Showing posts with label suc-khoe. Show all posts
Showing posts with label suc-khoe. Show all posts

Saturday, January 16, 2016

Chiến thắng ung thư, chàng trai quyết trở thành bác sĩ Sức Khỏe

Chiến thắng ung thư, chàng trai quyết trở thành bác sĩ

Trong căn hộ nhỏ ở Brooklyn (Mỹ), nhóm nhạc acappella Blackout tập hợp. Họ khởi động chuẩn bị tập luyện và Jake Prigoff nhớ lại khoảng thời gian phải ngừng hát vì căn bệnh ung thư quái ác.

"Khi bị ốm, tôi chẳng còn chút năng lượng nào và phải dừng hát", Jake nói. Chàng trai chia sẻ với CBS News, âm nhạc luôn là một phần quan trọng trong cuộc sống của mình. Gia đình anh hay ngồi trong phòng khách, đàn hát các ca khúc của The Beatles hay The Eagles. "Từ lúc còn rất nhỏ, tôi đã là một ca sĩ", Jake nhớ lại. "Tôi yêu bất cứ những gì liên quan đến âm nhạc". Anh còn thích thể thao và tham gia nhiều giải đấu khác nhau ở Roslyn, New York. 

Năm 14 tuổi, giọng Jake yếu dần và thể lực suy giảm. Cơn sốt cao kèm ho dữ dội khiến cậu thiếu niên khi đó phải gặp bác sĩ. Người ta nghĩ rằng đó là bệnh viêm phổi, kết quả X-quang và CT phổi cho thấy Jake bị u lympho hodgkin giai đoạn 4. Được mẹ báo tin, Jake gục xuống sàn và khóc, toàn thân tê liệt "giống như bị sét đánh".

chien-thang-ung-thu-chang-trai-quyet-tro-thanh-bac-si

Jake Prigoff quyết tâm trở thành bác sĩ sau khi vượt qua căn bệnh ung thư. Ảnh: squarespace.com.

Quá trình điều trị bắt đầu ngay đêm ấy, chỉ 2 tuần trước sinh nhật 15 tuổi của Jake. Cậu trải qua 21 ngày hóa trị và đến giờ vẫn chưa quên hệ quả của các tác dụng phụ: "Ngày đầu tiên, tôi thức giấc và nhìn thấy tóc rơi đầy trên gối, tôi tự nói với bản thân đây không phải một cơn ác mộng mà mình có thể tỉnh dậy". Sau hóa trị, Jake tiếp tục 60 ngày xạ trị. "Bác sĩ đưa tôi lên bàn và cho chạy cái máy ồn ào đáng sợ ấy. Tôi biết nó đang cứu mạng tôi nhưng ở tuổi 15, tôi chỉ muốn chạy về nhà", chàng trai nói.

Jake cố gắng kiếm tìm những điều tích cực, vui vẻ trong quá trình chữa bệnh. Anh đề nghị một người bạn cắt cho mình kiểu đầu mohican trước khi mất hết tóc, và có lần còn ăn mặc giống như Mr. Clean, nhân vật biểu tượng cho các sản phẩm làm sạch với cái đầu trọc. Gia đình, bạn bè và các bác sĩ luôn túc trực, nhưng giống như nhiều bệnh nhân đang đối mặt với tử thần, Jake đôi lúc cảm thấy bị cô lập. "Hãy tưởng tượng một đứa trẻ má phúng phính trọc đầu, bước đi mà hiểu rằng tất cả mọi người đang nhìn vì biết nó bị ung thư. Thực sự rất cô đơn", Jake hồi tưởng.

Sau nhiều tháng tích cực chữa trị, căn bệnh biến mất. Jake vẫn chụp CT suốt 5 năm. Khi biết ung thư có nguy cơ tái phát, chàng trai cười và nói: "Tôi không bị ung thư 10 năm rồi. Cũng thú vị đấy". 

Giọng nói trở lại, chàng trai bắt đầu hát trong nhà tắm khiến người thân vừa khó chịu vừa thở phào nhẹ nhõm. Khi nghĩ về cuộc sống và sự nghiệp phía sau giai đoạn ung thư, một khoảnh khắc hiện ra trong đầu Jake. "Một bác sĩ đã nói 'chúng tôi có thể chữa trị cho cậu'. Đó là những lời mà bạn muốn nghe và bác sĩ của tôi đã nói ra. Kể từ ngày hôm đó, tôi tin rằng mình sẽ ổn".

Giờ đây Jake là sinh viên năm thứ 4 tại Đại học Y Icahn ở New York, chuyên ngành phẫu thuật ung thư. Ban đầu anh muốn học kinh doanh, nhưng trải qua ung thư khi còn nhỏ đã thay đổi suy nghĩ của Jake. "Tôi nhận ra rằng mình muốn dành phần đời còn lại để chống lại ung thư", anh giải thích. "Nếu tôi có thể sống như thế, mỗi ngày đi làm sẽ thật tuyệt vời".

Jake tham gia một nhóm nhạc acappella, cảm thấy như đang đền đáp cuộc đời mỗi khi biểu diễn trước các bệnh nhân ung thư khác. Anh còn trở thành tình nguyện viên và diễn thuyết cho tổ chức Cycle for Survival nhằm gây quỹ cũng như nâng cao nhận thức về phòng chống ung thư. "Tôi tin mọi chuyện xảy ra đều có lý do. Ung thư đã đưa tôi đến vị trí ngày nay và sẽ tiếp tục thúc đẩy tôi trong tương lai", Jake chia sẻ.

Minh Nguyên

Chia sẻ kinh nghiệm chiến thắng bệnh tật của bạn về suckhoe@vnexpress.net.

Đi bộ có lợi cho người suy giãn tĩnh mạch Sức Khỏe

Đi bộ có lợi cho người suy giãn tĩnh mạch

Đi bộ có lợi cho người bị suy tĩnh mạch, máu được đẩy mạnh về tim làm giảm tình trạng ứ đọng và bớt áp lực trong hệ tĩnh mạch nông.
  • Điều trị suy tĩnh mạch bằng chích xơ tạo bọt / Nhận biết 7 cấp độ bệnh suy tĩnh mạch qua ảnh

Theo bác sĩ Lê Thanh Phong, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, suy tĩnh mạch chi dưới rất thường gặp. Đây là một bệnh mạn tính ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Để điều trị hiệu quả cần phối hợp nhiều biện pháp, trong đó việc thay đổi lối sống đóng vai trò nền tảng.

