp đơn dưới trường hợp 3 năm, thì đương đơn phải có mặt tại Hoa Kỳ 18 tháng tức là 1 năm rưỡi.   Ðiều kiện thứ năm: Ðương đơn phải là người tuân theo điều luật của hiến pháp Hoa Kỳ. Phải thề trung thành với nước Mỹ, phải đồng ý cầm súng bảo vệ nước Mỹ (hoặc được miễn vì sự tôn sùng đạo), v. v.   Ðiều kiện thứ sáu: Ðương đơn phải bày tỏ là có sự hiểu biết căn bản về Anh ngữ, về lịch sử và về chính phủ Hoa Kỳ. Ðương đơn phải biết đọc, biết viết, biết nói và hiểu được tiếng Anh hoặc được miễn. Có 2 trường hợp đương đơn được miễn Anh ngữ. Trường hợp thứ nhất là đương đơn đã trên 50 tuổi và đã là thường trú nhân trên 20 năm hoặc đã trên 55 tuổi và đã là thường trú nhân trên 15 năm. Trường hợp thứ hai đương đơn được bác sĩ chứng nhận đơn N-864 (tức là disability waiver) là đương đơn bị bịnh nên không đủ khả năng để học Anh ngữ.   Ðiều kiện thứ bảy: Ðương đơn phải là người công dân tốt, có tư cách tốt. Sau đây là những trường hợp Sở Di Trú cho là đương đơn không có tư cách tốt:

  1. Thứ nhất: Những thanh thiếu niên từ 18 đến 26 tuổi phải đăng ký nghĩa vụ (selective service). Những người nào phải đăng ký nghĩa vụ mà lại không đăng ký, quá thời hạn đăng ký, sẽ bị phạt 5 năm không được nhập tịch Hoa Kỳ.
  2. Thứ nhì: Bị kết án giết người;
  3. Thứ ba: Bị kết án những hình tội Sở Di Trú cho là Aggravated Felony (nghĩa là đại tội) vào ngày 29 tháng 11 năm 1990 hoặc sau ngày 29 tháng 11 năm 1990, vì ngày này là ngày đạo luật IMMACT 90 (tức là đạo luật 1990) được chấp hành;
  4. Thứ tư: Nếu trong thời gian 5 năm hoặc 3 năm, người nộp đơn:
a. Phạm hình tội liên quan đến tư cách tốt, hoặc:
b. Ðang lãnh tiền già (tức là tiền SSI), rời khỏi Hoa Kỳ quá một tháng mà không thông báo với sở Xã Hội, hoặc;
c. Không cấp dưỡng cho con cái (tức là child support), hoặc;

d. Ði làm mà không khai thuế, v. v. . .
  • Thứ năm: Phạm tội liên can đến controlled substance - thuốc phiện, cần sa, ma túy, v. v. Visa du học anh . .
  Ðơn nhập tịch có thể nộp trong vòng 90 ngày trước 5 năm hoặc 3 năm (nếu vợ hoặc chồng của đương đơn là công dân Hoa Kỳ như đã ghi ở trên. ) Trường hợp 3 năm, người nộp đơn phải chứng minh vẫn còn sống chung với người vợ hoặc chồng là công dân Hoa Kỳ. Trường hợp nộp đơn sớm 90 ngày trước khi hội đủ 5 năm chỉ được áp dụng trong trường hợp cư trú liên tục tại Hoa Kỳ mà thôi.   Lưu ý quan trọng: Nếu thường trú nhân vắng mặt tại Hoa Kỳ trên 1 năm khi trở về Hoa Kỳ mà không có re-entry permit, thẻ xanhsẽ bị lấy lại tại cửa nhập cảnh và sẽ bị đưa ra tòa Di Trú trục xuất. Sở Di Trúcho rằng những người thường trú nhân này "abandonned residency" tức là đã rời bỏ Hoa Kỳ và không có ý định ở lại Hoa Kỳ nửa. Nhưng nếu thường trú nhân vắng mặt tại Hoa Kỳ trên 1 năm và dưới 2 năm, khi trở về Hoa Kỳ có re-entry permit thì có thể sẽ được cho nhập cảnh nhưng về vấn đề quốc tịch thì sẽ bị phạt 4 năm 1 ngày.
Nguyễn Ngọc  Chương - Người Việt Online

Tại sao bạn không được cấp visa định cư Mỹ - visa Dinh cu My

Tin di trú Mỹ - Vì sao bạn không được cấp visa định cư Mỹ? Bạn muốn sang Mỹ định cưnhưng không có tấm thẻ VISA để xuất cảnh vì không được cấp, nhưng bạn không hiểu lý do vì sao không được cấp VISA định cư Mỹ.
 

- Không có cách nào chứng minh tài chính:


Đây chính là một lý do khiến bạn vào Mỹ không thành, vì nếu sang Mỹ, bạn sẽ không trở thành gánh nặng của công chúng Mỹ, hoặc là người tìm việc làm mà chưa nhận được giấy phép của Bộ lao động Mỹ. Mỗi một người đăng ký VISA cần các cách thức khác nhau để chứng minh bản thân có đủ khả năng kinh tế, hoặc là có người thân tại Mỹ có đủ khả năng hỗ trợ về mặt kinh tế, hoặc là đã tìm được việc làm hợp pháp tại Mỹ, hoặc là có khoản tiền tiết kiệm tương đối lớn tại ngân hàng,…
 
visa dinh cu my .  Vì sao bạn không được cấp visa định cư Mỹ?

- Vi phạm luật di trú:


Bạn bị Cục di trú Mỹtrục xuất về nước chưa đủ 1 năm mà lại nhận được giấy phép có liên quan tới đương Cục, lại một lần nữa đăng ký nhập cảnh; hay thuộc diện trao đổi học tập tham quan sau khi rời khỏi Mỹ, thời gian cư trú tại Việt Nam chưa đủ 2 năm trở lên; không có hộ chiếu hợp lệ, làm hồ sơ không đúng sự thật để lừa lấy VISA

- Về mặt hình sự:
 

Theo quy định của luật di trú Mỹ, người có tội hình sự không được nhận visa nhập cảnh vào Mỹ. Nhưng không phải tất cả người phạm tội hình sự đều không có tư cách nhận được, trong một số trường hợp, vợ/ chồng hoặc con cái hoặc bố mẹ của công dân Mỹ hoặc là thường trú nhân thì lại có thể không chịu sự hạn chế về điều luật này.  

 - Về mặt thủ tục đăng ký:
 

Bạn không thể cung cấp hồ sơ chứng minh cần thiết mà bị từ chối, đây là một nguyên nhân lớn mà người đăng ký không thể nhận được Làm visa du học mỹ dautumy. us/programs/20/visa-dinh-cu">visa nhập cảnh. Các loại chứng minh được cung cấp không chính xác hoặc không đầy đủ, hoặc là vì tài liệu cung cấp không phù hợp với sự thật,… Do vậy,  cách giải quyết vấn đề tốt nhất là tuân thủ theo ý kiến của cán bộ VISA và quy định của luật pháp Mỹ, bổ sung các tài liệu cần thiết, thực sự yêu cầu sẽ hoàn tất các loại tài liệu chứng minh.  

