Showing posts with label vnexpress. Show all posts
Showing posts with label vnexpress. Show all posts

Saturday, January 16, 2016

Chiến thắng ung thư, chàng trai quyết trở thành bác sĩ Sức Khỏe

Chiến thắng ung thư, chàng trai quyết trở thành bác sĩ

Trong căn hộ nhỏ ở Brooklyn (Mỹ), nhóm nhạc acappella Blackout tập hợp. Họ khởi động chuẩn bị tập luyện và Jake Prigoff nhớ lại khoảng thời gian phải ngừng hát vì căn bệnh ung thư quái ác.

"Khi bị ốm, tôi chẳng còn chút năng lượng nào và phải dừng hát", Jake nói. Chàng trai chia sẻ với CBS News, âm nhạc luôn là một phần quan trọng trong cuộc sống của mình. Gia đình anh hay ngồi trong phòng khách, đàn hát các ca khúc của The Beatles hay The Eagles. "Từ lúc còn rất nhỏ, tôi đã là một ca sĩ", Jake nhớ lại. "Tôi yêu bất cứ những gì liên quan đến âm nhạc". Anh còn thích thể thao và tham gia nhiều giải đấu khác nhau ở Roslyn, New York. 

Năm 14 tuổi, giọng Jake yếu dần và thể lực suy giảm. Cơn sốt cao kèm ho dữ dội khiến cậu thiếu niên khi đó phải gặp bác sĩ. Người ta nghĩ rằng đó là bệnh viêm phổi, kết quả X-quang và CT phổi cho thấy Jake bị u lympho hodgkin giai đoạn 4. Được mẹ báo tin, Jake gục xuống sàn và khóc, toàn thân tê liệt "giống như bị sét đánh".

chien-thang-ung-thu-chang-trai-quyet-tro-thanh-bac-si

Jake Prigoff quyết tâm trở thành bác sĩ sau khi vượt qua căn bệnh ung thư. Ảnh: squarespace.com.

Quá trình điều trị bắt đầu ngay đêm ấy, chỉ 2 tuần trước sinh nhật 15 tuổi của Jake. Cậu trải qua 21 ngày hóa trị và đến giờ vẫn chưa quên hệ quả của các tác dụng phụ: "Ngày đầu tiên, tôi thức giấc và nhìn thấy tóc rơi đầy trên gối, tôi tự nói với bản thân đây không phải một cơn ác mộng mà mình có thể tỉnh dậy". Sau hóa trị, Jake tiếp tục 60 ngày xạ trị. "Bác sĩ đưa tôi lên bàn và cho chạy cái máy ồn ào đáng sợ ấy. Tôi biết nó đang cứu mạng tôi nhưng ở tuổi 15, tôi chỉ muốn chạy về nhà", chàng trai nói.

Jake cố gắng kiếm tìm những điều tích cực, vui vẻ trong quá trình chữa bệnh. Anh đề nghị một người bạn cắt cho mình kiểu đầu mohican trước khi mất hết tóc, và có lần còn ăn mặc giống như Mr. Clean, nhân vật biểu tượng cho các sản phẩm làm sạch với cái đầu trọc. Gia đình, bạn bè và các bác sĩ luôn túc trực, nhưng giống như nhiều bệnh nhân đang đối mặt với tử thần, Jake đôi lúc cảm thấy bị cô lập. "Hãy tưởng tượng một đứa trẻ má phúng phính trọc đầu, bước đi mà hiểu rằng tất cả mọi người đang nhìn vì biết nó bị ung thư. Thực sự rất cô đơn", Jake hồi tưởng.

Sau nhiều tháng tích cực chữa trị, căn bệnh biến mất. Jake vẫn chụp CT suốt 5 năm. Khi biết ung thư có nguy cơ tái phát, chàng trai cười và nói: "Tôi không bị ung thư 10 năm rồi. Cũng thú vị đấy". 

Giọng nói trở lại, chàng trai bắt đầu hát trong nhà tắm khiến người thân vừa khó chịu vừa thở phào nhẹ nhõm. Khi nghĩ về cuộc sống và sự nghiệp phía sau giai đoạn ung thư, một khoảnh khắc hiện ra trong đầu Jake. "Một bác sĩ đã nói 'chúng tôi có thể chữa trị cho cậu'. Đó là những lời mà bạn muốn nghe và bác sĩ của tôi đã nói ra. Kể từ ngày hôm đó, tôi tin rằng mình sẽ ổn".

