Showing posts with label quoc-hoi. Show all posts
Showing posts with label quoc-hoi. Show all posts

Monday, June 8, 2015

Thủ tướng lo ngại bất ổn Biển Đông cản trở kinh tế biển

Trước cộng đồng quốc tế, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam khẳng định phát triển kinh tế biển phải gắn với bảo vệ môi trường biển và an ninh hàng hải.
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế biển tổ chức tại Bồ Đào Nha ngày 4/6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ những lo ngại sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với tình hình đang diễn ra ở Biển Đông - tuyến hàng hải vận chuyển khoảng 50% khối lượng hàng hóa đường biển thế giới Đông Bắc Á với châu Âu, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không.

“Chúng ta không thể hợp tác kinh tế biển thành công nếu an ninh, an toàn, tự do hàng hải bị đe dọa” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh những vấn đề trên Biển Đông đang đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không.


Bước vào thế kỷ XXI, trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, khoa học công nghệ phát triển vượt bậc, nguồn tài nguyên trên đất liền ngày càng khan hiếm, các nước trên thế giới, nhất là các quốc gia ven biển đều hướng ra biển, coi phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ môi trường và bảo đảm an ninh biển là ưu tiên chiến lược, là không gian sinh tồn.

Không nằm ngoài xu thế này, Việt Nam với trên 3.000 km bờ biển, vùng đặc quyền kinh tế rộng hơn một triệu km2 và đã đặt mục tiêu đến năm 2020 trở thành quốc gia mạnh từ biển, giàu lên từ biển. Việt Nam đang tăng cường hợp tác kinh tế biển với các quốc gia, trong đó có các Hiệp định Thương mại tự do đã và chuẩn bị ký kết đều gắn với các quốc gia có kinh tế biển phát triển.

Tham dự Diễn đàn Kinh tế biển, Thủ tướng Bồ Đào Nha Pedro Passos Coelho đánh giá sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn Việt Nam sẽ góp phần quan trọng vào thúc đẩy, tăng cường hợp tác về kinh tế biển giữa Việt Nam và Bồ Đào Nha, mang lại lợi ích chung cho cả hai nước.

Diễn đàn Kinh tế biển Lisbon (Bồ Đào Nha) là một trong 3 hoạt động chính của Tuần lễ Biển do Bồ Đào Nha tổ chức từ ngày 3-5/6/2015 với sự tham gia của gần 200 tập đoàn, công ty, viện nghiên cứu, trung tâm công nghệ, cơ quan quản lý về biển của Bồ Đào Nha, Liên minh Châu Âu (EU) và quốc tế.

Bồ Đào Nha luôn coi trọng kinh tế biển và đang tập trung triển khai Chiến lược biển giai đoạn 2013-2020 với mục tiêu giải quyết các thách thức đặt ra để thúc đẩy tăng trưởng và tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế biển của nước này, coi biển là động lực cho nền kinh tế, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững và các tác động đến môi trrường, xã hội. Bồ Đào Nha cũng là một trong những nước khởi xướng và đang tích cực tham gia Chiến lược biển Đại Tây Dương và Định hướng tăng trưởng dựa vào biển của EU.

Bồ Đào Nha có thềm lục địa rộng 2,1 triệu km2 và vùng tài phán quốc gia lên tới gần 4 triệu km2, lớn gấp 40 lần diện tích lãnh thổ trên đất liền. 53% ngoại thương của EU vận chuyển qua các vùng biển của Bồ Đào Nha, 60% ngoại thương và 70% hàng hóa nhập khẩu của Bồ Đào Nha thực hiện qua đường biển. Kinh tế biển chiếm 11% GDP, 12% lao động, 17% nguồn thu thuế và 90% thu nhập du lịch của Bồ Đào Nha.

Phương Linh

Quốc hội thảo luận tình hình kinh tế - xã hội

Các đại biểu dành cả ngày 8/6 để thảo luận kết quả thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội và ngân sách 2014, cũng như tình hình những tháng đầu năm 2015.