- Về mặt đạo đức: 
 

Phương diện, hành vi đạo đức của bạn không đứng đắn cũng là một trong những nguyên nhân bị từ chối cấp VISA, chủ yếu bao gồm: hoạt động mại dâm, bao gồm người bán dâm và người có liên quan như má mì,…; mục đích vào nước Mỹ, là âm mưu dùng hành vi phi pháp để mưu sinh hoặc kinh doanh;…  

- Về mặt sức khỏe
 

Nguyên nhân về mặt trị liệu sức khỏe sẽ khiến cho việc xin cấp VISA bị từ chối, chủ yếu bao gồm những vấn đề sau:  người bị bệnh thần kinh; người bị mắc bệnh thần kinh nghiêm trọng, không thể tự lo liệu cho cuộc sống của bản thân. Không bao gồm người bị bệnh thần kinh nhẹ hoặc bị thần kinh mang tính gián đoạn; người mắc bệnh truyền nhiễm, bị bệnh AIDS hoặc là người mắc bệnh phổi và các triệu chứng bệnh khác dễ phát sinh truyền nhiễm;…   Do vậy, khi muốn định cư Mỹ, bạn nên tìm hiểu thật kỹ trước khi nộp hồ sơ xin VISA. Hoặc có thể sử dụng dịch vụ làm VISA của các công ty dich vu lam VISA để tiết kiệm thật nhiều thời gian và chi phí đi lại cho mình.
Theo: Visahcm

Ngọc Trong Tim - tiếp tục tỏa sáng trên đất Mỹ - Di trú mỹ

Tin di trú Mỹ - 'Ngọc Trong Tim' tiếp tục tỏa sáng trên đất Mỹ Đầu tư mỹ - Ngày thằng con lớn của tôi được đoạt giải hùng biện trong trường, cả nhà ai cũng ngạc nhiên. . . Cho đến khi tôi gặp bà giáo, bà nói lý do thằng bé thắng vì câu chuyện của nó kể là chuyện thật. bảo lãnh định cư mỹ

Câu chuyện nói về đứa em trai duy nhất của nó bị bệnh tự kỷ, và bà cho biết có một đoạn nó đã ngừng lại một lúc để lấy lại bình tĩnh vì xúc động khi tả lại cảnh mỗi lần thằng em nổi giận là tự đập đầu vào tường. . .
 
'Ngọc Trong Tim' tiếp tục tỏa sáng trên đất Mỹ
Các thành viên nhóm Ngọc Trong Tim. (Ảnh: Ngọc Trong Tim cung cấp)
  Cách đây không lâu, trên TV họ loan tin tại Los Angeles, khoảng 200 người đổ xô đi tìm đứa trẻ 10 tuổi bị chứng tự kỷ, đang ở nhà tự nhiên mở cửa đi ra ngoài đường, rồi bỏ đi mất biệt luôn. . .   "Ngọc Trong Tim" là một trong những chương trình biểu diễn hiếm hoi trên đất Mỹ đã và sẽ tiếp tục đưa một trong những đứa bé tự kỷ đó lên sân khấu.   Không chỉ vậy, đến với "Ngọc Trong Tim" năm nay, các khán giả sẽ còn được thưởng thức nhiều tiết mục hay bất ngờ của nhiều tài năng khuyết tật cùng các nghệ sĩ danh tài khác nữa.   Mặc dầu đến hôm nay "Ngọc Trong Tim" đã là một cái tên thân thương với nhiều khán thính giả trong cộng đồng Việt Nam trên đất Mỹ nhưng từ ngày phát hành DVD đầu tiên vào ngày 9 tháng 9 năm 2009 đến nay, mỗi buổi sáng khi tôi và Thành Lễ gặp nhau, sự nhiệt tình, nét sôi động của anh chàng này khi chia sẻ về những kế hoạch lớn mà "Ngọc Trong Tim" đã và sẽ thực hiện ở một số tiểu bang, trong đó có cả tại California, chỉ có tăng thêm chứ không giảm.   Như mục đích đầu tiên của dự án đặt ra là phải tạo điều kiện tối đa cho những tài năng khuyết tật Việt-Mỹ tỏa sáng bên cạnh những danh ca nghệ sĩ hải ngoại, bắt một nhịp cầu chuyển giao giữa cho và nhận.   Các anh chị em trong nhóm, từ những người sáng lập đầu tiên cùng với Thành Lễ như ca sĩ Như Quỳnh, nhà văn Minh Ngọc, đến anh hội trưởng ca nhạc sĩ Nguyễn Ðức Ðạt, đến các mạnh thường quân từ các tiểu bang đều nhận ra rằng cách tốt nhất để đền đáp lại thịnh tình của các khán giả tri âm là nhóm bắt buộc thực hiện các chương trình sau phải hay hơn, độc đáo hơn, hấp dẫn hơn hẳn các chương trình trước.   "Tuần lễ này Lễ sẽ đón những nghệ sĩ khuyết tật bên Việt Nam sang như Phước Bến Tre, Thủy Tiên, Hà Chương, Thế Vinh, và sẽ có thêm các bạn Thùy Linh, Trần Lộc, Tuấn Kiệt từ các nơi khác nữa. . . để chuẩn bị cho nhiều chương trình mà quy mô nhất là đêm "Pearl of Heart" tức "Ngọc Trong Tim" 2013 tại California.   Nhìn tờ flyer của show diễn đó mà Thành Lễ trao cho tôi, liếc qua tên tuổi của trên hai mươi ca nghệ kịch sĩ Việt Mỹ tham gia, trong đó "Ngọc Trong Tim" mời được cả Stan Frees, người đã ba lần đoạt giải Grammy của Mỹ. Show này có nhiều cái gọi là "lần đầu tiên".   Bên cạnh những khuôn mặt quen thuộc của Hương Lan, Ngọc Phu, Văn Chung, Bé Tý, Adam Hồ, Vân Quỳnh, Xuân Mai, Xuân Nghi, Quỳnh Hân, Việt Dzũng, còn những người lần đầu tiên biểu diễn chung với "Ngọc Trong Tim" như tài năng khuyết tật Tobias Forrest, ca nhạc sĩ Michael Lee Gogin, nhóm múa trên xe lăn của Mỹ và đặc biệt Teresa Mai, cô hoa hậu sở hữu giọng hát opera sẽ hòa cùng một giọng ca của anh chàng hội trưởng "Ngọc Trong Tim": Nguyễn Ðức Ðạt.   Năm ngoái, mọi người đã được thưởng thức tiếng hát truyền cảm của Hà Chương và giọng ca trong trẻo của Thủy Tiên, năm nay mọi người sẽ còn cảm xúc nhiều hơn với hai nhân vật đa tài là Phước Bến Tre và Thế Vinh.   Bạn có thể có những hoài niệm từ các nghệ sĩ đã khuất như Út Trà Ôn, sang Hùng Cường, Duy Khánh đến cười nghiêng ngả khi nghe vua vọng cổ Hài Văn Hường qua tài nhái giọng tuyệt kỷ của Phước Bến Tre. Cùng với Thế Vinh, chàng độc thủ đại hiệp đàn bằng tay trái, miệng thổi khẩu cầm là một nhân vật tự mình gầy dựng một ngôi trường nuôi dạy miễn phí những trẻ mồ côi và khuyết tật được vào đại học, hai nghệ sĩ này lần đầu đến Mỹ đang háo hức chờ sự tiếp nhận của khán giả tri âm. Nghe một phần những chuyện hậu trường sân khấu để hiểu những khó khăn của ban tổ chức từ việc lo giấy tờ, xoay tiền mua vé máy bay, lo chỗ ăn ở, di chuyển, đến việc kiếm thêm show diễn cho các bạn từ Việt Nam sang. . . Hay việc tạo giữ các hình ảnh luôn tươi sáng niềm tin của những tài năng khuyết tật, tôi không nghe tiếng thở than đi kèm mà chỉ nghe Thành Lễ hỏi tôi có cách nào gởi lời tri ân hữu hiệu nhất đến những tấm lòng vàng đã đưa tay ra trợ giúp chương trình này, nhất là các bầu show đã làm được một chuyện thần kỳ: Không xem lợi nhuận là trên hết nên đã nhận các khuyết tật tài năng tham gia biểu diễn trong show cần tên tuổi để doanh thu cao của mình.   Ðược biết "Ngọc Trong Tim" xoay vòng vốn bằng cách nhận tài trợ, làm chương trình hay rồi ra băng đĩa. Trên thực tế, cũng nhiều người yêu "Ngọc Trong Tim" quá, ngỏ ý xin, ban tổ chức cũng sẵn sàng mua tem gửi tặng với hy vọng sẽ có những mạnh thường quân bù đắp.   Một nét đẹp của "Ngọc Trong Tim" năm nay là bất cứ ai mua vé đến live show Ngọc Trong Tim vào 6 giờ 30 tối ngày 10 tháng 8, Thứ Bảy, tại rạp Saigon Performing Arts Center, 16149 Brookhurst St, Fountain Valley, CA 92708 sẽ được nhận các DVD Ngọc Trong Tim I & II miễn phí, như món quà lưu niệm cho năm thứ tư của Ngọc Trong Tim.   Ðược thưởng thức một chương trình độc đáo-sáng tạo-cảm động, lại được quà tặng như lời cám ơn chân thành của những người trân trọng các tài năng khuyết tật, đó là một lời mời gọi chân thành mà những ai vừa yêu nghệ thuật, vừa có tấm lòng nhân ái, không thể bỏ qua.   Giá vé: VIP $100, $75, $55, $35.   Vé bán tại: Tú Quỳnh (714) 531-4284; Bích Thu Vân (714) 897-4519; Bích Thu Linh (626) 280-5051.
Theo: Người Việt Online