Đi bộ là môn thể dục nhẹ nhàng mang lại nhiều lợi ích nên được hầu hết người dân lựa chọn tập luyện. Đa phần bệnh nhân sau khi bị suy giãn tĩnh mạch đã bỏ thói quen đi bộ, thậm chí một số người không dám vận động vì sợ làm bệnh nặng thêm. Ngay cả các bác sĩ chuyên khoa cũng có ý kiến khác nhau về vấn đề này.

nguoi-bi-suy-tinh-mach-co-nen-han-che-di-bo

Cơ chế hoạt động của van tĩnh mạch. Từ trái qua: (1) van tĩnh mạch, (2) van mở ra cho dòng máu đi lên trên, (3) sau đó van đóng lại ngăn máu chảy ngược xuống. Ảnh: Ngọc Thể.

Bác sĩ Phong giải thích hệ tĩnh mạch có cấu tạo như một mạng lưới gồm các cấu trúc hình ống. Các tĩnh mạch nhỏ ở xa sẽ dẫn máu về tĩnh mạch lớn hơn, sau đó đổ về tim. Trong lòng tĩnh mạch chi dưới có các van. Van được cấu tạo bởi 2 lá van giống như chiếc túi, mặt lõm hướng lên trên. Một phần lá dính vào thành tĩnh mạch, phần còn lại tự do trong lòng mạch.

Hệ thống tĩnh mạch chi dưới bao gồm các tĩnh mạch nông, sâu và xuyên. Tĩnh mạch nông nằm sát dưới da. Tĩnh mạch sâu nằm sâu trong các khoang cơ của chi. Các nhánh tĩnh mạch xuyên nối từ hệ thống tĩnh mạch nông đến tĩnh mạch sâu.

Khi ta đứng thẳng, máu trong tĩnh mạch phải thắng trọng lực mới có thể chảy về tim. Để làm được điều này, các cơ phải ép các tĩnh mạch sâu ở chân và bàn chân đồng nhịp với hoạt động đóng mở của các van tĩnh mạch. Khi cơ ở chân co, các van trong tĩnh mạch sẽ mở ra. Khi cơ thả lỏng, van đóng lại, ngăn không cho máu bên trên chảy ngược xuống dưới. Toàn bộ tiến trình đem máu trở về tim như vậy gọi là bơm tĩnh mạch. Với phương thức hoạt động như thế, các van tạo nên hệ thống dòng chảy một chiều từ dưới lên trên và từ nông vào sâu.

Bệnh suy tĩnh mạch xảy ra khi các van trong lòng tĩnh mạch hư và không thể khép kín. Khi đó, máu chảy ngược xuống dưới theo chỗ hở của van tĩnh mạch, làm ứ đọng và tăng áp lực tĩnh mạch. Tĩnh mạch sâu có thể chịu đựng tốt khi có tình trạng tăng áp lực, trong khi tĩnh mạch nông vốn được bao quanh bởi mô liên kết lỏng lẻo sẽ giãn to ra và viêm.

suy-tinh-mach-co-nen-han-che-di-bo-1

Cơ chế gây bệnh khi tĩnh mạch giãn hoặc van bị hư. Từ trái qua: (1) tĩnh mạch bị giãn to, (2) khi hai van mở ra máu vẫn bơm lên trên được, (3) van đóng lại không kín, máu chảy ngược xuống dưới qua chỗ hở của hai lá van, tạo nên dòng chảy ngược. Ảnh: Ngọc Thể.

Hiện tượng máu ứ đọng làm tăng áp lực tĩnh mạch, gây đau nhức, khó chịu, giãn tĩnh mạch nông, phù chân, thay đổi tình trạng da và lở loét. Chính vì thế các phương pháp điều trị suy tĩnh mạch đều hướng tới mục tiêu khắc phục tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch do ứ đọng.

Đi bộ tác động như thế nào đến tĩnh mạch

Thể tích và áp lực trong tĩnh mạch sẽ thay đổi khi đi bộ. Ở tư thế đứng yên, bàn chân tiếp xúc với mặt đất sẽ không có dòng chảy tĩnh mạch. Khi gót chân được nhấc lên cao, máu từ đám rối tĩnh mạch phía dưới gót chân và lòng bàn chân (đám rối Bejar) sẽ được đẩy lên các tĩnh mạch sâu của cẳng chân. Sau đó, động tác co cơ cẳng chân sẽ đẩy dòng máu về tĩnh mạch của vùng đùi. Cứ như thế, dòng máu sẽ chảy về tĩnh mạch cao hơn, rồi về tim.

Sự co cơ khi đi bộ sẽ giúp bơm tĩnh mạch hoạt động hiệu quả. Lực ép của cơ vào hệ tĩnh mạch sâu đo được khi đang vận động tích cực cao hơn rất nhiều so với lúc đứng yên. Từ đó giúp máu được đẩy mạnh về tim, làm giảm tình trạng ứ đọng cũng như áp lực trong hệ tĩnh mạch nông.

Thực nghiệm đo áp lực tĩnh mạch nông khi đứng yên và di chuyển  Trái: khi đứng yên, cột nước dâng cao ngang tim  Phải: khi di chuyển cổ chân liên tục, cột nước giảm xuống

Nghiên cứu  thực nghiệm đo áp lực tĩnh mạch nông khi đứng yên và di chuyển. Ảnh Trái: khi đứng yên, cột nước dâng cao ngang tim. Ảnh phải: khi di chuyển cổ chân liên tục, cột nước giảm xuống

Trong thực nghiệm đánh giá sự thay đổi áp lực tĩnh mạch nông khi đi bộ, người ta luồn một kim nhựa vào lòng tĩnh mạch nông ở bàn chân của người và nối kim với một cột nước. Ở tư thế đứng yên, cột nước dâng cao đến ngang tim. Khi gấp duỗi cổ chân liên tục, cột nước vơi xuống giữa 50-60%. Thí nghiệm mô phỏng hoạt động đi bộ này cho thấy áp lực trong hệ tĩnh mạch nông giảm xuống đáng kể khi di chuyển.