Là kỳ họp giữa năm, ưu tiên các nội dung về xây dựng pháp luật nên theo chương trình dự kiến, Quốc hội sẽ dành một ngày để thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội, thay vì khoảng 1,5 ngày như kỳ họp trước. Trong quá trình thảo luận, một số thành viên Chính phủ cũng sẽ tham gia giải trình thêm về một số vấn đề được dư luận quan tâm.
Các đại biểu sẽ dành một ngày thảo luận các vấn đề kinh tế - xã hội. Ảnh: Giang Huy

Phiên họp toàn thể của Quốc hội về kinh tế xã hội được VnExpress tường thuật với sự hỗ trợ của công nghệ truyền hình trực tuyến FPT Telecom.

Báo cáo được Chính phủ trình từ ngày khai mạc cho thấy tình hình kinh tế xã hội 4 tháng đầu năm tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,04%, lãi suất giảm, tín dụng tăng cao hơn nhiều cùng kỳ năm trước. Thu ngân sách tăng 9,4%, đảm bảo các nhiệm vụ chi. GDP quý I tăng 6,03%, trong đó công nghiệp và xây dựng tăng mạnh. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%, loại trừ yếu tố giá tăng 8% - cao nhất từ năm 2011. Số doanh nghiệp thành lâp mới cải thiện với việc hơn 6.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.

Hệ thống ngân hàng tiếp tục được tái cơ cấu với 4 ngân hàng được sắp xếp lại, thanh khoản cải thiện. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu đến cuối tháng 2/2015 giảm còn 3,59%. Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước thu được kết quả bước đầu, Chính phủ cũng đã thành lập Ban chỉ đạo tái cơ cấu nông nghiệp.

Năm 2014, Chính phủ cho biết đã có 13/14 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Tăng trưởng GDP đạt 5,98%, vượt mục tiêu và cao nhất kể từ 2011. CPI thấp nhất nhiều năm qua, lãi suất giảm, tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối cao nhất từ trước đến nay, cán cân thương mại thặng dư 3 năm liên tiếp.
Tuy nhiên, xuất khẩu những tháng qua tăng trưởng thấp hơn nhiều cùng kỳ, khách du lịch đến Việt Nam giảm hơn 12%, câu chuyện đầu ra cho nông sản tiếp tục nhức nhối. Việc cải thiện môi trường kinh doanh còn chậm, sức cạnh tranh của nhiều lĩnh vực còn yếu, số doanh nghiệp giải thể tăng so với năm 2014. Thị trường chứng khoán, bất động sản phục hồi chậm...

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Chính phủ cho biết sẽ tập trung cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng. Lãi suất sẽ được điều hành phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động cho vay, phấn đầu cả năm, tăng trưởng tín dụng đạt 15-17%. Thị trường chứng khoán, bất động sản, nợ công sẽ được kiểm soát trong giới hạn cho phép. Hệ thống ngân hàng tiếp tục tục được tái cơ cấu, phấn đấu đến cuối năm 2015 đưa nợ xấu về dưới 3% tổng dư nợ. Thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, hoàn thành cổ phần hóa 289 doanh nghiệp, thoái vốn đầu tư ngoài ngành.

Để đối phó với những thách thức trong lĩnh vực nông nghiệp, Chính phủ sẽ đẩy mạnh tái cơ cấu các doanh nghiệp trong ngành, gắn kết với nông dân… Việc tái cơ cấu công nghiệp, dịch vụ, khuyến khích công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơ khí cũng được chú trọng, ưu tiên hợp tác với các tập đoàn đa quốc gia. Tất cả các vấn đề này cũng sẽ được các đại biểu trao đổi trong phiên thảo luận sáng nay.

Thursday, November 6, 2014

Ứng viên đại biểu Quốc hội phải được khám sức khỏe... tâm thần?