Xin visa sang Mỹ: Cứ “bình bình” lại dễ được cấp - EB5

Tin di trú Mỹ - Xin visa sang Mỹ: Cứ "bình bình" lại dễ được cấp Đầu tư mỹ - Câu chuyện của những người từng xin cấp thị thực (visa) sang Mỹ cho thấy việc làm thủ tục xin visavào nước này dù không quá khó nhưng không phải ai cũng dễ dàng "thông quan".

Cũng có khi việc cấp visa lại dựa phần lớn theo cảm tính của nhân viên tòa đại sứ.

"Không biết đường nào mà lần"   Từng đi Mỹ và nhiều lần tư vấn cho khách hàng xin visa sang Mỹ, ông Trương Đức Hải, Giám đốc Công ty du lịch Hòn Ngọc Viễn Đông, cho hay việc làm visa đi Mỹ có trôi chảy hay không nhiều khi phụ thuộc vào công ty Mỹ (nơi gửi thư mời).   Theo đó, nếu địa chỉ phát thư mời ở Mỹ làm ăn uy tín, bài bản thì việc xét visa rất dễ. Ngược lại, khách Việt Nam dù chứng minh được tài sản, nhân thân rất tốt, việc "thông quan" vẫn cực kỳ khó khăn.   Ngoài ra, việc cấp visa cũng còn phụ thuộc vào "lịch sử visa" của người được cấp. Chỉ cần khách lưu trú quá hạn ở bất kỳ một nước nào thì khả năng được cấp visa vào Mỹ dường như không thể.  

"Tuy nhiên, dù rất khó và chặt chẽ như vậy, nhưng việc cấp visa định cư Mỹrất cảm tính và hơn 90% phụ thuộc vào trực giác của nhân viên đại sứ quán. Cho nên mới có trường hợp rất buồn cười là những người rất bình thường lại được đi vì nhân viên sứ quán xét thấy người này sang Mỹ rồi sẽ về lại Việt Nam", ông Hải nhận xét.

 
 

"Mới đây một doanh nghiệp mời các chuyên gia sang Mỹ thăm một dự án của họ ở Mỹ. Ở viện tôi, họ mời tôi và một anh nữa. Trong khi tôi phỏng vấn một lần là có visa, còn anh bạn phỏng vấn 2-3 lần vẫn cứ rớt hoài. Dù họ hỏi gì anh trả lời đó. Khả năng tài chính anh này cũng rất tốt. Rốt cuộc  anh này cũng không hiểu tại sao mình rớt" - Một chuyên gia, đề nghị giấu tên, của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam cho biết.

 

Nhận xét về những người "chạy" visa sang Mỹ với mục đích "trốn" để định cưhẳn, ông Hải nói: "Tất nhiên sang Mỹ, sau khi visa hết hạn, họ cũng không thể dễ dàng sống đường hoàng ở Mỹ được. Nhưng ban đầu, họ phải tìm cách sang được Mỹ cái đã rồi sau đó sẽ tìm cách khác".

Phó tổng giám đốc một công ty (từng xin visa đi nhiều nước) cũng đồng tình với nhận định rằng việc xin visa đi Mỹ và một số nước khác, như châu Âu, được hay không phần lớn dựa vào cảm tính của nhân viên cấp visa ở đại sứ quán.

Theo ông này, bản câu hỏi mà nhân viên sứ quán đưa ra không khó. Tuy nhiên, thái độ và cách ứng xử của khách mới là điều kiện tiên quyết để khách có được cấp visa hay không.

"Nhân viên đại sứ quán sẽ quan sát kỹ bộ dạng, thái độ, cử chỉ của người được phỏng vấn từ khi họ nộp hồ sơ, ngồi ở phòng chờ cho đến khi phỏng vấn", ông này nói.

Sếp của ông là một tổng giám đốc một tổng công ty lớn, dù đã chứng minh tài chính, nhân thân rất tốt, nhưng cũng "rớt" visa vào Mỹ dù chuyến đi đó ông tổng giám đốc sẽ là trưởng đoàn công tác.

"Chuyến đi đó hơn mười người ai cũng qua chỉ mình ông này rớt lại. Trong khi đó mẹ tôi hơn 80 tuổi, có lần một mình đi sang Mỹ thăm con cháu, họ hỏi gì cụ trả lời đó lại đậu. Tóm lại là không biết đường nào mà lần", vị phó tổng này cười nói.

Giỏi quá cũng dễ bị từ chối

Ông Nguyễn Minh Mẫn, Giám đốc Tiếp thị truyền thông của Công ty du lịch Vietravel, cho biết khó nhất trong khâu làm thủ tục visa cho khách du lịch sang Mỹ là phải chứng minh tài chính và mức độ tin cậy khách du lịch (cụ thể là sau khi sang Mỹ sẽ không tìm cách ở lại).

Cho nên phần lớn khách trước đó đã đi rất nhiều nơi như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông (Trung Quốc) và các nước châu Âu sẽ xin cấp visa vào Mỹ dễ dàng hơn.

Xin visa sang Mỹ: Cứ
Một viên chức lãnh sự Mỹ trao đổi về thủ tục xin visa du học - Ảnh: Trung tâm Giáo dục Mỹ cung cấp