Như vậy việc đi bộ giúp đẩy máu từ hệ tĩnh mạch sâu về tim tốt hơn, làm giảm áp lực của hệ tĩnh mạch nông. Nhờ đó giảm các triệu chứng và biểu hiện lâm sàng của bệnh suy tĩnh mạch.

Hầu hết bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch đều cho biết cảm thấy dễ chịu hơn sau một thời gian đi bộ và thay đổi lối sống. Như trường hợp chị Vân bị suy tĩnh mạch gây đau nhức và khó chịu 2 chân, đã chữa trị cách đây 2 năm nhưng không thuyên giảm. Gần đây chị kết hợp điều trị và thay đổi lối sống, tập đi bộ theo tư vấn của bác sĩ, chỉ sau khoảng thời gian ngắn, các cơn đau giảm hẳn. Bệnh nhân tiếp tục đi bộ và leo cầu thang mỗi ngày thì các triệu chứng cải thiện rõ rệt.

Nghiên cứu gần đây được cập nhật trong y văn cho thấy những người suy tĩnh mạch mạn tính đi bộ ít hơn 10 phút mỗi ngày có nguy cơ loét chân cao hơn nhóm duy trì hoạt động thể dục tích cực trên 10 phút. Các hiệp hội phẫu thuật mạch máu trên thế giới đều khuyến cáo bệnh nhân suy tĩnh mạch nên đi bộ.

Lưu ý: nếu người bệnh chưa có thói quen đi bộ thì nên bắt đầu từ từ, sau đó tăng dần thời lượng và quãng đường. Giai đoạn đầu, có thể sẽ thấy khó chịu hoặc đau chân , nhưng về sau sẽ cải thiện dần. Đi bộ cần sự di chuyển linh hoạt của cổ chân mới mang lại hiệu quả cao. Những người bị loét chân do suy tĩnh mạch thì vận động cổ chân sẽ bị hạn chế nên cần được vật lý trị liệu cổ chân và liệu pháp giảm đau trước khi đi bộ.

Thi Trân

Đi bộ có lợi cho người suy giãn tĩnh mạch Sức Khỏe

Đi bộ có lợi cho người suy giãn tĩnh mạch

Đi bộ có lợi cho người bị suy tĩnh mạch, máu được đẩy mạnh về tim làm giảm tình trạng ứ đọng và bớt áp lực trong hệ tĩnh mạch nông.
  • Điều trị suy tĩnh mạch bằng chích xơ tạo bọt / Nhận biết 7 cấp độ bệnh suy tĩnh mạch qua ảnh

Theo bác sĩ Lê Thanh Phong, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, suy tĩnh mạch chi dưới rất thường gặp. Đây là một bệnh mạn tính ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Để điều trị hiệu quả cần phối hợp nhiều biện pháp, trong đó việc thay đổi lối sống đóng vai trò nền tảng.

Đi bộ là môn thể dục nhẹ nhàng mang lại nhiều lợi ích nên được hầu hết người dân lựa chọn tập luyện. Đa phần bệnh nhân sau khi bị suy giãn tĩnh mạch đã bỏ thói quen đi bộ, thậm chí một số người không dám vận động vì sợ làm bệnh nặng thêm. Ngay cả các bác sĩ chuyên khoa cũng có ý kiến khác nhau về vấn đề này.

nguoi-bi-suy-tinh-mach-co-nen-han-che-di-bo

Cơ chế hoạt động của van tĩnh mạch. Từ trái qua: (1) van tĩnh mạch, (2) van mở ra cho dòng máu đi lên trên, (3) sau đó van đóng lại ngăn máu chảy ngược xuống. Ảnh: Ngọc Thể.

Bác sĩ Phong giải thích hệ tĩnh mạch có cấu tạo như một mạng lưới gồm các cấu trúc hình ống. Các tĩnh mạch nhỏ ở xa sẽ dẫn máu về tĩnh mạch lớn hơn, sau đó đổ về tim. Trong lòng tĩnh mạch chi dưới có các van. Van được cấu tạo bởi 2 lá van giống như chiếc túi, mặt lõm hướng lên trên. Một phần lá dính vào thành tĩnh mạch, phần còn lại tự do trong lòng mạch.

Hệ thống tĩnh mạch chi dưới bao gồm các tĩnh mạch nông, sâu và xuyên. Tĩnh mạch nông nằm sát dưới da. Tĩnh mạch sâu nằm sâu trong các khoang cơ của chi. Các nhánh tĩnh mạch xuyên nối từ hệ thống tĩnh mạch nông đến tĩnh mạch sâu.

Khi ta đứng thẳng, máu trong tĩnh mạch phải thắng trọng lực mới có thể chảy về tim. Để làm được điều này, các cơ phải ép các tĩnh mạch sâu ở chân và bàn chân đồng nhịp với hoạt động đóng mở của các van tĩnh mạch. Khi cơ ở chân co, các van trong tĩnh mạch sẽ mở ra. Khi cơ thả lỏng, van đóng lại, ngăn không cho máu bên trên chảy ngược xuống dưới. Toàn bộ tiến trình đem máu trở về tim như vậy gọi là bơm tĩnh mạch. Với phương thức hoạt động như thế, các van tạo nên hệ thống dòng chảy một chiều từ dưới lên trên và từ nông vào sâu.

Bệnh suy tĩnh mạch xảy ra khi các van trong lòng tĩnh mạch hư và không thể khép kín. Khi đó, máu chảy ngược xuống dưới theo chỗ hở của van tĩnh mạch, làm ứ đọng và tăng áp lực tĩnh mạch. Tĩnh mạch sâu có thể chịu đựng tốt khi có tình trạng tăng áp lực, trong khi tĩnh mạch nông vốn được bao quanh bởi mô liên kết lỏng lẻo sẽ giãn to ra và viêm.

suy-tinh-mach-co-nen-han-che-di-bo-1

Cơ chế gây bệnh khi tĩnh mạch giãn hoặc van bị hư. Từ trái qua: (1) tĩnh mạch bị giãn to, (2) khi hai van mở ra máu vẫn bơm lên trên được, (3) van đóng lại không kín, máu chảy ngược xuống dưới qua chỗ hở của hai lá van, tạo nên dòng chảy ngược. Ảnh: Ngọc Thể.