Giờ đây Jake là sinh viên năm thứ 4 tại Đại học Y Icahn ở New York, chuyên ngành phẫu thuật ung thư. Ban đầu anh muốn học kinh doanh, nhưng trải qua ung thư khi còn nhỏ đã thay đổi suy nghĩ của Jake. "Tôi nhận ra rằng mình muốn dành phần đời còn lại để chống lại ung thư", anh giải thích. "Nếu tôi có thể sống như thế, mỗi ngày đi làm sẽ thật tuyệt vời".

Jake tham gia một nhóm nhạc acappella, cảm thấy như đang đền đáp cuộc đời mỗi khi biểu diễn trước các bệnh nhân ung thư khác. Anh còn trở thành tình nguyện viên và diễn thuyết cho tổ chức Cycle for Survival nhằm gây quỹ cũng như nâng cao nhận thức về phòng chống ung thư. "Tôi tin mọi chuyện xảy ra đều có lý do. Ung thư đã đưa tôi đến vị trí ngày nay và sẽ tiếp tục thúc đẩy tôi trong tương lai", Jake chia sẻ.

Minh Nguyên

Chia sẻ kinh nghiệm chiến thắng bệnh tật của bạn về suckhoe@vnexpress.net.

Đi bộ có lợi cho người suy giãn tĩnh mạch Sức Khỏe

Đi bộ có lợi cho người suy giãn tĩnh mạch

Đi bộ có lợi cho người bị suy tĩnh mạch, máu được đẩy mạnh về tim làm giảm tình trạng ứ đọng và bớt áp lực trong hệ tĩnh mạch nông.
  • Điều trị suy tĩnh mạch bằng chích xơ tạo bọt / Nhận biết 7 cấp độ bệnh suy tĩnh mạch qua ảnh

Theo bác sĩ Lê Thanh Phong, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, suy tĩnh mạch chi dưới rất thường gặp. Đây là một bệnh mạn tính ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Để điều trị hiệu quả cần phối hợp nhiều biện pháp, trong đó việc thay đổi lối sống đóng vai trò nền tảng.

Đi bộ là môn thể dục nhẹ nhàng mang lại nhiều lợi ích nên được hầu hết người dân lựa chọn tập luyện. Đa phần bệnh nhân sau khi bị suy giãn tĩnh mạch đã bỏ thói quen đi bộ, thậm chí một số người không dám vận động vì sợ làm bệnh nặng thêm. Ngay cả các bác sĩ chuyên khoa cũng có ý kiến khác nhau về vấn đề này.

nguoi-bi-suy-tinh-mach-co-nen-han-che-di-bo

Cơ chế hoạt động của van tĩnh mạch. Từ trái qua: (1) van tĩnh mạch, (2) van mở ra cho dòng máu đi lên trên, (3) sau đó van đóng lại ngăn máu chảy ngược xuống. Ảnh: Ngọc Thể.

Bác sĩ Phong giải thích hệ tĩnh mạch có cấu tạo như một mạng lưới gồm các cấu trúc hình ống. Các tĩnh mạch nhỏ ở xa sẽ dẫn máu về tĩnh mạch lớn hơn, sau đó đổ về tim. Trong lòng tĩnh mạch chi dưới có các van. Van được cấu tạo bởi 2 lá van giống như chiếc túi, mặt lõm hướng lên trên. Một phần lá dính vào thành tĩnh mạch, phần còn lại tự do trong lòng mạch.

Hệ thống tĩnh mạch chi dưới bao gồm các tĩnh mạch nông, sâu và xuyên. Tĩnh mạch nông nằm sát dưới da. Tĩnh mạch sâu nằm sâu trong các khoang cơ của chi. Các nhánh tĩnh mạch xuyên nối từ hệ thống tĩnh mạch nông đến tĩnh mạch sâu.

Khi ta đứng thẳng, máu trong tĩnh mạch phải thắng trọng lực mới có thể chảy về tim. Để làm được điều này, các cơ phải ép các tĩnh mạch sâu ở chân và bàn chân đồng nhịp với hoạt động đóng mở của các van tĩnh mạch. Khi cơ ở chân co, các van trong tĩnh mạch sẽ mở ra. Khi cơ thả lỏng, van đóng lại, ngăn không cho máu bên trên chảy ngược xuống dưới. Toàn bộ tiến trình đem máu trở về tim như vậy gọi là bơm tĩnh mạch. Với phương thức hoạt động như thế, các van tạo nên hệ thống dòng chảy một chiều từ dưới lên trên và từ nông vào sâu.