"Sứ quán Mỹ sẽ cấp thị thực cho khách khi thấy hộ chiếu của khách có một tần suất dày đi qua các nước, lại không có điều tiếng như ở lại, quá hạn. . . hay liên quan đến nhân thân quá phức tạp. Thực ra họ làm vậy để đảm bảo khách không ở lại chứ về thủ tục giấy tờ cũng không có gì phức tạp lắm", ông Mẫn nói.   Theo ông Mẫn, một vị khách thuộc diện "an toàn" khi xin visa vào Mỹlà người này có tài sản khá lớn ở Việt Nam để đảm bảo rằng khách sẽ không chọn con đường "bỏ trốn" khi sang Mỹ.   Ngoài ra, khách không có người thân nhiều ở Mỹ, cũng như không quá giỏi về lĩnh vực chuyên môn, ngoại ngữ để có thể dễ dàng sinh sống ở Mỹ, cũng được xếp vào diện "an toàn".   "Cũng đã từng xảy ra ở tình huống oái ăm. Đó là khi phỏng vấn, người thể hiện mình quá giỏi hay có nhiều người thân ở Mỹ lại rớt", ông Mẫn nói.   Liên quan đến vụ viên chức lãnh sứ quán Mỹ "bán" thị thực như báo chí nêu, ông Mẫn cho hay những trường hợp này có thể thuộc diện sang Mỹ trong thời gian mang bầu và muốn tìm mọi cách "chạy" visa sang Mỹ để sau này con mình được lấy quốc tịch Mỹ.   Một trường hợp nữa là những người có nhiều bà con ở Mỹ bằng mọi giá "chạy" visa sang Mỹ. Họ hy vọng mình sẽ sử dụng được những mối quan hệ thân thích này để có thể định cư tại Mỹ.   Ông Mẫn nói: "Thường khi thấy khách du lịch không hội tụ đủ điều kiện hay là có những yếu tố khó cấp visa, chúng tôi sẽ tư vấn ngay để khách không phải tốn thời gian, tiền bạc".   Ông Trương Đức Hải nói thêm: "Riêng với trường hợp khách đi công tác hay đi du lịch nếu chứng minh được tài chính, nhân thân thì việc được cấp visa không khó. Thậm chí nếu anh tuân thủ đúng quy định có thể được cấp visa từ 3 tháng lên 6 tháng thậm chí một năm".

Ngày 23. 5 (giờ Mỹ), báo chí Mỹ đưa tin một cựu nhân viên lãnh sự quán Mỹ tại TP. HCM bị bắt vì đã "nhận hàng triệu USD hối lộ" từ người Việt Nam muốn xin cấp thị thực.

Trong cáo trạng hình sự, cựu nhân viên ngoại giao Michael T. Sestak đối mặt với các cáo buộc về tội gian lận thị thực và nhận hối lộ trong một âm mưu diễn ra ở nhiều nước.

Trong một số vụ, các nhà điều tra cho biết có người Việt Nam đã trả đến 70. 000 USD để được cấp thị thực hợp lệ vào nước Mỹ.

Trả lời Thanh Niên Online về vụ việc này, Người phát ngôn tòa đại sứ Mỹ tại Việt Nam Christopher W. Hodges cho rằng "việc bảo vệ tính toàn vẹn của thị thực Mỹ là ưu tiên hàng đầu của chính phủ Mỹ" và "chúng tôi sẽ không dung thứ cho hành động phi pháp".

"Chúng tôi sẽ hợp tác chặt chẽ với các đối tác thực thi luật để điều tra tường tận mọi cáo giác gian lận. Khi chứng minh được (các cáo giác), chúng tôi sẽ theo đuổi việc truy tố và trừng phạt đến cùng những người liên quan theo đúng luật", ông Hodges nói.

Sơn Duân


Theo: Trung Hiếu (Thanh Niên)


Tâm thư xúc động từ Mỹ gửi chủ nhân clip bàn về giáo dục

Tin di trú Mỹ - Tâm thư xúc động từ Mỹ gửi chủ nhân clip bàn về giáo dục Tôi xúc động vì em có suy nghĩ giống tôi, nhưng em đủ dũng cảm và thông minh để đứng lên nói ra suy nghĩ của mình thật khúc chiết và thuyết phục, điều mà tôi vẫn chưa làm được.

Thân gửi em,   Bài nói chuyện của em trên YouTube suýt làm tôi rơi nước mắt. Tôi xúc động vì nhiều lẽ. Trước hết, em làm tôi nhớ lại thời học sinh của mình. Tôi cũng từng có nhiều suy nghĩ rất giống em, nhưng khi ấy suy nghĩ của tôi còn vụn vặt và tôi không có khả năng diễn đạt thành lời như em bây giờ. Ai đến tuổi thì cũng phải đi học. Và tôi cũng vậy. Nhưng chỉ trừ những năm cấp một, những năm còn lại đối với tôi là những chuỗi dài mệt mỏi của thi cử và điểm số.   Tôi cần điểm số để đạt danh hiệu này danh hiệu nọ và để cuối cùng vào được đại học, vì tôi tin rằng chỉ khi vào đại học tôi mới có một tương lai tươi sáng để tự lo cho bản thân và phụ giúp gia đình. Rồi rốt cục tôi cũng vào được đại học, có nghề nghiệp ổn định, và cũng đã có khả năng tự lo cho bản thân và phụ giúp gia đình như tôi từng mong muốn. Vậy thì tại sao tôi quá xúc động khi nghe em nói ra những suy nghĩ của mình?