Hiện tượng máu ứ đọng làm tăng áp lực tĩnh mạch, gây đau nhức, khó chịu, giãn tĩnh mạch nông, phù chân, thay đổi tình trạng da và lở loét. Chính vì thế các phương pháp điều trị suy tĩnh mạch đều hướng tới mục tiêu khắc phục tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch do ứ đọng.

Đi bộ tác động như thế nào đến tĩnh mạch

Thể tích và áp lực trong tĩnh mạch sẽ thay đổi khi đi bộ. Ở tư thế đứng yên, bàn chân tiếp xúc với mặt đất sẽ không có dòng chảy tĩnh mạch. Khi gót chân được nhấc lên cao, máu từ đám rối tĩnh mạch phía dưới gót chân và lòng bàn chân (đám rối Bejar) sẽ được đẩy lên các tĩnh mạch sâu của cẳng chân. Sau đó, động tác co cơ cẳng chân sẽ đẩy dòng máu về tĩnh mạch của vùng đùi. Cứ như thế, dòng máu sẽ chảy về tĩnh mạch cao hơn, rồi về tim.

Sự co cơ khi đi bộ sẽ giúp bơm tĩnh mạch hoạt động hiệu quả. Lực ép của cơ vào hệ tĩnh mạch sâu đo được khi đang vận động tích cực cao hơn rất nhiều so với lúc đứng yên. Từ đó giúp máu được đẩy mạnh về tim, làm giảm tình trạng ứ đọng cũng như áp lực trong hệ tĩnh mạch nông.

Thực nghiệm đo áp lực tĩnh mạch nông khi đứng yên và di chuyển  Trái: khi đứng yên, cột nước dâng cao ngang tim  Phải: khi di chuyển cổ chân liên tục, cột nước giảm xuống

Nghiên cứu  thực nghiệm đo áp lực tĩnh mạch nông khi đứng yên và di chuyển. Ảnh Trái: khi đứng yên, cột nước dâng cao ngang tim. Ảnh phải: khi di chuyển cổ chân liên tục, cột nước giảm xuống

Trong thực nghiệm đánh giá sự thay đổi áp lực tĩnh mạch nông khi đi bộ, người ta luồn một kim nhựa vào lòng tĩnh mạch nông ở bàn chân của người và nối kim với một cột nước. Ở tư thế đứng yên, cột nước dâng cao đến ngang tim. Khi gấp duỗi cổ chân liên tục, cột nước vơi xuống giữa 50-60%. Thí nghiệm mô phỏng hoạt động đi bộ này cho thấy áp lực trong hệ tĩnh mạch nông giảm xuống đáng kể khi di chuyển.

Như vậy việc đi bộ giúp đẩy máu từ hệ tĩnh mạch sâu về tim tốt hơn, làm giảm áp lực của hệ tĩnh mạch nông. Nhờ đó giảm các triệu chứng và biểu hiện lâm sàng của bệnh suy tĩnh mạch.

Hầu hết bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch đều cho biết cảm thấy dễ chịu hơn sau một thời gian đi bộ và thay đổi lối sống. Như trường hợp chị Vân bị suy tĩnh mạch gây đau nhức và khó chịu 2 chân, đã chữa trị cách đây 2 năm nhưng không thuyên giảm. Gần đây chị kết hợp điều trị và thay đổi lối sống, tập đi bộ theo tư vấn của bác sĩ, chỉ sau khoảng thời gian ngắn, các cơn đau giảm hẳn. Bệnh nhân tiếp tục đi bộ và leo cầu thang mỗi ngày thì các triệu chứng cải thiện rõ rệt.

Nghiên cứu gần đây được cập nhật trong y văn cho thấy những người suy tĩnh mạch mạn tính đi bộ ít hơn 10 phút mỗi ngày có nguy cơ loét chân cao hơn nhóm duy trì hoạt động thể dục tích cực trên 10 phút. Các hiệp hội phẫu thuật mạch máu trên thế giới đều khuyến cáo bệnh nhân suy tĩnh mạch nên đi bộ.

Lưu ý: nếu người bệnh chưa có thói quen đi bộ thì nên bắt đầu từ từ, sau đó tăng dần thời lượng và quãng đường. Giai đoạn đầu, có thể sẽ thấy khó chịu hoặc đau chân , nhưng về sau sẽ cải thiện dần. Đi bộ cần sự di chuyển linh hoạt của cổ chân mới mang lại hiệu quả cao. Những người bị loét chân do suy tĩnh mạch thì vận động cổ chân sẽ bị hạn chế nên cần được vật lý trị liệu cổ chân và liệu pháp giảm đau trước khi đi bộ.

Thi Trân

Dây rốn quấn cổ có thể cướp sinh mạng em bé khi chưa chào đời Sức Khỏe

Dây rốn quấn cổ có thể cướp sinh mạng em bé khi chưa chào đời

Thai nhi thường xuyên cựa quậy trong bụng mẹ nên dễ bị dây rốn quấn quanh cổ, trong một số trường hợp dây rốn quấn quá chặt làm giảm sự trao đổi chất dẫn đến suy thai, thậm chí tử vong.
  • Thủ thuật xoay ngôi thai nhi đẻ ngược / Tại sao phụ nữ mang thai thèm ăn 'của lạ'
day-ron-quan-co-co-the-cuop-sinh-mang-em-be-khi-chua-chao-doi

Thai nhi cử động yếu hơn bình thường gợi ý hiện tượng dây rốn quấn cổ. Ảnh: Health News.

Theo Health Sina, dây rốn quấn cổ (hay tràng hoa quấn cổ) là hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi một hoặc nhiều vòng, thường gặp trong những tháng cuối của thai kỳ. Nguyên nhân của tình trạng này là thai nhi thường xuyên cử động trong bụng mẹ và thay đổi tư thế nên dễ làm cho dây rốn quấn vào cổ. Một số trường hợp dây rốn quấn quá chặt làm giảm sự trao đổi chất giữa mẹ và con khiến bé không nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết dẫn đến suy thai, thậm chí tử vong do không nhận đủ oxy.