Thảo luận tại tổ ngày 5/11 về Luật Bầu cử, nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị người ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND ngoài việc có đầy đủ hồ sơ, lý lịch tư pháp, còn phải có giấy khám khỏe, trong đó có cả khám xét chứng bệnh tâm lý, tâm thần.

Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh), Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân nên cụ thể hoá tiêu chuẩn đã được ghi trong Hiến pháp. Ứng viên phải có đầy đủ hồ sơ khi tham gia ứng cử và lý lịch tư pháp. Đặc biệt trong giấy khám sức khoẻ cần có cả trắc nghiệm về thần kinh, tâm lý chứ không giống khám sức khoẻ giấy phép lái xe.
Đại biểu Trương Trong Nghĩa cho rằng, ứng viên đại biểu Quốc hội, HĐND phải được trắc nghiệm đầy đủ về tâm lý, tâm thần.
Cùng quan điểm trên, đại biểu Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh) nhận thấy dự luật đưa ra tiêu chuẩn hồ sơ quá đơn giản. “Ai cũng làm đơn ứng cử được, thậm chí một người mới từ bệnh viện tâm thần xuất viện cũng ứng cử được”, đại biểu Trần Du Lịch nói.
Đại biểu Trần Du Lịch cho rằng, phải có cách nào đó để yêu cầu đại biểu Quốc hội phải có lý lịch rõ ràng, giấy khám sức khỏe đầy đủ. Ứng viên cũng phải có bảng kê khai tài sản để xem có minh bạch hay không. Ngoài ra, tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội cũng như Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cũng phải cao.
Cho ý kiến về vấn đề này, đại biểu Đỗ Văn Đương (TP Hồ Chí Minh) đưa ra quan điểm, chất lượng Quốc hội phụ thuộc rất lớn vào chất lượng đại biểu Quốc hội. Vì vậy quá trình lựa chọn đại biểu phải làm sao lựa được người thực sự có tâm huyết với đất nước, với nhân dân, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Theo phản ánh của đại biểu Võ Thị Dung (TP Hồ Chí Minh) thì thực tiễn có nhiều người ra ứng cử không nghiêm túc. Do vậy, nếu pháp luật không có chế tài thì sẽ khó đảm bảo chất lượng đại biểu. Đại biểu đề xuất hồ sơ của người ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân phải được cơ quan đơn vị tổ chức nơi làm việc xác nhận hoặc có lý lịch tư pháp.
Dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân đưa ra quy định không được lạm dụng uy tín, chức vụ, quyền hạn để sử dụng phương tiện thông tin đại chúng trong vận động bầu cử. Tuy nhiên, đại biểu Chu Sơn Hà (TP Hà Nội) cho rằng, luật cần phải quy định rõ các trường hợp vi phạm đều phải được xử lý, nhất là các trường hợp vi phạm quảng cáo hình ảnh cá nhân.
Theo đại biểu Chu Sơn Hà, thực tế có trường hợp tự ứng cử đã xuất hiện trên truyền hình cả tháng trời để “đánh bóng” tên tuổi. Gần đến ngày bầu cử thì lại liên tục đi ủng hộ người nghèo, làm nhà tình nghĩa và được các phương tiện truyền thông đăng tải như một hình thức quảng cáo. “Làm từ thiện, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn là việc làm ý nghĩa, rất đáng hoang nghênh, nhưng những việc đó phải dừng lại trước 30 ngày kể từ ngày bầu cử”, đại biểu Chu Sơn Hà nói.
Đại biểu Phạm Quang Nghị - Bí thư Thành ủy Hà Nội - cho biết, ông chưa thấy ở đâu tự ứng cử dễ như ở Việt Nam. Có trường hợp tự làm hồ sơ rồi ghi tên vào danh sách tự ứng cử. Theo ông Nghị, người tự ứng cử tự đánh giá mình có khả năng, nhưng phải có người khác đánh giá xem có phù hợp hay không. Để khắc phục những bất cập trên, theo ông Nghị trong luật phải đưa ra được quy định về tiêu chí cụ thể đối với người tự ứng cử.
Thảo luận tại tổ về Dự án Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Đình Quyền cho biết, các nước không có luật về tổ chức như thế này. Nhưng lịch sử phát triển của chúng ta thì Mặt trận là một thiết chế rất đặc biệt. Đề cập đến vấn đề phản biện, đại biểu cho rằng, Mặt trận không phản biện hết tất cả các vấn đề của đời sống xã hội mà chỉ tập trung phản biện những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân.
Theo đại biểu Nguyễn Đình Quyền, Mặt trận Tổ quốc cần phải kết hợp với báo chí để tạo thành sức mạnh. “Mặt trận không thể ra quyết định cưỡng chế, chế tài được. Mặt trận Tổ quốc phải gây ra áp lực với các cơ quan quản lý nhà nước nên tôi nghĩ rằng mối quan hệ với phương tiện thông tin đại chúng là hết sức cần thiết, nhưng trong dự luật lại vắng bóng điều đó”, đại biểu Nguyễn Đình Quyền nói.
Đại biểu Lê Văn Lai (Quảng Nam) cho rằng, chức năng giám sát, phản biện xã hội của mặt trận Hiến pháp 2013 đã nói rồi, có thể coi đây là “cây gậy” để có điều kiện pháp lý để Mặt trận Tổ quốc thể hiện rõ hơn vai trò, chức năng của mình. Tuy vậy, trong toàn bộ dự thảo Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sửa đổi đại biểu chưa thấy rõ chức năng giám sát phản biện.