Không phải những gì em nói bị nhiều người xem là vớ vẩn sao? Không phải em nên ngoan ngoãn vâng lời và tiếp tục học hành bình thường sao? Không. Em đã dũng cảm nói lên những suy nghĩ thật lòng mình mà ít người dám nói, là em không chấp nhận hệ thống giáo dục cứng nhắc, quá chú trọng thành tích mà thiếu quan tâm đến suy nghĩ, cảm xúc, và đam mê của học sinh, và của cả giáo viên. Những gì em nói cần được nhiều người lắng nghe — và nghe cho thật rõ.   Em làm tôi nhớ lại lúc tôi học thuộc lòng bài văn mẫu để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp cấp hai, hay những lúc học mẹo môn sử để chuẩn bị thi tú tài. Hình như lúc ấy tôi xem những chuyện này là bình thường, nhưng giờ nghĩ lại không hiểu sao tôi cảm thấy rùng mình. Hệ thống giáo dục chạy theo thành tích đã đẩy tôi, em, và cả thầy cô giáo của chúng ta vào thói quen thiếu trung thực và vô cảm.   Tôi xúc động vì em có suy nghĩ giống tôi, nhưng em đủ dũng cảm và thông minh để đứng lên nói ra suy nghĩ của mình thật khúc chiết và thuyết phục, điều mà tôi vẫn chưa làm được.   Tôi cũng bắt gặp hình ảnh của Dewey và Foucault trong những gì em nói. Em giúp tôi hiểu triết lý giáo dục mà Dewey và Foucault đề xướng một cách sinh động và cụ thể hơn. Khi nghe em nói, tôi dễ dàng hình dung ra một học sinh trung học đang thiếu vắng nụ cười của sự say mê trên môi vì mải chạy theo thi cử.   Người học sinh đó có thể vẫn cười nói vì nhiều lý do khác nhau, nhưng tuyệt nhiên không phải vì say mê môn học. Người học sinh đó có thể là em, mà cũng có thể là tôi của mười mấy năm trước, và cũng có thể là biết bao sinh viên, học sinh khác hiện đang ngồi trên ghế nhà trường. Cũng giống như tôi, các em rồi cũng sẽ ra trường, cũng có việc làm, rồi cũng nhớ ơn những thầy cô đã từng dạy dỗ mình suốt những năm phổ thông và đại học. Nhưng chắc chắn các em cũng sẽ không quên những phút giây căng thẳng, buồn chán, thậm chí phẫn uất vì bị nhồi nhét trên ghế nhà trường mà lẽ ra các em không phải chịu đựng. Mẫu đơn xin visa du học úc   Nhưng chắc rồi nhiều người trong các em cũng sẽ dần dần xem đó là chuyện đã qua, như là một trải nghiệm mà ai cũng phải có, để rồi các em lại bắt buộc con cái của mình tiếp tục đi trên con đường đó. Tôi xúc động vì cậu học sinh lớp 12 là em dám sống thật lòng mình và lên tiếng chống lại lối giáo dục mà em và tôi đều nghĩ là thiếu nhân bản.   Tôi đồng ý với em là một người có thể trở thành kỹ sư, bác sĩ, hay tiến sĩ, nhưng trong tâm hồn có khi cũng chỉ là nô lệ của bằng cấp, của thi cử, của cách suy nghĩ giáo điều mang tính áp đặt mà nhà trường hiện đang tạo ra. Và chính những người này lại tiếp tục tạo ra những tâm hồn nô lệ mới, cũng bằng cách nhồi nhét và áp đặt ý tưởng của mình lên những người khác.   Em cũng làm tôi xúc động khi nói về đam mê của em và bạn bè em, vì nói thật tôi cũng đang vật lộn với đam mê của chính mình. Tôi và em không phải là ngoại lệ. Biết bao nhiêu người chọn nghề vì nghề đó hái ra tiền chứ không phải vì đam mê. Hái ra tiền không phải là điều sai, nhưng không được làm những gì mình đam mê thì cũng thật đáng buồn. Và nhiều người không biết đam mê thật sự của mình là gì — vì họ đã quen chạy theo những trào lưu và định chế xã hội đến nỗi quên đi cái tư lương trong sáng của mình, cái tư lương vốn có khả năng cho mình biết mình là ai và mình thích điều gì.   Không phải chỉ một học sinh lớp 12 như em không biết mình thích gì, mà một người 30 tuổi như tôi có khi vẫn vật lộn với câu hỏi đó. Tôi đồng ý với em là nhà trường cần có khả năng phát hiện và nuôi dưỡng lòng đam mê của học sinh, không phải làm ngược lại. Điều này tôi đã nghe người ta nói quá nhiều ở trường sư phạm, nhưng mấy ai đã thực sự làm được trong môi trường giáo dục Việt Nam hiện nay?   Tôi cũng xúc động vì em làm tôi nghĩ đến con đường tương lai của mình. Tôi đang học về ngành giáo dục với những con người đầy tâm huyết, đạo đức, và nhân văn. Nhưng tôi sẽ đi theo con đường nào đây? Liệu tôi có dám dấn thân để đi theo con đường đạo đức và nhân văn đó, hay tôi sẽ đặt nặng hơn phần cơm áo gạo tiền?   Trong mấy chục năm qua, nhiều thế hệ thầy cô giáo Việt Nam đã bị đặt trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn của cơm áo gạo tiền rồi. Họ cũng muốn hết lòng dạy dỗ học sinh, nhưng họ cũng không thể quên chuyện cơm áo gạo tiền, quên trách nhiệm nuôi sống gia đình và con cái của mình. Dù nhiều thầy cô giáo giờ đây đã có thể sắm xe hơi nhà lầu nhờ vào dạy thêm và những công việc bên ngoài, nhưng tận sâu trong tâm hồn, tôi vẫn nghĩ họ là những người thiệt thòi nhất. Thiệt thòi vì họ có cảm giác không làm tròn phận sự của người thầy mặc dù họ có những lý do chính đáng nhất.   Ở một xã hội mà người giáo viên được trả mức lương thấp hơn mức sống tối thiểu, thấp hơn cả lương của một công nhân nhà máy, thì chúng ta cũng không thể mong chờ gì nhiều hơn ở người thầy. Một xã hội mà trong đó người lao động không kiếm đủ cái để ăn đã là một xã hội tệ. Một xã hội mà trong đó người giáo viên vừa là nô lệ của thành tích vừa phải chật vật lo cho cuộc sống của mình là một xã hội còn tệ hơn nhiều. Một xã hội như thế không thể tiến bộ được. Những tiến bộ thấy được, nếu có chăng, cũng chỉ là tiến bộ nhất thời, hay chỉ là phồn vinh giả tạo mà thôi.   Bài nói chuyện của "kẻ lười biếng" thật hay vì nó gợi lên trong tôi rất nhiều suy nghĩ về bản thân, về đồng nghiệp, về học trò, và về tương lai của đất nước Việt Nam. Và nó rất thật. Không, em không lười biếng chút nào hết. Đúng như em nói, không có học sinh nào lười biếng cả. Tôi mong em sẽ thành công theo cách em muốn và trong tương lai em sẽ làm được nhiều việc lớn lao cho đất nước. Nói nhỏ cho em biết, thi cử và bằng cấp đang là một căn bệnh đang lây lan khắp toàn cầu, chứ không chỉ ở Việt Nam đâu em. Đầu tư mỹ - theo nguoiduatin  NguồnVietnamnet

Cẩm nang tìm việc cho người mới định cư Mỹ

Tin di trú Mỹ - Cẩm nang tìm việc cho người mới định cư Mỹ Kỹ năng và kinh nghiệm tìm việc làm là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cho bất kì ai khi muốn định cư Mỹ nói riêng hay những miền đất mới nói chung. Dưới đây xin chia xẻ với độc giả những kinh nghiệm và tri thức cần có khi định cư Mỹ.
 
1. Tìm hiểu thông tin, xác định mục đích
  • Xác định rõ những việc bạn có thể làm: những việc làm fulltime, các việc làm bán thời gian phụ thuộc vào năng lực, sở thích và điều kiện của bản thân. Có những lúc cần phải lấy ngắn nuôi dài bằng các công việc đơn giản và bán thời gian khi mới tạo lập cuộc sống. Đối với việc làm bán thời gian cũng rất đa dạng, như trả lương theo giờ (làm giờ nào tính tiền giờ đó), nên các ông chủ khi thuê nhân viên cũng khá linh hoạt về thời gian, thậm chí làm ngân hàng cũng có nhân viên part-time.
  • Tìm hiểu thông tin qua các website của chính phủ dành cho người mới tới: để hiểu rõ những dịch vụ của chính phủ cung cấp cho người mới tới, các quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
  •  Tìm hiểu về xu hướng phát triển các ngành nghề: các ngành nghề đang thiếu nhân lực tại liên bang và tại địa phương, điều kiện về bằng cấp và trình độ cần thiết đối với từng nghề thông qua các dữ liệu thống kê của chính phủ, qua website hướng dẫn của chính phủ.
  • Mua tạp chí dành cho người mới tới phát hành định kỳ, đây là tạp chí hướng dẫn rất cần thiết và có nhiều thông tin bổ ích để tạo lập cuộc sống mới khi định cư Mỹ. Rất nhiều kinh nghiệm phong phú của những người định cư Mỹ thành công trong việc tạo lập cuộc sống mới mà chúng ta có thể học tập.
     
2. Tham gia vào các cộng đồng nghề nghiệp
 
- Tham gia vào các forum trên mạng: các diễn đàn này sẽ cung cấp các câu hỏi và những tình huống rất thực tế của những người cùng nghề nghiệp và cùng mối quan tâm với bạn. Dữ liệu được lưu trữ từ quá khứ tới hiện tại và có thể tham khao online bất cứ thời gian nào. - Tạo ra các quan hệ hỗ trợ cho phát triển nghề nghiệp của bạn
  • Quan hệ với cộng đồng người Việt: những người cùng ngôn ngữ, văn hóa và đã định cư Mỹ lâu năm, họ có nhiều kinh nghiệm để chia sẻ từ cách kiếm việc, kinh doanh và kinh nghiệm sống.
  • Tham gia các câu lạc bộ dành cho người mới tới: các câu lạc bộ này thường do chính phủ địa phương tạo ra nhằm tạo môi trường giao lưu cho những người mới tới. Bằng cách tham gia các câu lạc bộ này bạn sẽ có nhiều bạn bè hơn và có thêm những kinh nghiệm của những người cùng cảnh ngộ, cách thức và các bài học mà những người đó đã trải qua.
- Tham gia vào các câu lạc bộ nghề nghiệp, gặp gỡ những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực bạn muốn làm, đồng thời có thể qua trung tâm hỗ trợ người mới tới, họ có thể tìm kiếm những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực bạn lựa chọn nghề nghiệp để hẹn gặp và chia sẻ kinh nghiệm cho bạn. Đây là những người làm việc hoàn toàn thiện nguyện. - Tham gia vào các cộng đồng và hoạt động xã hội khác nhau nếu bạn cảm thấy hợp với sở thích và có lợi cho phát triển mối quan hệ và nghề nghiệp sau này. có nên đi mỹ định cư
 