Một sản phụ tên Phó, người Trung Quốc, kể về nỗi ân hận do sự chủ quan của bà đã không chú ý đến cử động bất thường của đứa con trong bụng ở cuối thai kỳ. Thai nhi bị dây rốn quấn cổ quá chặt mà không nhận được sự can thiệp y tế kịp thời nên đã tử vong khi đã cận kề thời khắc chào đời.

Bà Phó hiện là giảng viên khoa mỹ thuật tại một trường đại học, còn ông xã làm kiến trúc sư. Do chồng thường xuyên xa nhà theo công trình nên khi vợ có thai, cả hai rất vui mừng và đặc biệt chú ý chăm sóc sức khỏe cho con. Trong suốt gần 9 tháng qua, thai nhi phát triển hoàn toàn khỏe mạnh nên hai vợ chồng rất yên tâm. Đến khi cận kề ngày dự sinh, bà Phó đi khám lần cuối để chuẩn bị sinh thì bất ngờ được bác sĩ thông báo em bé bị dây rốn quấn cổ quá chặt nên đã tử vong trong tử cung mẹ.

Khi nghe bác sĩ phân tích nguyên nhân, bà Phó rất ân hận và tự trách mình "Nếu tôi chú ý đến cử động bất thường của thai thì đã tránh được bi kịch xảy ra". Người phụ nữ kể, 2 ngày trước khi nhập viện, bà cảm thấy thai cử động rất yếu, chủ quan nghĩ rằng vừa mới kiểm tra định kỳ không vấn đề gì nên không quan tâm đến hiện tượng bất thường này.

Bác sĩ sản khoa khuyên các thai phụ nên chú ý đến cử động thai, đặc biệt sau 28 tuần tuổi, nếu phát hiện thai nhi cử động yếu hơn bình thường có thể bị dây rốn quấn cổ. Cụ thể, mẹ cần theo dõi cử động thai 3 lần vào buổi sáng, trưa và tối hàng ngày. Mỗi lần khoảng một tiếng đồng hồ.

Thai khỏe mạnh bình thường sẽ cử động từ 3 đến 5 lần trong một giờ. Lấy số lần thai cử động trong 3 lần kiểm tra mỗi ngày nhân với 4 để biết số lần cử động trong 12 tiếng. Nếu số lần cử động trong 12 tiếng từ 30 đến 60 lần là bình thường. Nếu ít hơn 30 lần thì nên đến bác sĩ kiểm tra tình trạng thai. Trường hợp thai cử động ít hơn 20 lần trong 12 tiếng hoặc ít hơn 3 lần trong một giờ, người mẹ nên đến bệnh viện ngay để được chẩn đoán kịp thời.

Linh Ngọc

Tiết lộ về vụ thử thuốc làm chết người ở Pháp của tình nguyện viên 'hụt' Sức Khỏe

Tiết lộ về vụ thử thuốc làm chết người ở Pháp của tình nguyện viên 'hụt'

Người bán hàng 30 tuổi bị trung tâm thử nghiệm từ chối với lý do tim đập nhanh, chia sẻ mình chưa bao giờ biết sợ hãi cho đến khi xem bản tin trên truyền hình.
  • Thử nghiệm thuốc giảm đau chứa cần sa tại Pháp, 6 người gặp nạn

Florent (*) đã thoát chết, hoặc ít nhất là tránh được các tổn thương thần kinh như 6 tình nguyện viên gặp phải sau khi tham gia cuộc thử nghiệm của trung tâm Biotrial ở Rennes (Pháp). Người đàn ông trẻ tuổi là một trong những ứng viên trước khi bị đội ngũ y tế từ chối. "Do căng thẳng, nhịp tim của tôi là 120 trong khi đáng lẽ không được vượt quá 100", anh kể với tờ 20 minutes.

[Caption]

Trung tâm Biotrial nơi tiến hành vụ thử thuốc khiến một người chết não và 5 người nhập viện. Ảnh: 20 minutes.

Từng tham gia nhiều nghiên cứu của Biotrial suốt 5 năm qua, Florent sẵn sàng thử loại thuốc mới được mô tả là "sản phẩm đang phát triển, có tác dụng tăng mức độ endorphin trong não (chất được cơ thể sản xuất và đóng vai trò trong điều trị các rối loạn khác nhau như Parkinson, đau mạn tính, bệnh đa xơ cứng hoặc béo phì)". Mức phụ cấp được công bố là 4.000 euro (khoảng 97 triệu đồng).

"Họ đã cảnh báo chúng tôi", Florent nhớ lại. "Tại lần sàng lọc đầu tiên, chúng tôi được phát một tài liệu dài 13 trang. Phải đọc và ký vào đó. Người ta giải thích thuốc để làm gì, đã thử trên những loại động vật nào. Chúng tôi chấp nhận rủi ro. Chẳng ai ở đó nghĩ rằng đang đặt mạng sống của mình vào nguy hiểm". Giống như nhiều tình nguyện viên khác, anh không hề sợ dù biết các tác dụng phụ có thể xảy ra khi thuốc được tiêu hóa trong cơ thể. Phải đến lúc theo dõi thông tin về vụ thử thuốc trên truyền hình, nhân viên bán hàng này mới nhận ra mình "không ở quá xa thảm kịch ấy". 

Tuy vậy, Florent khẳng định vẫn sẽ tham gia thử thuốc nếu được gọi bởi động cơ duy nhất của anh là tiền. Anh đồng thời nhắn nhủ với những người đã, đang và có dự định tham gia nghiên cứu: "Nghĩ lại một chút, trước nay ở Pháp chưa bao giờ xảy ra tai nạn thử thuốc. Nguy cơ là rất nhỏ".

(*) Tên nhân vật đã được thay đổi.

