Showing posts with label doi-ngoai. Show all posts
Showing posts with label doi-ngoai. Show all posts

Monday, January 4, 2016

Hà Tĩnh đồng ý cho Formosa tiếp tục xây 'cọc biển hiệu'

Sau thời gian bị đình chỉ, công trình “cọc biển hiệu dạng ngang cổng chính” do Formosa làm chủ đầu tư đã được cấp phép tiếp tục xây dựng.
Ngày 3/1, ông Hoàng Thanh Tùng, Phó trưởng Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh xác nhận, công trình “cọc biển hiệu dạng ngang cổng chính” do Formosa làm chủ đầu tư đã được cấp phép và tiếp tục triển khai trở lại.
Sau khi bị đình chỉ xây dựng, Hà Tĩnh đã cấp phép xây dựng "tháp" cho Formosa.
Theo ông Tùng, diện tích đất xây dựng công trình này của Formosa là nằm ngoài diện tích dự án khu liên hợp gang thép. Ông Tùng khẳng định Formosa xây công trình này mang ý nghĩa là một cổng chào...
Vào tháng 10/2015, Formosa Hà Tĩnh tiến hành thi công dự án "tháp biểu tượng tinh thần". Tháp này có tổng đầu tư khoảng 6 tỷ đồng, với chiều cao 32 m, bằng bê tông cốt thép.
Sau khi kiểm tra không có giấy phép, Sở Xây dựng Hà Tĩnh lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu ngừng thi công công trình.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Chu Xuân Phàm, Trưởng đại diện Formosa tại Hà Nội, cho biết việc xây dựng tòa tháp là để gắn logo của Formosa lên để cho mọi người biết.
Theo ông Phàm, tên “tháp biểu tượng tinh thần bão lũy” là cách nói của người Hoa.

Saturday, December 13, 2014

Thủ tướng dự Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 25 năm quan hệ Đối thoại ASEAN - Hàn Quốc