Bệnh suy tĩnh mạch xảy ra khi các van trong lòng tĩnh mạch hư và không thể khép kín. Khi đó, máu chảy ngược xuống dưới theo chỗ hở của van tĩnh mạch, làm ứ đọng và tăng áp lực tĩnh mạch. Tĩnh mạch sâu có thể chịu đựng tốt khi có tình trạng tăng áp lực, trong khi tĩnh mạch nông vốn được bao quanh bởi mô liên kết lỏng lẻo sẽ giãn to ra và viêm.

suy-tinh-mach-co-nen-han-che-di-bo-1

Cơ chế gây bệnh khi tĩnh mạch giãn hoặc van bị hư. Từ trái qua: (1) tĩnh mạch bị giãn to, (2) khi hai van mở ra máu vẫn bơm lên trên được, (3) van đóng lại không kín, máu chảy ngược xuống dưới qua chỗ hở của hai lá van, tạo nên dòng chảy ngược. Ảnh: Ngọc Thể.

Hiện tượng máu ứ đọng làm tăng áp lực tĩnh mạch, gây đau nhức, khó chịu, giãn tĩnh mạch nông, phù chân, thay đổi tình trạng da và lở loét. Chính vì thế các phương pháp điều trị suy tĩnh mạch đều hướng tới mục tiêu khắc phục tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch do ứ đọng.

Đi bộ tác động như thế nào đến tĩnh mạch

Thể tích và áp lực trong tĩnh mạch sẽ thay đổi khi đi bộ. Ở tư thế đứng yên, bàn chân tiếp xúc với mặt đất sẽ không có dòng chảy tĩnh mạch. Khi gót chân được nhấc lên cao, máu từ đám rối tĩnh mạch phía dưới gót chân và lòng bàn chân (đám rối Bejar) sẽ được đẩy lên các tĩnh mạch sâu của cẳng chân. Sau đó, động tác co cơ cẳng chân sẽ đẩy dòng máu về tĩnh mạch của vùng đùi. Cứ như thế, dòng máu sẽ chảy về tĩnh mạch cao hơn, rồi về tim.

Sự co cơ khi đi bộ sẽ giúp bơm tĩnh mạch hoạt động hiệu quả. Lực ép của cơ vào hệ tĩnh mạch sâu đo được khi đang vận động tích cực cao hơn rất nhiều so với lúc đứng yên. Từ đó giúp máu được đẩy mạnh về tim, làm giảm tình trạng ứ đọng cũng như áp lực trong hệ tĩnh mạch nông.

Thực nghiệm đo áp lực tĩnh mạch nông khi đứng yên và di chuyển  Trái: khi đứng yên, cột nước dâng cao ngang tim  Phải: khi di chuyển cổ chân liên tục, cột nước giảm xuống

Nghiên cứu  thực nghiệm đo áp lực tĩnh mạch nông khi đứng yên và di chuyển. Ảnh Trái: khi đứng yên, cột nước dâng cao ngang tim. Ảnh phải: khi di chuyển cổ chân liên tục, cột nước giảm xuống

Trong thực nghiệm đánh giá sự thay đổi áp lực tĩnh mạch nông khi đi bộ, người ta luồn một kim nhựa vào lòng tĩnh mạch nông ở bàn chân của người và nối kim với một cột nước. Ở tư thế đứng yên, cột nước dâng cao đến ngang tim. Khi gấp duỗi cổ chân liên tục, cột nước vơi xuống giữa 50-60%. Thí nghiệm mô phỏng hoạt động đi bộ này cho thấy áp lực trong hệ tĩnh mạch nông giảm xuống đáng kể khi di chuyển.

Như vậy việc đi bộ giúp đẩy máu từ hệ tĩnh mạch sâu về tim tốt hơn, làm giảm áp lực của hệ tĩnh mạch nông. Nhờ đó giảm các triệu chứng và biểu hiện lâm sàng của bệnh suy tĩnh mạch.