Minh Nguyên

Wednesday, January 6, 2016

Thực phẩm chức năng Omega - 3 Trung Quốc “ăn mòn” miếng xốp

Chi cục An toàn VSTP tỉnh Quảng Ngãi vừa tiếp nhận 2 hộp thực phẩm chức năng khi thử nghiệm trên miếng xốp thì có hiện tượng ăn mòn.
Thực phẩm chức năng Omega - 3 gây "ăn" miếng xốp
Đây là 2 hộp dầu cá Omega - 3 có nhãn mác xuất xứ từ Trung Quốc do người dân cung cấp. Cùng thử nghiệm với sản phẩm Omega - 3 được sản xuất từ Mỹ trên cùng một miếng xốp trắng thì trong vòng chưa tới 10 phút, sản phẩm Omega 3 có nhãn mác sản xuất từ Trung Quốc có hiện tượng ăn mòn và gây thủng miếng xốp. Trong khi đó, sản phẩm dầu cá từ Mỹ không có phản ứng như vậy.
Ông Nguyễn Văn Oai, Chi cục Trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Ngãi cho biết, trên bao bì 2 hộp Omega-3 này, có ghi là Thực phẩm chức năng viên dầu cá Omega - 3 được sản xuất tại Trung Quốc, do Công ty CP ĐT&PTTM Ngôi Sao Việt, tại Hà Nội nhập khẩu và phân phối.
"Chúng tôi đã liên hệ với Cục An toàn thực phẩm để tìm hiểu thông tin thì được biết, Công ty CP ĐT&PTTM Ngôi Sao Việt có đăng ký sản phẩm là thực phẩm chức năng Omega - 3. Tuy nhiên, số đăng ký trên 2 hộp Omega - 3 mà người dân cung cấp không khớp với số đăng ký của công ty với Cục An toàn thực phẩm. Chúng tôi đang tiếp tục làm rõ vấn đề này để thông tin cụ thể tới người dân" ông Oai nói.

Theo Báo Điện tử VTV

Wednesday, September 9, 2015

Vừa đi vừa nhắn tin làm hỏng tư thế

Một nghiên cứu ở Mỹ khẳng định vừa đi vừa nhắn tin điện thoại sẽ khiến tư thế đi đứng của bạn ngày càng kỳ quặc.

Theo nghiên cứu của Đại học A&M (Mỹ), những người vừa đi vừa nhắn tin thường chúi đầu về phía trước, bước từng bước nhỏ và chậm hơn bình thường, đồng thời nhấc cao chân một cách không cần thiết, khiến tư thế của họ trông rất kỳ quặc. “Những người này giảm tốc độ và thay đổi dáng đi để có thể thực hiện nhiều thao tác cùng một lúc”, tác giả công trình là tiến sĩ Conrad Earnest cho biết.

Không đưa ra mối liên hệ giữa nguy cơ vấp ngã và việc sử dụng điện thoại, các nhà khoa học cũng cảnh báo người dân có thể gặp nguy hiểm nếu không bỏ thói quen xấu này.

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Washington từng chỉ ra những người vừa đi bộ vừa dùng điện thoại rất dễ xao lãng tín hiệu giao thông, băng qua đường mà không để ý xe cộ. Còn nghiên cứu của trường Đại học Ohio, từ năm 2004 đến 2010, số người bị thương nặng do nhắn tin trên đường tăng gấp ba lần. Trong đó, chủ yếu là đàn ông dưới 31 tuổi. Có trường hợp do mải mê dùng điện thoại đã rơi xuống một hồ nước đầy đá từ độ cao 2,5 m.

Tốt nhất, hãy cất điện thoại khi đang đi trên đường để phòng tránh mọi tai nạn đáng tiếc, các nhà khoa học khuyên.