Ngày 12/12/2014, tại Thành phố Busan, Hàn Quốc, đã diễn ra Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 25 năm quan hệ Đối thoại ASEAN - Hàn Quốc với sự tham dự của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và lãnh đạo các nước ASEAN. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị.
Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 25 năm quan hệ Đối thoại ASEAN - Hàn Quốc.
Tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo ASEAN và Hàn Quốc chia sẻ đánh giá về quá trình phát triển và những thành tựu quan trọng đạt được trong hợp tác giữa ASEAN và Hàn Quốc 25 năm qua cũng như những đóng góp tích cực của ASEAN và Hàn Quốc vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.
Các nhà lãnh đạo ASEAN đặc biệt đánh giá cao sự hợp tác tích cực và hỗ trợ quan trọng của Hàn Quốc dành cho ASEAN trong xây dựng Cộng đồng ASEAN, tăng cường kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển cũng như trong ứng phó với các thách thức chung ở khu vực. Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đánh giá cao sự hợp tác giữa hai bên trong 25 năm qua cũng như vai trò của ASEAN như một tổ chức khu vực năng động; nhấn mạnh ASEAN là ưu tiên cao trong chính sách đối ngoại của Hàn Quốc; khẳng định tiếp tục ủng hộ ASEAN xây dựng Cộng đồng cũng như thực hiện tầm nhìn sau 2015 mà ASEAN đang xây dựng; tiếp tục ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình; ủng hộ thúc đẩy các chuẩn mực và giá trị chung của ASEAN trong khu vực Đông Á.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao quan hệ ASEAN - Hàn Quốc phát triển ngày càng toàn diện, thực chất và hiệu quả; khẳng định bên cạnh sự gần gũi về địa lý, gắn bó về lịch sử và tương đồng về văn hóa, xã hội, một nguyên nhân quan trọng góp phần vào thành tựu quan hệ 25 năm qua là sự tin cậy chính trị và mong muốn chung về hòa bình, ổn định và hợp tác để phát triển của ASEAN và Hàn Quốc. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, ASEAN và Hàn Quốc cần tăng cường hợp tác và ủng hộ lẫn nhau trong việc đảm bảo hòa bình, ổn định và an ninh ở khu vực thông qua các cơ chế hợp tác hiện có do ASEAN dẫn dắt; không ngừng củng cố hợp tác về kinh tế thông qua việc nâng cấp Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Hàn Quốc và kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đúng thời hạn năm 2015; đẩy mạnh kết nối trên cả ba khía cạnh hạ tầng, thể chế và con người; và tăng cường ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống đang nổi lên, nhất là ở khu vực Tiểu vùng sông Mê Công.
Về các vấn đề khu vực, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định chỉ khi có lòng tin, chúng ta mới đảm bảo được vững chắc hòa bình, ổn định và an ninh khu vực. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, những diễn biến phức tạp ở Biển Đông thời gian gần đây cho thấy sự cần thiết của việc duy trì hòa bình, ổn định và an ninh hàng hải trong khu vực; tất cả các bên liên quan cần tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, thực hiện đầy đủ và nghiêm túc Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Việc các bên liên quan không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực, không có các hành động làm gia tăng căng thẳng chính là biện pháp xây dựng lòng tin quan trọng, góp phần đảm bảo hòa bình, ổn định và an ninh khu vực.
Kết thúc Hội nghị, các nhà lãnh đạo ASEAN và Hàn Quốc đã thông qua Tuyên bố chung về Tầm nhìn Tương lai Đối tác Chiến lược ASEAN - Hàn Quốc, đề ra định hướng và các biện pháp triển khai cụ thể nhằm mở rộng và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ giữa hai bên trong thời gian tới trên tất cả các lĩnh vực chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội. Hai bên nhất trí sớm xây dựng Kế hoạch hành động giai đoạn 2016 - 2020 và triển khai hiệu quả hợp tác trên những lĩnh vực ưu tiên, cùng có lợi của hai bên; tối đa hóa lợi ích của Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA); phấn đấu sớm đạt được mục tiêu kim ngạch thương mại 150 tỷ USD vào năm 2015 và 200 tỷ USD vào năm 2020; quyết tâm cùng các đối tác kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vào cuối năm 2015; thúc đẩy hợp tác văn hóa, thể thao, giao lưu nhân dân, nhất là giữa thanh niên các nước ASEAN và Hàn Quốc; bảo hộ công dân; giáo dục và phát triển nguồn nhân lực.
ASEAN hoan nghênh đề xuất của Hàn Quốc về thành lập Nhà Văn hóa ASEAN - Hàn Quốc và chọn năm 2017 là năm Giao lưu Văn hóa ASEAN - Hàn Quốc. Về an ninh khu vực, hai bên nhất trí thúc đẩy an ninh và an toàn, tự do hàng hải và hàng không, thương mại không bị cản trở, thực hiện kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và các tiêu chuẩn, tập quán phù hợp của Tổ chức Hàng không Thế giới (ICAO); đồng thời trao đổi về tình hình Bán đảo Triều Tiên. Hai bên cũng sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống như phòng chống bệnh dịch, bảo vệ môi trường, đối phó với thiên tai…
Sau khi kết thúc Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cùng các nhà lãnh đạo ASEAN và Hàn Quốc thăm Triển lãm quản trị công ASEAN - Hàn Quốc.
Trong 25 năm qua, quan hệ ASEAN - Hàn Quốc đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Năm 1989, hai bên thiết lập quan hệ đối thoại; năm 2004, Hàn Quốc tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC), trở thành Đối tác Toàn diện của ASEAN, và đến năm 2010 đã nâng cấp lên Đối tác Chiến lược vì Hòa bình và Thịnh vượng. Hai bên đã và đang triển khai mạnh mẽ các Kế hoạch hành động giai đoạn 2005 - 2010 và 2011 - 2015. Hàn Quốc luôn ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN và tham gia tất cả các cơ chế, diễn đàn hợp tác do ASEAN khởi xướng và dẫn dắt trong khu vực như ASEAN+1, ASEAN+3, ARF, ADMM+, EAS. Hiện nay, Hàn Quốc là một trong những đối tác thương mại, đầu tư, du lịch hàng đầu của ASEAN. Hợp tác văn hóa, xã hội đạt được nhiều kết quả tích cực thông qua các chương trình hợp tác văn hóa, nghệ thuật, giao lưu nhân dân và thanh niên, phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường.../.