Quang Phong  (Dân trí)

Friday, October 3, 2014

Nhà Quốc hội sẽ vận hành vào tuần tới

Buổi làm việc đầu tiên phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ được tổ chức tại Nhà Quốc hội mới vào ngày 6/10.
Sáng 2/10, tại phiên họp Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, buổi làm việc đầu tiên của phiên họp thứ 32 (ngày 6/10) sẽ diễn ra tại Nhà Quốc hội mới. Buổi họp này để thử vận hành hệ thống phục vụ công việc trước khi Quốc hội khai mạc kỳ họp thứ 8 vào trung tuần tháng 10.

Nhà Quốc hội đã cơ bản hoàn thiện. Ảnh: Đ.Loan.
Trước đó Bộ Xây dựng cho biết sẽ phối hợp với Văn phòng Quốc hội sử dụng công trình ngay từ đầu tháng 10. Các đơn vị cam kết bảo đảm tiến độ hoàn thành của toàn bộ công trình trước khi chính thức vận hành.
Nhà Quốc hội được đánh giá là công trình quy mô, phức tạp nhất từ trước đến nay được các nhà thầu Việt Nam xây dựng, với hơn 80 phòng họp lớn nhỏ, đường dây điện dài 1.000 km. Nhiều trang thiết bị hiện đại, được nhập khẩu từ nước ngoài, hệ thống điện được vận hành tương đương một nhà máy.
Công trình Nhà Quốc hội thường xuyên được lãnh đạo Chính phủ đến kiểm tra, Bộ Xây dựng bố trí một Thứ trưởng trực tiếp giám sát đôn đốc tại công trường hàng tuần để đảm bảo chất lượng, tiến độ.
Khởi công vào tháng 10/2009, tòa nhà Quốc hội mới cao 39 m, có kiến trúc hình vuông, phòng họp hình tròn ở giữa, gồm 2 tầng hầm và 5 tầng nổi, tổng diện tích sàn trên 60.000 m2. Tòa nhà còn có khu vực đỗ xe ngầm quy mô 3 tầng hầm với sức chứa 500 ôtô với diện tích trên 17.000 m2; đường hầm nối Nhà Quốc hội và Bộ Ngoại giao dài 60 m, có 2 phần đường dành cho người đi bộ và dành cho ôtô.
Nhà Quốc hội mới được xây dựng trên nền Nhà Quốc hội cũ tại khu vực trung tâm chính trị, lịch sử, văn hóa của đất nước. Công trình này sẽ kết hợp hài hòa với phương án bảo tồn khu di tích khảo cổ 18 Hoàng Diệu, góp phần tạo dựng một quần thể kiến trúc hiện đại song vẫn mang đậm bản sắc dân tộc.
Theo X.Hoa (VnExpress.net)

Thursday, September 11, 2014

Đại biểu QH: “Cấm bán bia ở vỉa hè là cách làm hay”

Ông Nguyễn Ngọc Phương – Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình.
Đại biểu quốc hội cho rằng, quy định cấm bán bia ở vỉa hè là cách làm rất hay, cần làm ngay.