Hầu hết bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch đều cho biết cảm thấy dễ chịu hơn sau một thời gian đi bộ và thay đổi lối sống. Như trường hợp chị Vân bị suy tĩnh mạch gây đau nhức và khó chịu 2 chân, đã chữa trị cách đây 2 năm nhưng không thuyên giảm. Gần đây chị kết hợp điều trị và thay đổi lối sống, tập đi bộ theo tư vấn của bác sĩ, chỉ sau khoảng thời gian ngắn, các cơn đau giảm hẳn. Bệnh nhân tiếp tục đi bộ và leo cầu thang mỗi ngày thì các triệu chứng cải thiện rõ rệt.

Nghiên cứu gần đây được cập nhật trong y văn cho thấy những người suy tĩnh mạch mạn tính đi bộ ít hơn 10 phút mỗi ngày có nguy cơ loét chân cao hơn nhóm duy trì hoạt động thể dục tích cực trên 10 phút. Các hiệp hội phẫu thuật mạch máu trên thế giới đều khuyến cáo bệnh nhân suy tĩnh mạch nên đi bộ.

Lưu ý: nếu người bệnh chưa có thói quen đi bộ thì nên bắt đầu từ từ, sau đó tăng dần thời lượng và quãng đường. Giai đoạn đầu, có thể sẽ thấy khó chịu hoặc đau chân , nhưng về sau sẽ cải thiện dần. Đi bộ cần sự di chuyển linh hoạt của cổ chân mới mang lại hiệu quả cao. Những người bị loét chân do suy tĩnh mạch thì vận động cổ chân sẽ bị hạn chế nên cần được vật lý trị liệu cổ chân và liệu pháp giảm đau trước khi đi bộ.

Thi Trân

Đi bộ có lợi cho người suy giãn tĩnh mạch Sức Khỏe

Đi bộ có lợi cho người suy giãn tĩnh mạch

Đi bộ có lợi cho người bị suy tĩnh mạch, máu được đẩy mạnh về tim làm giảm tình trạng ứ đọng và bớt áp lực trong hệ tĩnh mạch nông.
  • Điều trị suy tĩnh mạch bằng chích xơ tạo bọt / Nhận biết 7 cấp độ bệnh suy tĩnh mạch qua ảnh

Theo bác sĩ Lê Thanh Phong, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, suy tĩnh mạch chi dưới rất thường gặp. Đây là một bệnh mạn tính ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Để điều trị hiệu quả cần phối hợp nhiều biện pháp, trong đó việc thay đổi lối sống đóng vai trò nền tảng.

Đi bộ là môn thể dục nhẹ nhàng mang lại nhiều lợi ích nên được hầu hết người dân lựa chọn tập luyện. Đa phần bệnh nhân sau khi bị suy giãn tĩnh mạch đã bỏ thói quen đi bộ, thậm chí một số người không dám vận động vì sợ làm bệnh nặng thêm. Ngay cả các bác sĩ chuyên khoa cũng có ý kiến khác nhau về vấn đề này.

nguoi-bi-suy-tinh-mach-co-nen-han-che-di-bo

Cơ chế hoạt động của van tĩnh mạch. Từ trái qua: (1) van tĩnh mạch, (2) van mở ra cho dòng máu đi lên trên, (3) sau đó van đóng lại ngăn máu chảy ngược xuống. Ảnh: Ngọc Thể.

Bác sĩ Phong giải thích hệ tĩnh mạch có cấu tạo như một mạng lưới gồm các cấu trúc hình ống. Các tĩnh mạch nhỏ ở xa sẽ dẫn máu về tĩnh mạch lớn hơn, sau đó đổ về tim. Trong lòng tĩnh mạch chi dưới có các van. Van được cấu tạo bởi 2 lá van giống như chiếc túi, mặt lõm hướng lên trên. Một phần lá dính vào thành tĩnh mạch, phần còn lại tự do trong lòng mạch.

Hệ thống tĩnh mạch chi dưới bao gồm các tĩnh mạch nông, sâu và xuyên. Tĩnh mạch nông nằm sát dưới da. Tĩnh mạch sâu nằm sâu trong các khoang cơ của chi. Các nhánh tĩnh mạch xuyên nối từ hệ thống tĩnh mạch nông đến tĩnh mạch sâu.

Khi ta đứng thẳng, máu trong tĩnh mạch phải thắng trọng lực mới có thể chảy về tim. Để làm được điều này, các cơ phải ép các tĩnh mạch sâu ở chân và bàn chân đồng nhịp với hoạt động đóng mở của các van tĩnh mạch. Khi cơ ở chân co, các van trong tĩnh mạch sẽ mở ra. Khi cơ thả lỏng, van đóng lại, ngăn không cho máu bên trên chảy ngược xuống dưới. Toàn bộ tiến trình đem máu trở về tim như vậy gọi là bơm tĩnh mạch. Với phương thức hoạt động như thế, các van tạo nên hệ thống dòng chảy một chiều từ dưới lên trên và từ nông vào sâu.