Mạnh Hùng ( Theo thông cáo báo chí)

Thursday, October 30, 2014

Hoàn Cầu dọa Việt Nam không thể thắng nếu đối đầu trực diện Trung Quốc

Nói như Thời báo Hoàn Cầu, thì Việt Nam đã không ít lần phải "đứt tay" vì chơi với "dao sắc" như những năm 1974, 1978, 1988 và vụ giàn khoan 981 gần đây nhất.
Chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Ấn lại trở thành "cái gai trong mắt" những tờ báo theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Trung Quốc như Thời báo Hoàn Cầu.

Tờ India Times ngày 29/10 đưa tin, trong một bài viết ngày hôm qua Thời báo Hoàn Cầu tuyên truyền rằng Việt Nam "lôi kéo" Ấn Độ và Mỹ vào Biển Đông vì người Việt hoàn toàn nhận thức rằng mình "không có cơ hội để giành chiến thắng trong một cuộc đối đầu trực diện với Trung Quốc"?!

Hoàn Cầu khiêu khích: "Kể từ khi Hà Nội nhận thức đầy đủ rằng họ không thể có cơ hội giành chiến thắng trong cuộc đối đầu trực diện với Trung Quốc, Việt Nam phải dựa vào các cường quốc lớn khác bằng cách củng cố tình trạng của họ như một bên liên quan trong khu vực". Tờ báo Trung Quốc tức tối bình luận sau sự kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Ấn Độ củng cố và phát triển quan hệ song phương.

Sau khủng hoảng giàn khoan 981, Trung Quốc và Việt Nam đã có dấu hiệu cải thiện quan hệ song phương sau chuyến đi Việt Nam của ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc vào Thứ Hai đầu tuần này. Và một sự trùng hợp thú vị đã diễn ra, ngày Dương Khiết Trì đến Việt Nam cũng là lúc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặt chân tới Ấn Độ với hy vọng New Delhi thực hiện chính sách hướng Đông như một đòn bẩy thuận lợi cho Việt Nam trong vấn đề Biển Đông phức tạp.

Bài viết của tờ báo nổi tiếng với chủ nghĩa dân tộc cực đoan trên Thời báo Hoàn Cầu viết rằng: "Bên cạnh cam kết tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, Việt Nam đã mời Ấn Độ 'nhúng tay vào chiếc bánh dầu mỏ' ở Biển Đông. Việt Nam cũng đã tìm cách hợp tác an ninh hàng hải sâu sắc hơn với Ấn Độ, trong đó New Delhi dự kiến sẽ sớm cung cấp tàu tuần tra tiên tiến cho Việt Nam để thúc đẩy sự tự tin của Hà Nội ở Biển Đông", một giọng điệu tức tối và khó chịu vô lối - PV.

Chưa dừng lại, Thời báo Hoàn Cầu tiếp tục tỏ vẻ khó chịu một cách vô lý (PV) khi viết: "Rõ ràng Ấn Độ không phải cường quốc duy nhất mà Việt Nam ve vãn bằng cách này. Kể từ sau khi bắt đầu tranh chấp giàn khoan 981 (không phải tranh chấp, mà là khủng hoảng do Trung Quốc leo thang gây hấn, hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam - PV), Việt Nam đã tăng cường các nỗ lực của mình để thực hiện chính sách ngoại giao đa phương ở Biển Đông. Hà Nội đã di chuyển gần gũi hơn với Nhật Bản và Hoa Kỳ thông qua vài lần trao đổi cấp cao".

Chính sách ngoại giao đa phương, đa dạng hóa quan hệ quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích cơ bản hợp pháp của nhau, hợp tác cùng có lợi đã được Việt Nam thực hiện từ lâu, không phải sau vụ giàn khoan 981 như Thời báo Hoàn Cầu tưởng tượng. Mặt khác, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ hay bất cứ quốc gia nào nếu không có lợi ích ở Biển Đông trong việc duy trì hòa bình, ổn định và luật pháp quốc tế thì có "ve vãn" thế nào đi nữa như cách nói của Hoàn Cầu cũng đâu ve vãn nổi, bởi các nước này đâu có dễ dụ dỗ? PV.