Wednesday, September 10, 2014

Cán bộ thôi công tác, về quê vẫn khăng khăng giữ khóa nhà công vụ

Chỉ nên duy trì chế độ nhà công vụ đối với cán bộ cấp cao, cần đảm bảo an ninh. Không nên bao cấp giá thuê nhà công vụ. Nhiều cán bộ biến nhà công vụ thành "tư vụ", thôi công tác, về quê vẫn khăng khăng giữ khóa nhà…
Ngày 10/9, nhiều đại biểu Quốc hội lên tiếng góp ý tại phiên thảo luận về luật Nhà ở (sửa đổi) tại hội nghị đại biểu chuyên trách chuẩn bị cho kỳ họp Quốc hội cuối năm 2014.
Nói đến nhóm quy định về nhà ở công vụ (7 điều, từ Điều 27 đến Điều 34) trong dự thảo luật, đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cho rằng, vấn đề bức xúc hiện tại là việc không công bằng trong sử dụng nhà công vụ khi nhiều người không đủ tiêu chuẩn vẫn được ở.
Theo đó, vì quy định quản lý hiện tại thiếu chặt chẽ nên mới dẫn đến nhiều sai phạm trong quản lý nhà công vụ, gây bất bình trong dư luận hiện nay. Ông Vinh băn khoăn vì luật sửa đổi vẫn được thiết kế theo hướng nghiêng về đảm bảo quyền lợi cho những người có điều kiện hơn nhiều người dân trong xã hội – chính là cán bộ công chức.
Cụ thể, để làm nhà công vụ nhà nước phải đầu tư quỹ đất, không thu tiền sử dụng đất… Như vậy người được thuê hay mua nhà công vụ cũng đã được tạo điều kiện hơn, không công bằng so với việc mua, thuê nhà của các đối tượng khác.
Ông Vinh đồng ý duy trì quỹ nhà công vụ nhưng thu hẹp phạm vi người được phân nhà công vụ là các cán bộ cấp cao, lãnh đạo Đảng, Nhà nước cầm đảm bảo yêu cầu an ninh, bảo vệ, còn các đối tượng khác cần luân chuyển, bố trí bằng quỹ nhà thương mại.
Ngoài ra, mức ưu đãi với người được sử dụng nhà công vụ, theo ông Vinh cũng nên ở mức độ vừa phải, không sẽ là làm lợi thêm cho người có điều kiện.
 
Một khu nhà công vụ tại số 2 Hoàng Cầu - Hà Nội hiện do Bộ Xây dựng quản lý.
Phó Trưởng đoàn ĐBQH Hải Phòng cũng đề nghị quy định cụ thể hơn chế tài đối với các trường hợp sử dụng sai nhà ở công vụ, tránh việc cán bộ đã hết thời gian công tác, về quê mà nhà vẫn giữ, nhà nước không lấy lại được để phân cho người khác như vừa qua.
Đại biểu Chu Sơn Hà cũng tán thành quan điểm nhà nước phải đầu tư nhà ở công vụ nhưng chỉ cho đối tượng là các cán bộ cấp cao vì những cá nhân đó là “tài sản quốc gia”, cần tạo điều kiện cho họ yên tâm cống hiến, còn các đối tượng khác không cần thiết.