Monday, April 13, 2015

Tan máu bẩm sinh, bệnh chỉ di truyền với con trai

Cả 3 đứa con trai của anh Nguyễn Văn Trường (Nam Định) đều mắc bệnh máu khó đông nên không thể cầm nếu chảy máu.
Đều đặn mỗi tháng một lần, anh Trường lại đưa 3 con trai lên Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Hà Nội, điều trị. Cả 3 con anh đều mắc bệnh tan máu bẩm sinh (tên khoa học là Hemophilia). Cháu lớn nhất 11 tuổi đã 6 tháng nay không thể đi lại vì khớp biến dạng; cháu nhỏ nhất mới 3 tuổi rưỡi.
"Lúc cháu 6 tháng tuổi chơi đồ chơi vô tình cắn vào lưỡi làm chảy máu. Vợ chồng tôi không thể cầm được máu cho cháu đành đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu, mới biết con bị bệnh tan máu bẩm sinh", anh Trường bùi ngùi chia sẻ về cậu con trai đầu.
Cậu con trai thứ hai của anh tiếp tục được chẩn đoán mắc bệnh tan máu. Lần này các bác sĩ Viện Huyết học về tận nhà anh Trường tư vấn hai vợ chồng không nên sinh thêm con nữa. Tuy nhiên anh chị lại sinh lần thứ ba vì đi siêu âm bác sĩ bảo là con gái - cháu sẽ không bị bệnh. Thế nhưng ông trời dường như không chiều lòng người khi đứa con thứ ba lại tiếp tục là con trai.
Anh Trường cho biết, cả nhà bên ngoại có đến 22 người bị bệnh tan máu hoặc mang gene bệnh.
Trẻ mắc bệnh tan máu bẩm sinh có thể chảy máu không cầm được chỉ với vết thương rất nhỏ. Ảnh: N.Phương.
Đồng cảnh ngộ với anh Trường, chị Vũ Thị Lụa 38 tuổi ở Nam Định ước "giá như mình biết bệnh của con sớm hơn thì có lẽ đã không sinh tiếp cậu con trai thứ hai". Lúc biết cậu con trai đầu bị tan máu bẩm sinh thì chị cũng đang mang bầu. Hemophilia là bệnh lý di truyền cho con trai, nên chị tiếp tục sinh trai nữa thì cháu cũng sẽ mang căn bệnh này.
Hemophilia hay máu khó đông là bệnh rối loạn chảy máu do thiếu yếu tố cần thiết để làm đông máu. Gene sản xuất yếu tố đông máu chỉ nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, có tính di truyền. Nam giới (có bộ nhiễm sắc thể XY) khi nhận X bệnh từ mẹ thì chắc chắn sẽ biểu hiện bệnh. Còn nữ giới (bộ nhiễm sắc thể XX) chỉ biểu hiện thành bệnh khi cả hai nhiễm sắc thể này đều trục trặc, nghĩa là cả bố và mẹ cùng mang gene bệnh. Nếu bé gái đó chỉ chứa một nhiễm sắc thể X bệnh thì sẽ không biểu hiện ra ngoài tuy vẫn có thể truyền cho con. Vì thế, bệnh máu khó đông hầu như chỉ thấy ở nam giới, còn nữ giới rất ít bị vì xác suất cả bố và mẹ cùng mang gene bệnh là rất thấp.
"Chỉ cần làm xét nghiệm gene chẩn đoán gene bệnh là có thể lựa chọn để thế hệ sau sinh ra khỏe mạnh. Tuy nhiên không phải người bệnh nào cũng biết được điều này", bác sĩ Nguyễn Thị Mai, Trưởng khoa điều trị Hemophilia, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương (Hà Nội) cho biết.
Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương hiện quản lý 1.300 bệnh nhân, chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc, nhiều người là anh em trong gia đình. Việt Nam có khoảng 6.000 bệnh nhân Hemophilia, trong đó gần 40% bệnh nhân được phát hiện và chăm sóc thường xuyên.
Những người bị bệnh khó đông máu có thể bị xuất huyết không thể kiểm soát do một chấn thương rất nhỏ, chảy máu vào các khớp và cơ bắp gây đau dữ dội và dẫn tới tàn tật, chảy máu vào não có thể gây tử vong. Nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đầy đủ, bệnh nhân có thể sống như người bình thường.
Theo bác sĩ Mai, hiểu biết của người bệnh và một số cán bộ y tế còn thấp, nhiều người đến viện muộn và điều trị chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, các chế phẩm máu chỉ có tại viện gây khó khăn cho bệnh nhân vì phải đi cả quãng đường xa để được truyền các yếu tố đông máu.
Viện đang đề xuất để bệnh nhân có thể truyền các chế phẩm này tại tuyến cơ sở, thậm chí là tại nhà, có phương án điều trị dự phòng cho trẻ dưới 15 tuổi với những trường hợp nặng. Cụ thể, bệnh nhân sẽ bổ sung định kỳ các yếu tố đông máu để trong cơ thể lúc nào cũng đủ các yếu tố này, không xuống quá thấp.
Các cặp vợ chồng trước khi cưới nên đi khám để được tư vấn và tầm soát các bệnh di truyền. Đối với người bị rối loạn cầm máu và đông máu, khi bị chấn thương cần vào viện ngay. Trẻ mắc bệnh máu khó đông cần tránh các vận động mạnh gây chấn thương.
Những trường hợp chảy máu khó cầm hoặc thường xuyên bị bầm tím, đau khớp thì nên nghĩ tới bệnh máu khó đông. Một khi đã được chẩn đoán bệnh thì nên đi khám định kỳ 6 tháng một lần, không tiêm bắp, châm cứu hay massage, tránh sử dụng các thuốc gây chảy máu như aspirin, tập thể dục cơ khớp để giảm chảy máu.

Tuesday, November 25, 2014

100% mì tôm nhiễm độc - người tiêu dùng không còn lựa chọn

100% mẫu mì tôm, măng tươi đều có axít oxalic - tác nhân gây ra sỏi thận nguy hiểm là thông tin gây sốc được Phó Chủ tịch Hội Y tế công cộng Phạm Ngọc Sơn công bố chiều qua tại hội thảo về an toàn thực phẩm, được tổ chức tại TP.HCM.
Nhiều mẫu mì tôm cả nội lẫn ngoại đều chứa axít oxalic.

Tết Nguyên đán cận kề cũng là lúc tiệc tùng, cỗ bàn diễn ra liên miên, bởi hàng nào cũng muốn tích trữ thật nhiều. Vậy nhưng thông tin vừa được công bố khiến không chỉ người tiêu dùng, giới kinh doanh mà đến các chuyên gia cũng tỏ ra bất ngờ, dù trước đó đã nhiều thực phẩm được phát hiện có nhiễm axít oxalic. Và loại axit này chỉ có thể phát hiện được khi có thử nghiệm hóa học. Vậy nên người tiêu dùng không khỏi hoang mang, nhưng cũng chỉ biết mua hàng bằng cảm tính hoặc nhắm mắt mua liều. Tuy nhiên, con số 100% măng đều ngậm độc thì quả thật đáng sợ

Không chỉ măng mà loại thực phẩm đang được sử dụng hằng ngày ở các gia đình là mì ăn liền cũng được xác định nhiễm hóa chất này. Bên cạnh đó còn có những thực phẩm khác cũng bị nhiễm như há cảo, nấm mèo, bánh bông lan, bánh cuốn, cà rốt, trà… Đây mới chỉ là những sản phẩm được kiểm tra ngẫu nhiên, và hầu hết đều có nhiễm hóa chất, vậy nếu kiểm tra đại trà trên diện rộng thì số thực phẩm ngậm độc chắc chắn còn lớn hơn nhiều với tỷ lệ đủ khiến nhiều người phải sốc nặng.

Hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm đang dùng axít oxalic như một chất tẩy trắng, bất chấp loại axít này vốn không được phép dùng trong chế biến thực phẩm. Bên cạnh đó, axít oxalic vốn có nhiều trong các rau quả, thực phẩm tự nhiên nên cũng rất khó để xác định những loại thức ăn, bún, mì tôm… có axít oxalic là do nhân tạo hay là do thành phần tự nhiên của sản phẩm tạo thành.

Hồi tháng 7 năm nay, trong 7 mẫu bún tươi, bánh canh, thực phẩm làm từ gạo lấy ngẫu nhiên ở các điểm bán nhỏ lẻ ngoài thị trường, Chi cục An toàn thực phẩm TP.HCM đã phát hiện 2 mẫu chứa aítt oxalic với hàm lượng 54,5 và 304mg/1kg.