3. Xây dựng kế hoạch học tập
  • Học tập fulltime hay bán thời gian: Tùy theo điều kiện kinh tế và hoàn cảnh từng người để đăng ký học fulltime hay học bán thời gian.  
  • Đối với những người đã có bằng cấp và kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam thì nên tận dụng nó, khi định cư Mỹ chỉ cần bổ xung thêm những kiến thức, kỹ năng phù hợp cho công việc, chứ không nhất thiết học lại hết từ đầu.
  • Học thực tế
  • Trở thành khách hàng trước khi làm nhân viên. Ví dụ bạn muốn vào làm việc trong ngành ngân hàng thì trước tiên nên trở thành khách hàng của ngân hàng. Chỉ cần với một số tiền nhỏ để mở tài khoản thì bạn có thể sử dụng rất nhiều các dịch vụ khác nhau, qua đó bạn hoàn toàn hiểu được khá nhiều về các công việc sau này bạn sẽ phải làm và tâm lý khách hàng khi mà bạn đã từng sử dụng thực tế sản phẩm của ngân hàng.
  • Làm công tác thiện nguyện trước khi đi làm. Trước khi bắt tay vào một nghề nào đó, nếu có cơ hội làm thiện nguyện thì bạn nên xung phong làm. Đây là cách rất tốt để học, tích lũy kinh nghiệm thực tế và mở rộng quan hệ bạn bè.
  • Học các kỹ năng làm việc cần thiết
  • Kỹ năng giao tiếp trong doanh nghiệp
  • Tiếng Anh.
  • Kỹ năng viết đơn xin việc
  • Kỹ năng phỏng vấn
  • Các quyền và nghĩa vụ của người lao động
4. Tìm kiếm việc làm
  • Các website và dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm việc làm.
  • Sử dụng các mối quan hệ đã có được do bạn tự tạo ra trước đó.
  • Tham gia các ngày hội nghề nghiệp: là cơ hội để trao đổi với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng tại địa phương.  
  • Trực tiếp truy cập vào website của các công ty mà bạn quan tâm xem họ có nhu cầu tuyển dụng nhân viên hay không?

Đầu tư mỹ - theo Nguyễn Hồng Hải (duhocnewzealand)

Mỹ trì hoãn cấp visa khắp thế giới vì lỗi kỹ thuật

Tin nước Mỹ - Mỹ trì hoãn cấp visa khắp thế giới vì lỗi kỹ thuật

Hệ thống xét duyệt thị thực của Bộ Ngoại giao Mỹ đang gặp sự cố kỹ thuật, dẫn đến tốc độ xử lý chậm, kéo dài việc xét duyệt hồ sơ thị thực vào nước này trên toàn thế giới.


"Hệ thống xét duyệt thị thực của Bộ Ngoại giao Mỹ đang gặp một số vấn đề kỹ thuật, trong đó có cả sự cố ngừng hoạt động kể từ ngày 19/7", ông David McCawley, Đại diện Lãnh sự Cấp cao tại Việt Nam, Tổng Lãnh sự quán Mỹtại thành phố Hồ Chí Minh, hôm nay cho biết trong thông cáo.     "Những sự cố này ảnh hưởng đến sự vận hành xét duyệt thị thực trên toàn cầu và dẫn đến sự tồn đọng, kéo dài việc xét duyệt hồ sơ thị thực Mỹ trên toàn thế giới", ông McCawley nói thêm và xin lỗi về sự cố.     Theo AP, lỗi hệ thống xảy ra hôm 19/7, được khôi phục hôm 23/7, nhưng hiệu suất hoạt động vẫn chưa hồi phục hoàn toàn. Dù chưa xác định được nguyên nhân lỗi hệ thống, Bộ Ngoại giao Mỹ loại trừ khả năng đây là hành vi cố ý phá hoại của khủng bố hoặc tội phạm.  
 
Mỹ trì hoãn cấp visa khắp thế giới vì lỗi kỹ thuật
Ảnh minh họa: Panoramio
  Tổng Lãnh sự quán Mỹtại thành phố Hồ Chí Minh cho biết khi hệ thống cấp thị thực được phục hồi, Washington sẽ ưu tiên việc cấp xét thị thực cho những hồ sơ thuộc diện định cư trước. Cơ quan này cũng khuyến cáo công dân Việt Nam có ý định tới Mỹ thì hoãn kế hoạch khởi hành cho đến khi nhận được thị thực và nên chuẩn bị hồ sơ, nộp đơn xin thị thực ít nhất vài tuần trước ngày khởi hành.     Cục Lãnh sự Mỹ hàng năm tiếp nhận hàng triệu hồ sơ xin cấp thị thực. Năm 2013, cơ quan này đã ban hành 500. 000 thị thực di dân và 9,1 triệu thị thực không di dân, đồng thời trực tiếp quản lý 26 cơ quan cấp hộ chiếu trong nước.   Sự cố lần này có thể gây ảnh hưởng tới hàng triệu người trên thế giới. Một quan chức giấu tên của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết có khoảng 50. 000 hồ sơ đang tồn đọng, chỉ tính hồ sơ xin cấp duyệt thị thực ở một nước.   Đây không phải là lần đầu lỗi hệ thống máy tính gây ảnh hưởng tới việc cung cấp thị thực tại Mỹ. Hồi tháng 9/2013, hệ thống này cũng bị virus tấn công gây tê liệt trong nhiều ngày. Bí quyết xin visa du học mỹ
Vnexpress

Tờ 1.000 USD có giá 2,5 triệu USD

Tin nước Mỹ - Tờ 1. 000 USD có giá 2,5 triệu USD Dinh cu tai canada us/">Đầu tư mỹ- Tờ 1. 000 USD quý hiếm sản xuất từ năm 1891 vừa được Heritage Auctions ra giá 2,5 triệu USD tại Schaumburg, Illinois (Mỹ).

CoinWeek cho biết, đây là mức giá kỷ lục thế giới với một tờ đôla Mỹ từ trước đến nay. Giới truyền thông tin rằng đây là một trong hai tờ 1. 000 USD in năm 1891 còn tồn tại đến bây giờ. Mặt trước của tờ tiền là chân dung tướng Mỹ - George Meade (1815 - 1872). Trước đó, hãng đấu giá dự đoán tờ tiền sẽ được bán với 2 triệu USD.

Tờ 1. 000 USD có giá 2,5 triệu USD
Tờ 1. 000 USD sản xuất năm 1891. Ảnh: Huffington Post

Lần gần đây nhất tờ 1. 000 USD được bán đấu giá là vào năm 1944 và thu về 1. 350 USD. Năm 2012, một tờ 1. 000 USD sản xuất năm 1918 có hình Bộ trưởng Tài chính Mỹ đầu tiên - Alexander Hamilton đã xuất hiện trên chương trình truyền hình thực tế có tên "Pawn Stars". Tờ tiền được định giá 7. 000 USD, thấp hơn nhiều phiên bản năm 1891 do số lượng tồn tại còn nhiều cho đến ngày nay. Năm 1918, 150 tờ tiền này đã được sản xuất.   Theo Huffington Post, tờ 100. 000 USD là đồng tiền có mệnh giá lớn nhất từ trước tới nay, được sản xuất vào ngày 18/12/1934, thời điểm cuộc Đại suy thoái tại Mỹ diễn ra trầm trọng nhất. Thực chất đây là chứng chỉ vàng được phát hành nhằm thúc đẩy lạm phát, đưa nước Mỹ thoát khỏi tình trạng giảm phát tồi tệ lúc đó. Đồng tiền chỉ được hoán đổi giữa các ngân hàng thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và không lưu hành ra công chúng.   Những đồng bạc có mệnh giá lớn ban đầu được thiết kế với mục đích tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc chuyển tiền giữa các ngân hàng. Sau này, khi phương thức chuyển tiền điện tử xuất hiện, những đồng bạc mệnh giá lớn như vậy cũng không còn được sử dụng.
Theo: Vnexpress

USCIRF đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC

Tin nước Mỹ - USCIRF đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC (Đầu tư mỹ) - Hôm 30/4, Ủy Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (gọi tắt là USCIRF) công bố phúc trình thường niên, đề nghị chính phủ Hoa Kỳ đưa Việt Nam và 6 nước khác, vào danh sách các Quốc Gia Cần Quan Tâm Đặc Biệt (Country of Particular Concerns, gọi tắt là CPC).
 