Bệnh suy tĩnh mạch xảy ra khi các van trong lòng tĩnh mạch hư và không thể khép kín. Khi đó, máu chảy ngược xuống dưới theo chỗ hở của van tĩnh mạch, làm ứ đọng và tăng áp lực tĩnh mạch. Tĩnh mạch sâu có thể chịu đựng tốt khi có tình trạng tăng áp lực, trong khi tĩnh mạch nông vốn được bao quanh bởi mô liên kết lỏng lẻo sẽ giãn to ra và viêm.

suy-tinh-mach-co-nen-han-che-di-bo-1

Cơ chế gây bệnh khi tĩnh mạch giãn hoặc van bị hư. Từ trái qua: (1) tĩnh mạch bị giãn to, (2) khi hai van mở ra máu vẫn bơm lên trên được, (3) van đóng lại không kín, máu chảy ngược xuống dưới qua chỗ hở của hai lá van, tạo nên dòng chảy ngược. Ảnh: Ngọc Thể.

Hiện tượng máu ứ đọng làm tăng áp lực tĩnh mạch, gây đau nhức, khó chịu, giãn tĩnh mạch nông, phù chân, thay đổi tình trạng da và lở loét. Chính vì thế các phương pháp điều trị suy tĩnh mạch đều hướng tới mục tiêu khắc phục tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch do ứ đọng.

Đi bộ tác động như thế nào đến tĩnh mạch

Thể tích và áp lực trong tĩnh mạch sẽ thay đổi khi đi bộ. Ở tư thế đứng yên, bàn chân tiếp xúc với mặt đất sẽ không có dòng chảy tĩnh mạch. Khi gót chân được nhấc lên cao, máu từ đám rối tĩnh mạch phía dưới gót chân và lòng bàn chân (đám rối Bejar) sẽ được đẩy lên các tĩnh mạch sâu của cẳng chân. Sau đó, động tác co cơ cẳng chân sẽ đẩy dòng máu về tĩnh mạch của vùng đùi. Cứ như thế, dòng máu sẽ chảy về tĩnh mạch cao hơn, rồi về tim.

Sự co cơ khi đi bộ sẽ giúp bơm tĩnh mạch hoạt động hiệu quả. Lực ép của cơ vào hệ tĩnh mạch sâu đo được khi đang vận động tích cực cao hơn rất nhiều so với lúc đứng yên. Từ đó giúp máu được đẩy mạnh về tim, làm giảm tình trạng ứ đọng cũng như áp lực trong hệ tĩnh mạch nông.

Thực nghiệm đo áp lực tĩnh mạch nông khi đứng yên và di chuyển  Trái: khi đứng yên, cột nước dâng cao ngang tim  Phải: khi di chuyển cổ chân liên tục, cột nước giảm xuống

Nghiên cứu  thực nghiệm đo áp lực tĩnh mạch nông khi đứng yên và di chuyển. Ảnh Trái: khi đứng yên, cột nước dâng cao ngang tim. Ảnh phải: khi di chuyển cổ chân liên tục, cột nước giảm xuống

Trong thực nghiệm đánh giá sự thay đổi áp lực tĩnh mạch nông khi đi bộ, người ta luồn một kim nhựa vào lòng tĩnh mạch nông ở bàn chân của người và nối kim với một cột nước. Ở tư thế đứng yên, cột nước dâng cao đến ngang tim. Khi gấp duỗi cổ chân liên tục, cột nước vơi xuống giữa 50-60%. Thí nghiệm mô phỏng hoạt động đi bộ này cho thấy áp lực trong hệ tĩnh mạch nông giảm xuống đáng kể khi di chuyển.

Như vậy việc đi bộ giúp đẩy máu từ hệ tĩnh mạch sâu về tim tốt hơn, làm giảm áp lực của hệ tĩnh mạch nông. Nhờ đó giảm các triệu chứng và biểu hiện lâm sàng của bệnh suy tĩnh mạch.