Theo đại biểu Hà thì nên khuyến khích các cơ quan ở vùng sâu vùng xa tạo điều kiện cho cán bộ có nhà công vụ, còn cán bộ ở khu đô thị không khuyến khích mà nên giao cho một doanh nghiệp cho thuê như đối tượng khác.
"Anh về đô thị đã được bao cấp hạ tầng xã hội, điện nước, văn hóa, cái đó bao cấp không tính giá trị bằng tiền được, đã không công bằng ngay cả giữa cán bộ với nhau", đại biểu Hà phân tích.
Cụ thể hơn về sự bất công, ông Hà so sánh hiện tại nhiều khu công nghiệp công nhân phải thuê nhà với giá 24 ngàn đồng một mét vuông, còn cán bộ ở nhà công vụ chỉ phải trả 600 ngàn đồng cho 100 mét vuông, tức là chỉ 6 ngàn đồng một mét vuông. Giá công nhân thuê gấp 4 lần cán bộ thuê là rất bất hợp lý.
Tiếp lời về vấn đề này, Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Lê Như Tiến cho rằng, hiện chính sách nhà công vụ không đúng đối tượng. Vì thế, thực tế, “nhiều tài sản quốc gia đã biến nhà công vụ thành nhà "tư vụ", hết nhiệm kỳ, về quê rồi vẫn giữ, không chịu trả chìa khóa nhà”.
Ông Tiến đề nghị tại kỳ họp tới Chính phủ cần báo cáo về tình hình sử dụng nhà công vụ để Quốc hội nắm rõ tình hình.
Trái ngược với quan điểm thu hẹp đối tượng được sử dụng nhà công vụ, đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) lại cho rằng, nhu cầu nhà công vụ không chỉ là ở cán bộ cấp cao. Bản thân ông đã đi giám sát ở xã vùng cao thấy bí thư đảng ủy xã được điều động từ nơi khác đến công tác, cách 15 km đường đèo núi hiểm trở mà không có chỗ nào để ở.
Theo ông Nam, nhà ở công vụ là vấn đề quan trọng, không chỉ ở Hà Nội và không phải ai cũng thích về Hà Nội nên bố trí nhà công vụ là cần thiết.
Đại biểu cũng cho rằng, luật phải quy định rõ trách nhiệm cơ quan quản lý loại công sản này và quy định rõ hơn đối tượng được ở nhà công vụ.
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) lại đánh giá, dự thảo luật đã quy định rất công khai minh bạch về nhà công vụ. “Đối tượng được thuê nhà ở công vụ ở điều 32 rất rõ rồi, tôi tán thành cao, không sửa chữa gì nữa” – bà Khánh quả quyết.
Bà Khánh cũng cho rằng một trong những lý do nhiều người chưa trả nhà công vụ là vì nhà không đảm bảo chất lượng nên đã phải đầu tư sửa chữa nhiều và bây giờ không biết lấy lại tiền đầu tư đó như thế nào.

P.Thảo 

Tuesday, September 9, 2014

Tín nhiệm quá nửa thấp có thể từ chức

(vietnamnet) -Tiếp thu ý kiến ĐBQH tại kỳ họp trước về bổ sung lấy phiếu tín nhiệm làm căn cứ cho bỏ phiếu tín nhiệm, dự thảo luật Tổ chức QH mới nhất đã quy định về đối tượng và hệ quả lấy phiếu.
Quy định về lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm trong dự thảo luật Tổ chức QH (sửa đổi) được thảo luận tại hội nghị ĐBQH chuyên trách sáng nay ở Hà Nội.
So với lần cho ý kiến tại kỳ họp QH giữa năm, dự thảo mới nhất này đã bổ sung một quy định về lấy phiếu tín nhiệm (điều 13) nhưng chỉ quy định đối tượng lấy phiếu, hệ quả của việc lấy phiếu; còn thời điểm, thời hạn trình tự lấy phiếu do QH quy định cụ thể trong văn bản khác.

Cụ thể, thời hạn, thời điểm, trình tự lấy phiếu tín nhiệm đối với người được QH lấy phiếu tín nhiệm do QH quy định. 
ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh. Ảnh: Minh Thăng