Saturday, January 16, 2016

Dây rốn quấn cổ có thể cướp sinh mạng em bé khi chưa chào đời Sức Khỏe

Dây rốn quấn cổ có thể cướp sinh mạng em bé khi chưa chào đời

Thai nhi thường xuyên cựa quậy trong bụng mẹ nên dễ bị dây rốn quấn quanh cổ, trong một số trường hợp dây rốn quấn quá chặt làm giảm sự trao đổi chất dẫn đến suy thai, thậm chí tử vong.
  • Thủ thuật xoay ngôi thai nhi đẻ ngược / Tại sao phụ nữ mang thai thèm ăn 'của lạ'
day-ron-quan-co-co-the-cuop-sinh-mang-em-be-khi-chua-chao-doi

Thai nhi cử động yếu hơn bình thường gợi ý hiện tượng dây rốn quấn cổ. Ảnh: Health News.

Theo Health Sina, dây rốn quấn cổ (hay tràng hoa quấn cổ) là hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi một hoặc nhiều vòng, thường gặp trong những tháng cuối của thai kỳ. Nguyên nhân của tình trạng này là thai nhi thường xuyên cử động trong bụng mẹ và thay đổi tư thế nên dễ làm cho dây rốn quấn vào cổ. Một số trường hợp dây rốn quấn quá chặt làm giảm sự trao đổi chất giữa mẹ và con khiến bé không nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết dẫn đến suy thai, thậm chí tử vong do không nhận đủ oxy.

Một sản phụ tên Phó, người Trung Quốc, kể về nỗi ân hận do sự chủ quan của bà đã không chú ý đến cử động bất thường của đứa con trong bụng ở cuối thai kỳ. Thai nhi bị dây rốn quấn cổ quá chặt mà không nhận được sự can thiệp y tế kịp thời nên đã tử vong khi đã cận kề thời khắc chào đời.

Bà Phó hiện là giảng viên khoa mỹ thuật tại một trường đại học, còn ông xã làm kiến trúc sư. Do chồng thường xuyên xa nhà theo công trình nên khi vợ có thai, cả hai rất vui mừng và đặc biệt chú ý chăm sóc sức khỏe cho con. Trong suốt gần 9 tháng qua, thai nhi phát triển hoàn toàn khỏe mạnh nên hai vợ chồng rất yên tâm. Đến khi cận kề ngày dự sinh, bà Phó đi khám lần cuối để chuẩn bị sinh thì bất ngờ được bác sĩ thông báo em bé bị dây rốn quấn cổ quá chặt nên đã tử vong trong tử cung mẹ.

Khi nghe bác sĩ phân tích nguyên nhân, bà Phó rất ân hận và tự trách mình "Nếu tôi chú ý đến cử động bất thường của thai thì đã tránh được bi kịch xảy ra". Người phụ nữ kể, 2 ngày trước khi nhập viện, bà cảm thấy thai cử động rất yếu, chủ quan nghĩ rằng vừa mới kiểm tra định kỳ không vấn đề gì nên không quan tâm đến hiện tượng bất thường này.

Bác sĩ sản khoa khuyên các thai phụ nên chú ý đến cử động thai, đặc biệt sau 28 tuần tuổi, nếu phát hiện thai nhi cử động yếu hơn bình thường có thể bị dây rốn quấn cổ. Cụ thể, mẹ cần theo dõi cử động thai 3 lần vào buổi sáng, trưa và tối hàng ngày. Mỗi lần khoảng một tiếng đồng hồ.

Thai khỏe mạnh bình thường sẽ cử động từ 3 đến 5 lần trong một giờ. Lấy số lần thai cử động trong 3 lần kiểm tra mỗi ngày nhân với 4 để biết số lần cử động trong 12 tiếng. Nếu số lần cử động trong 12 tiếng từ 30 đến 60 lần là bình thường. Nếu ít hơn 30 lần thì nên đến bác sĩ kiểm tra tình trạng thai. Trường hợp thai cử động ít hơn 20 lần trong 12 tiếng hoặc ít hơn 3 lần trong một giờ, người mẹ nên đến bệnh viện ngay để được chẩn đoán kịp thời.

Linh Ngọc

No comments:

Post a Comment