Hầu hết bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch đều cho biết cảm thấy dễ chịu hơn sau một thời gian đi bộ và thay đổi lối sống. Như trường hợp chị Vân bị suy tĩnh mạch gây đau nhức và khó chịu 2 chân, đã chữa trị cách đây 2 năm nhưng không thuyên giảm. Gần đây chị kết hợp điều trị và thay đổi lối sống, tập đi bộ theo tư vấn của bác sĩ, chỉ sau khoảng thời gian ngắn, các cơn đau giảm hẳn. Bệnh nhân tiếp tục đi bộ và leo cầu thang mỗi ngày thì các triệu chứng cải thiện rõ rệt.

Nghiên cứu gần đây được cập nhật trong y văn cho thấy những người suy tĩnh mạch mạn tính đi bộ ít hơn 10 phút mỗi ngày có nguy cơ loét chân cao hơn nhóm duy trì hoạt động thể dục tích cực trên 10 phút. Các hiệp hội phẫu thuật mạch máu trên thế giới đều khuyến cáo bệnh nhân suy tĩnh mạch nên đi bộ.

Lưu ý: nếu người bệnh chưa có thói quen đi bộ thì nên bắt đầu từ từ, sau đó tăng dần thời lượng và quãng đường. Giai đoạn đầu, có thể sẽ thấy khó chịu hoặc đau chân , nhưng về sau sẽ cải thiện dần. Đi bộ cần sự di chuyển linh hoạt của cổ chân mới mang lại hiệu quả cao. Những người bị loét chân do suy tĩnh mạch thì vận động cổ chân sẽ bị hạn chế nên cần được vật lý trị liệu cổ chân và liệu pháp giảm đau trước khi đi bộ.

Thi Trân

Dây rốn quấn cổ có thể cướp sinh mạng em bé khi chưa chào đời Sức Khỏe

Dây rốn quấn cổ có thể cướp sinh mạng em bé khi chưa chào đời

Thai nhi thường xuyên cựa quậy trong bụng mẹ nên dễ bị dây rốn quấn quanh cổ, trong một số trường hợp dây rốn quấn quá chặt làm giảm sự trao đổi chất dẫn đến suy thai, thậm chí tử vong.
  • Thủ thuật xoay ngôi thai nhi đẻ ngược / Tại sao phụ nữ mang thai thèm ăn 'của lạ'
day-ron-quan-co-co-the-cuop-sinh-mang-em-be-khi-chua-chao-doi

Thai nhi cử động yếu hơn bình thường gợi ý hiện tượng dây rốn quấn cổ. Ảnh: Health News.

Theo Health Sina, dây rốn quấn cổ (hay tràng hoa quấn cổ) là hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi một hoặc nhiều vòng, thường gặp trong những tháng cuối của thai kỳ. Nguyên nhân của tình trạng này là thai nhi thường xuyên cử động trong bụng mẹ và thay đổi tư thế nên dễ làm cho dây rốn quấn vào cổ. Một số trường hợp dây rốn quấn quá chặt làm giảm sự trao đổi chất giữa mẹ và con khiến bé không nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết dẫn đến suy thai, thậm chí tử vong do không nhận đủ oxy.

Một sản phụ tên Phó, người Trung Quốc, kể về nỗi ân hận do sự chủ quan của bà đã không chú ý đến cử động bất thường của đứa con trong bụng ở cuối thai kỳ. Thai nhi bị dây rốn quấn cổ quá chặt mà không nhận được sự can thiệp y tế kịp thời nên đã tử vong khi đã cận kề thời khắc chào đời.

Bà Phó hiện là giảng viên khoa mỹ thuật tại một trường đại học, còn ông xã làm kiến trúc sư. Do chồng thường xuyên xa nhà theo công trình nên khi vợ có thai, cả hai rất vui mừng và đặc biệt chú ý chăm sóc sức khỏe cho con. Trong suốt gần 9 tháng qua, thai nhi phát triển hoàn toàn khỏe mạnh nên hai vợ chồng rất yên tâm. Đến khi cận kề ngày dự sinh, bà Phó đi khám lần cuối để chuẩn bị sinh thì bất ngờ được bác sĩ thông báo em bé bị dây rốn quấn cổ quá chặt nên đã tử vong trong tử cung mẹ.

Khi nghe bác sĩ phân tích nguyên nhân, bà Phó rất ân hận và tự trách mình "Nếu tôi chú ý đến cử động bất thường của thai thì đã tránh được bi kịch xảy ra". Người phụ nữ kể, 2 ngày trước khi nhập viện, bà cảm thấy thai cử động rất yếu, chủ quan nghĩ rằng vừa mới kiểm tra định kỳ không vấn đề gì nên không quan tâm đến hiện tượng bất thường này.