Thời báo Hoàn Cầu bình luận, trong lúc này Mỹ đang mong muốn tìm kiếm đối tác mới để thực chiện xoay trục chiến lược sang châu Á - Thái Bình Dương. Vì vậy với chính sách bổ sung cho nhau, Việt Nam và Mỹ đang trở nên gần gũi hơn nhiều. Tuy nhiên tờ báo Trung Quốc cho rằng thực tế Việt Nam khó có thể "thoát ra khỏi ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong các vấn đề kinh tế. Mặt khác Việt Nam vẫn cảnh giác liên tục với Mỹ vốn không bao giờ từ bỏ một cuộc cách mạng màu ở Việt Nam, Hà Nội sẽ khó có được lợi ích thực sự khi chơi với Mỹ. Việt Nam nên xem lại giải pháp của mình, chớ nên chơi dao sắc có ngày đứt tay"?!

Tờ báo Trung Quốc đã nói đúng ở chỗ chính sách đối ngoại của Việt Nam và Mỹ bổ sung cho nhau, có lợi ích phù hợp với nhau. Nhưng nó đã nhầm lẫn khi cho rằng Việt Nam lúc nào cũng cảnh giác với Mỹ về cái gọi là cuộc cách mạng màu. Và Thời báo Hoàn Cầu càng sai lầm hơn khi cho rằng Việt Nam khó có lợi ích khi chơi với Mỹ. Có thể một số quan điểm ở Việt Nam còn lăn tăn xung quanh quan hệ Việt - Mỹ do cái bóng của cuộc Chiến tranh Việt Nam, nhưng với những gì đang diễn ra thì đó không phải xu thế chủ đạo.

Ngược lại, hầu hết người Việt đều luôn thường trực mối lo phải đối phó với một nước láng giềng phương Bắc tham lam, luôn dùng mọi âm mưu thủ đoạn bành trướng lãnh thổ, biến Biển Đông thành ao nhà của họ. Và nếu nói như Thời báo Hoàn Cầu, thì Việt Nam đã không ít lần phải "đứt tay" vì chơi với "dao sắc" như những năm 1974, 1978, 1988 và vụ giàn khoan 981 gần đây nhất - PV.

Thursday, September 11, 2014

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Ngoại giao Cu-ba

Chiều ngày 10/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp thân mật đồng chí Bru-nô Rô-đri-ghết Pa-ri-gia, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hoà Cu-ba, đang ở thăm và làm việc tại Việt Nam.
 
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp đồng chí Bru-nô Rô-đri-ghết Pa-ri-gia, Uỷ viênBộ Chính trị, Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hoà Cu-ba

Wednesday, September 10, 2014

Tổng thống Ấn Độ Mukherjee sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14-17/9/2014.

Tổng thống Pranab Mukherjee. (Nguồn: ibnlive.in.com)
Quan hệ hai nước Việt Nam và Ấn Độ thời gian qua đã sự phát triển toàn diện, mạnh mẽ.
Theo Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh, quan hệ hợp tác truyền thống và đối tác chiến lược Việt Nam-Ấn Độ đã được đánh dấu bằng chuyến thăm đặc biệt quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Ấn Độ hồi tháng 11/2013.
Chuyến thăm đã mở ra một giai đoạn phát triển mới về chất trong quan hệ song phương, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước một cách mạnh mẽ và sâu rộng hơn, xác định rõ các cam kết mang tính chiến lược trên các lĩnh vực trụ cột về hợp tác.
Chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee tới Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục khẳng định những cam kết hợp tác chặt chẽ, sâu rộng và thiết thực của lãnh đạo hai nước.
 

Cũng trong chuyến thăm này, dự kiến hai nước sẽ ký kết nhiều văn kiện hợp tác quan trọng.

Theo VietnamPlus/TTXVN

Thủ tướng tiếp Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Thực phẩm Cuba

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Việt Nam luôn mong muốn và sẽ làm hết sức mình để cùng Cuba đưa quan hệ hợp tác giữa 2 nước trên các lĩnh vực ngày càng phát triển sâu rộng, hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên.
 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn Việt Nam và Cuba tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ hơn quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực. Ảnh: VGP/Nhật Bắc