USCIRF đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC Tiến sĩ Scott Flipse, chuyên gia về Việt Nam và hiện là Phó Giám đốc đặc trách nghiên cứu chính sách của USCIRF.   Phúc trình năm 2013 của Ủy hội Tự Do Tôn giáo Quốc Tế nêu lên lý do của đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC:   "Tình trạng tự do tôn giáo vẫn tồi tệ bất chấp một số thay đổi tích cực trong thập niên qua để đáp lại sự chú ý của quốc tế. Chính quyền Việt Nam tiếp tục bỏ tù nhiều cá nhân vì họ hoạt động tôn giáo hay vận động cho tự do tôn giáo. Hà Nội sử dụng lực lượng đặc nhiệm công an tôn giáo và áp dụng các luật mơ hồ về an ninh quốc gia để trấn áp các hoạt động tôn giáo độc lập, kể cả Phật Giáo, Tin Lành, Hoà Hảo và Cao Đài, đồng thời tìm cách chặn đứng sự phát triển của đạo Tin Lành và Công Giáo trong các dân tộc thiểu số qua hình thức kỳ thị, bạo lực và cưỡng bức bỏ đạo. "   Tiến sĩ Scott Flipse là một chuyên gia về Việt Nam và hiện là Phó Giám đốc đặc trách nghiên cứu chính sách của USCIRF.     Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt ngữ VOA, Tiến sĩ Scott Flipse nói tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam sẽ cải thiện nếu Việt Nam định chế hóa một số quyền tự do.   "Tự do ngôn luận, tự do internet, tự do tôn giáo, tự do lập hội, nếu xảy ra tại Việt Nam và nếu các quyền tự do ấy được bảo vệ thì Việt Nam sẽ tốt đẹp hơn. Đó là những quyền tự do mà chúng ta cần nỗ lực làm việc để cải thiện cùng lúc, bởi vì chúng liên kết chặt chẽ với nhau. "

Tình trạng tự do tôn giáo vẫn tồi tệ bất chấp một số thay đổi tích cực trong thập niên qua để đáp lại sự chú ý của quốc tế. Chính quyền Việt Nam tiếp tục bỏ tù nhiều cá nhân vì họ hoạt động tôn giáo hay vận động cho tự do tôn giáo. . . Phúc trình thường niên của USCIRF. Giải đáp thắc mắc về việc Việt Nam luôn luôn khẳng định có đầy đủ luật pháp để cho phép người dân được hành sử các quyền tự do mà ông vừa nêu lên, Tiến sĩ Scott Flipse nói:

"Đúng, Việt Nam có rất nhiều luật lệ, nhưng xã hội Việt Nam là một xã hội pháp trị, chứ không phải là một xã hội pháp quyền, điều đó có nghĩa là các yếu tố chính trị hay quan niệm về nhu cầu an ninh quốc gia chiếm thế thượng phong những điều khoản bảo vệ các quyền tự do được ghi trong Hiến Pháp. Thế cho nên tôi nghĩ rằng chúng ta phải tiếp tục chuyển hướng, từ một xã hội pháp trị sang một xã hội cai trị bằng luật pháp, luật pháp là tối thượng".

Tiến sĩ Scott Flipse nói cách duy nhất để buộc Việt Nam phải chú ý là đặt vấn đề nhân quyền làm trọng tâm của các quan hệ Mỹ-Việt, kể cả với chiến lược và an ninh. Visa du học úc mất bao lâu   "Thông điệp mà chúng ta cần gửi đến người Việt Nam là đây là quyền lợi của người Mỹ, và chúng tôi sẽ không tiến hành các chương trình phục vụ quyền lợi kinh tế và an ninh của Việt Nam, đặc biệt liên quan tới cuộc tranh chấp Biển Đông, cho tới khi nào có tiến bộ về các quyền lợi của Hoa Kỳ như nhân quyền và tự do tôn giáo. "   Tiến sĩ Scott Flipse nói Việt Nam hành động nhanh chóng để cải thiện pháp quyền khi Việt Nam muốn gia tăng xuất khẩu, nhưng lại trì hoãn việc cải thiện nhân quyền, dân quyền và quyền chính trị, bởi vì họ lo sợ các quyền ấy có thể động chạm tới quyền cai trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam.   Bản phúc trình của USCIRF nêu ra nhiều trường hợp về đàn áp tôn giáo, như vụ đàn áp Giáo Xứ Cồn Dầu ở Đà Nẵng, bỏ tù các thanh niên Công Giáo, đàn áp và bỏ tù những những người Hmong và Thiểu Số Tây Nguyên theo đạo Tin Lành, kiểm soát các hoạt động của Phật Giáo Hoà Hảo và Cao Đài, tịch thu đất đai tài sản của các tổ chức tôn giáo, và tại một số nơi, bắt các tín đồ phải bỏ đạo.   Bản phúc trình của USCIRF nêu lên Nghị Định 92 (92/2012/NĐ-CP) về Tôn Giáo của Việt Nam, nói rằng đây là một bước thụt lùi sẽ tạo nhiều khó khăn cho các nhóm tôn giáo đang hoạt động không chính thức.   Phúc trình của USCIRF nói tình hình tự do tôn giáo trên thế giới ngày càng lâm nguy vì sự hiện diện của điều mà tác giả của phúc trình gọi là "các lực gây bất ổn", như sự gia tăng của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, đi kèm với những hành động hay thiếu hành động của các chính quyền.   Ủy ban Tự Do Tôn giáo Quốc Tế là một ủy ban độc lập do Quốc hội Hoa Kỳ thành lập để theo dõi tình hình tự do tôn giáo trên thế giới, ủy ban này có nhiệm vụ đề nghị nên đưa nước nào vào danh sách các nước đáng quan tâm về nhân quyền, gọi tắt là CPC.   Ngoài Việt Nam, 6 nước khác cũng bị Ủy Hội đề nghị đưa vào Danh sách đáng quan tâm về tự do tôn giáo gồm có: Miến Điện, Trung Quốc, Eritrea, Iran, Bắc Triều Tiên, Ả rập Xê-út, Sudan và Uzbekistan.
Theo: Hoài Hương (Đài tiếng nói Hoa Kỳ)

Lễ ra mắt Hiệp hội Luật sư và Phụ tá Pháp lý gốc Việt

Tin nước Mỹ - Lễ ra mắt Hiệp hội Luật sư và Phụ tá Pháp lý gốc Việt Houston là một trong những thành phố có nhiều cư dân gốc thiểu số nhất Hoa Kỳ, đặc biệt là cư dân gốc Việt. Trong đời sống tại một xã hội pháp trị như Hoa Kỳ, nhu cầu về pháp lý của các nhóm dân thiểu số, như người gốc Việt, ngày càng tăng. Họ rất cần các dịch vụ pháp lý trong việc khiếu nại hoặc tranh tụng về mọi mặt từ gia đình, di trú, thương mại, kinh doanh đến các quyền lợi cá nhân.
 