Bác sĩ sản khoa khuyên các thai phụ nên chú ý đến cử động thai, đặc biệt sau 28 tuần tuổi, nếu phát hiện thai nhi cử động yếu hơn bình thường có thể bị dây rốn quấn cổ. Cụ thể, mẹ cần theo dõi cử động thai 3 lần vào buổi sáng, trưa và tối hàng ngày. Mỗi lần khoảng một tiếng đồng hồ.

Thai khỏe mạnh bình thường sẽ cử động từ 3 đến 5 lần trong một giờ. Lấy số lần thai cử động trong 3 lần kiểm tra mỗi ngày nhân với 4 để biết số lần cử động trong 12 tiếng. Nếu số lần cử động trong 12 tiếng từ 30 đến 60 lần là bình thường. Nếu ít hơn 30 lần thì nên đến bác sĩ kiểm tra tình trạng thai. Trường hợp thai cử động ít hơn 20 lần trong 12 tiếng hoặc ít hơn 3 lần trong một giờ, người mẹ nên đến bệnh viện ngay để được chẩn đoán kịp thời.

Linh Ngọc

Tiết lộ về vụ thử thuốc làm chết người ở Pháp của tình nguyện viên 'hụt' Sức Khỏe

Tiết lộ về vụ thử thuốc làm chết người ở Pháp của tình nguyện viên 'hụt'

Người bán hàng 30 tuổi bị trung tâm thử nghiệm từ chối với lý do tim đập nhanh, chia sẻ mình chưa bao giờ biết sợ hãi cho đến khi xem bản tin trên truyền hình.
  • Thử nghiệm thuốc giảm đau chứa cần sa tại Pháp, 6 người gặp nạn

Florent (*) đã thoát chết, hoặc ít nhất là tránh được các tổn thương thần kinh như 6 tình nguyện viên gặp phải sau khi tham gia cuộc thử nghiệm của trung tâm Biotrial ở Rennes (Pháp). Người đàn ông trẻ tuổi là một trong những ứng viên trước khi bị đội ngũ y tế từ chối. "Do căng thẳng, nhịp tim của tôi là 120 trong khi đáng lẽ không được vượt quá 100", anh kể với tờ 20 minutes.

[Caption]

Trung tâm Biotrial nơi tiến hành vụ thử thuốc khiến một người chết não và 5 người nhập viện. Ảnh: 20 minutes.

Từng tham gia nhiều nghiên cứu của Biotrial suốt 5 năm qua, Florent sẵn sàng thử loại thuốc mới được mô tả là "sản phẩm đang phát triển, có tác dụng tăng mức độ endorphin trong não (chất được cơ thể sản xuất và đóng vai trò trong điều trị các rối loạn khác nhau như Parkinson, đau mạn tính, bệnh đa xơ cứng hoặc béo phì)". Mức phụ cấp được công bố là 4.000 euro (khoảng 97 triệu đồng).

"Họ đã cảnh báo chúng tôi", Florent nhớ lại. "Tại lần sàng lọc đầu tiên, chúng tôi được phát một tài liệu dài 13 trang. Phải đọc và ký vào đó. Người ta giải thích thuốc để làm gì, đã thử trên những loại động vật nào. Chúng tôi chấp nhận rủi ro. Chẳng ai ở đó nghĩ rằng đang đặt mạng sống của mình vào nguy hiểm". Giống như nhiều tình nguyện viên khác, anh không hề sợ dù biết các tác dụng phụ có thể xảy ra khi thuốc được tiêu hóa trong cơ thể. Phải đến lúc theo dõi thông tin về vụ thử thuốc trên truyền hình, nhân viên bán hàng này mới nhận ra mình "không ở quá xa thảm kịch ấy". 

Tuy vậy, Florent khẳng định vẫn sẽ tham gia thử thuốc nếu được gọi bởi động cơ duy nhất của anh là tiền. Anh đồng thời nhắn nhủ với những người đã, đang và có dự định tham gia nghiên cứu: "Nghĩ lại một chút, trước nay ở Pháp chưa bao giờ xảy ra tai nạn thử thuốc. Nguy cơ là rất nhỏ".

(*) Tên nhân vật đã được thay đổi.

Minh Nguyên