Lễ ra mắt Hiệp hội Luật sư và Phụ tá Pháp lý gốc ViệtKinh nghiệm xin visa du học anh jpg" style="width: 640px; height: 360px;" />   Tối ngày 15 tháng 3, một buổi lễ trang trọng có tên là 'The Love of Justice Gala' được tổ chức tại Houston, để chính thức giới thiệu hội 'The National Minority Lawyers and Legal Assistants Association', gọi tắt là 'NMLLA'. Đa số hội viên của hội này là các luật sư và phụ tá pháp lý gốc Việt. Luật Sư Nguyễn Thiên Trang, chủ tịch đầu tiên của Hội cho nhiệm kỳ 2012 -2013 giải thích về tên hội:   "Tên chính của hội là 'The National Minority Lawyers and Legal Assistants Association', xin nôm na dịch là 'Hội Các Luật Sư và Phụ Tá Pháp Lý Việt Nam. ' Thật ra tổ chức này không giới hạn cho người Việt Nam không thôi, mà dành cho các người thiểu số (tại Hoa Kỳ). Lý do là tại vì chúng ta muốn là làm thế nào đó, sau 38 năm, khi mà cộng đồng Việt Nam đã sang đây rồi thì mình hòa nhập vào trong dòng chính của đất nước Hoa Kỳ này. "   Trong giai đoạn đầu, theo lời giải thích của luật sư Thiên Trang, Hội chú tâm vào việc hoạt động tại Houston và đa số các dịch vụ là trong cộng đồng người Việt. Vẫn theo lời LS Thiên Trang, trong tương lai, Hội sẽ nới rộng hoạt động ra toàn quốc Hoa Kỳ và các nhóm dân thiểu số khác.   "Hội này chúng tôi muốn nhắm vào toàn nước Mỹ, sẽ recruit rất nhiều luật sư và phụ tá pháp lý. Chúng tôi sẽ là cội nguồn cho tổ chức này. "   Luật sư Trần Thị Minh Tâm là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Hội nói về chủ đích của Hội như sau:   "Cái chủ đích chính là để cùng nhau trao đổi kiến thức và cái quan trọng nhất là làm sao để giữ gìn nền văn hóa của người Việt Nam chúng ta, cũng giống như là học cái mới của các cộng đồng bạn. Các luật sư cùng ngồi lại với nhau để làm sao làm những việc cần phải làm cho đồng bào tại đây cũng như đồng bào của chúng ta ở quê nhà. "   Luật sư Thiên Trang giải thích về các chương trình chính của Hội trong giai đoạn hiện tại là giúp đỡ các người kém lợi tức về mặt pháp lý cũng như chống lại các tệ nạn buôn người:   "Mục đích của Hội là làm những công việc từ thiện cho những người, thí dụ như mới sang Hoa Kỳ, hoặc có lợi tức thấp. Đồng thời gần đây cũng có rất nhiều những hoạt động chống human trafficking là buôn người, bất hợp pháp, chúng tôi sẽ cùng với South Texas College Of Laws, Immigration Clinic,… sẽ góp một bàn tay tham gia vào chương trình chống nạn buôn người. "   Luật sư Minh Tâm đồng ý và cho rằng trong giai đoạn khởi đầu, Hội chú trọng đến việc giúp đỡ đồng hương đang sống tại Hoa Kỳ và những nạn nhân của các vụ buôn người từ Việt Nam:   "Cho tới bây giờ tôi nghĩ cái đầu tiên là mình phải nghĩ tới bên đây trước. Người Mỹ có câu nói rằng 'mình phải rào cái dậu của mình trước'. Tôi nghĩ rằng nhiều đồng bào của chúng ta ở đây cần được giúp đỡ. Những tệ trạng buôn người qua đây, buôn bán các phụ nữ và các trẻ em, mình hãy giúp đỡ từ đây, sau đó chúng ta cùng ủng hộ để giúp cho nhân quyền ở quê nhà, tôi nghĩ điều đó rất là quan trọng. "   Luật sư Thiên Trang nói thêm, là ngoài các việc cấp thiết trên và các chương trình về kiến thức luật pháp phổ thông hàng tuần trên các đài tuyền hình tiếng Việt tại Houston, Hội dự dịnh sẽ có những khóa hội thảo luật pháp cho cộng đồng:   "Hy vọng là mỗi ba tháng, cùng lắm là mỗi sáu tháng, chúng tôi sẽ có một buổi hội thảo miễn phí cho cộng đồng Việt Nam, những người lương thấp có thể đến để tìm hiểu về luật pháp, về di trú, hoặc là chúng tôi có thể làm các buổi clinics để làm di chúc cho những người già miễn phí, khai thuế miễn phí, vân vân. . . "   Một thành viên trong ban cố vấn của Hội là luật sư Steven Điêu, chia sẻ niềm hân hoan của ông trong buổi lễ ra mắt của Hội:   "Hội này là hội của những người tập thể thiểu số ở trong cộng đồng người Mỹ nhưng mà đại đa số, là khoảng 80%, những người thành viên và những người lập ra hội này là người Việt Nam, hay là người Mỹ gốc Việt. Thành ra cái này cũng là một sự hân hạnh cho tập thể cộng đồng người Việt tại Houston. "   Luật sư Steven Điêu nói là cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳcó nhiều nhu cầu cần đến sự cố vấn luật pháp, nhất là về luật gia đìnhluật di trú để khỏi bị thiệt thòi quyền lợi:   "Luật Gia đình gồm có luôn cả luật ly di, luật bảo trợ con cái, luật về trợ cấp con cái và người phối ngẫu. Cái đó là cái nặng nhất. Đối với tập thể người Việt Nam của chúng ta một phần cũng khá lớn là về vấn đề luật di trú. Luật di trú thì là thường là vì mình có người thân bảo lãnh con cái, bảo lãnh cha mẹ, bảo lãnh anh em. Hay là vấn đề phối ngẫu, tức là lấy vợ lấy chồng thì cái vấn đề đó cũng là một cái khá lớn. "   Buổi ra mắt của hội 'The National Minority Lawyers and Legal Assistants Association' được nhiều người trong cộng đồng coi như một thành công và một dấu mốc lịch sử của người Việt sau 38 năm tị nạn tại Hoa Kỳ. Là một Luật sư trẻ thành đạt và đang là Chủ Tich của Hội NMLLA, Luật sư Thiên Trang tỏ lời cảm ơn các thế hệ đi trước đã hy sinh mở đường cho giới trẻ:   "Hôm nay được ra mắt rất là tự hào. Đầu tiên là xin được vinh danh cộng đồng Việt Nam, các chú, các bác, các cô, các anh chị đã sang trước, và đã hy sinh làm cho con đường của chúng em dễ dàng hơn rất nhiều. Chúng em luôn luôn mang ơn điều đó. Đồng thời với sự may mắn chúng em có được thì Hội rất là tâm nguyện được dành thời gian của mình để làm những công việc tốt trong cộng đồng. Hy vọng là có thể giúp đỡ cho những người nghèo. Cũng nhân cơ hội này rất cám ơn cộng đồng Việt Nam đã luôn ủng hộ cho Hội và hy vọng Hội sẽ làm những mission, những vai trò đã đề ra. "   Hiện diện trong buổi lễ ngoài khá đông đồng hương còn có nhiều vị dân cử nổi tiếng tại Houston và Texas. Buổi lễ còn có phần trình diễn thời trang do chính các luật sư, phụ tá pháp lý và gia đình làm người mẫu để biểu lộ sự hòa đồng văn hóa Việt Mỹ. Đầu tư mỹ - theo voatiengviet. com