Đến tháng 9 lực lượng chức năng cũng đã tiến hành kiểm tra cơ sở chế biến măng chua của ông Nguyễn Văn Lâm ở ấp Suối Muồn, xã Thái Bình, huyện Châu Thành. Tại thời điểm kiểm tra, nhà ông Lâm có chứa gần 100 tấn măng chua. Kết quả kiểm nghiệm, số mẫu măng le muối thành phẩm có chứa 680 mg/kg axít oxalic, mẫu măng tre muối thành phẩm có chứa 61,4 mg/kg axít oxalic. Mẫu nước ngâm măng cũng có chứa 45,5 mg/kg axít oxalic. Kiểm định mẫu nước thải cho kết quả chất COD vượt 11 lần, BOD vượt 18 lần, Coliform vượt trên 48 lần mức cho phép. Ông Lâm đã thừa nhận dùng axít oxalic tẩy trắng cho măng.

Vào tháng 10 cục An toàn thực phẩm TP.HCM đã tiến hành lấy 4 mẫu hủ tíu khô, mì căn, mì sợi khô đem đi kiểm nghiệm cũng đều có chứa axít oxalic.

Axít oxalic nếu tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ là nguyên nhân gây nên những căn bệnh như sỏi thận, hại đến các khớp xương… vì vậy những người bị sỏi thận cũng cần tránh những loại thực phẩm, rau củ hay mì tôm vốn chứa nhiều axít oxalic.

Càng gần đến Tết những thông tin thực phẩm bẩn lại càng dồn dập, ban đầu người tiêu dùng còn cảm thấy e ngại và sợ sệt tìm cách phòng chống. Song nếu cứ chỉ tẩy chay để được làm người tiêu dùng thông minh thì có lẽ sẽ chẳng còn gì để ăn uống cho đảm bảo an toàn với tần suất hàng bẩn ngày càng nhiều và lan rộng như hiện nay nếu không có sự can thiệp của giới chức và chuyên môn. Nhưng lại thì thấy các biện pháp của các cơ quan liên quan đưa ra cũng chỉ như là gãi ngứa ngoài giày. Và vì không có những chương trình kích cầu, khuyến nông nên người sản xuất cứ vô tư dùng hóa chất để làm đẹp thực phẩm, tăng lợi nhuận cho hàng hóa, còn người bán thì tìm mọi cách để bảo quản kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm bất kể an toàn hay không. Thế nên dù có thông minh đến đâu thì người dân vẫn cứ rơi vào cái vòng luẩn quẩn và sa vào ma trận thực phẩm bẩn và độc mà chẳng thể tìm lối ra.

Theo Lao Động

Monday, November 10, 2014

6 thói quen giết chết trí thông minh của bạn

Có thể bạn không tin và nghĩ rằng vài thói quen nhỏ chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc sống của mình, nhưng thực tế có những thói quen nhất định có thể cản trở bạn tiến về phía trước, ngăn bạn thực hiện những mục tiêu bạn đã đặt ra và giết chết trí thông minh của bạn, khiến bạn đưa ra những sự lựa chọn và quyết định không được thông minh trong cuộc sống đấy nhé!
1. Không sáng tạo và không biết đánh giá công việc
Không thể cùng lúc tiến lên và thụt lùi một lúc, tương tự như vậy bạn không thể cùng lúc đi lên và xuống cùng lúc, tâm trí của bạn cũng vậy.
Đầu tiên bạn phải tìm ra thứ bạn muốn làm, lên kế hoạch, làm về dự án hay trực tiếp lên sản phẩm. Sau khi sản phẩm đã được tạo ra và thực hiện, hãy đánh giá nó hoạt động như thế nào trong mọi tình huống. Đừng cố gắng làm hai điều này một lúc.

2. Bạn nghĩ mình là chuyên gia
“Hội chứng chuyên gia” là một thói quen có thể giết chết khả năng học hỏi và sự thông minh của con người. Khi bạn tin rằng bạn là chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó, bạn có xu không bao giờ có đủ khiêm tốn để lắng nghe người khác và học hỏi từ kinh nghiệm của họ.
Hãy chấp nhận thực tế là bạn không biết tất cả mọi thứ và bất cứ ai cũng có thể giúp bạn tìm hiểu một cái gì đó mới mẻ nhé!
Mô tả hình ảnh
3. Sợ hãi
Nếu bạn luôn sợ thất bại, bạn chẳng bao giờ dám thử những thứ mới. Bạn khó mà làm được ngay, thậm chí là thất bại nhiều lần, đặc biệt khi thử một thứ gì đó mới. Nhưng nếu chẳng bao giờ dám thử hoặc dấn thân vào học cái gì mới chỉ vì sợ thất bại thì chẳng bao giờ bạn trở nên tốt hơn hoặc hoàn thiện hơn. Vì vậy, bạn cần loại bỏ sự sợ hãi và chấp nhận sự thật rằng thất bại có thể sẽ tới cùng với những thứ mà bạn đang thử, nhưng hãy nghĩ đến thành quả mà bạn đạt được xem. :D

4. Thiếu tự tin
Thiếu tự tin luôn luôn tay trong tay với nỗi sợ hãi thất bại. Nếu bạn luôn luôn tin rằng mình sẽ gặp rắc rối và không có niềm tin vào những điều mình làm, bạn không bao giờ có thể học hỏi và phát triển được. Tự tin vào chính mình, ngay cả khi đang làm gì sai sẽ giúp bạn học hỏi, lớn lên và phát triển. Điều này xây dựng trí thông minh, học điều mới và trải nghiệm những thứ mới mẻ trong cuộc sống.
Mô tả hình ảnh
5. Tự tạo ra giới hạn cho chính mình
Mặc dù bạn có thể có những giới hạn nhất định (ví dụ như khả năng tài chính, hoặc một số khả năng khác) nhưng hãy để ý khi bạn tạo ra những giới hạn sai lầm, bạn đang cản trở khả năng học hỏi của chính mình. Khi bạn đặt những chướng ngại vật ảo trên đường đi, bạn sẽ không bao giờ muốn thử chúng mặc dù bạn hoàn toàn có thể. Những điều mới có thể làm cho bạn tốt hơn và thành công hơn. Vì vậy, hãy loại bỏ những giới hạn không thích hợp được tạo ra bởi chính bạn trong tâm trí của mình.
Mô tả hình ảnh

6. Uống rượu bia
Rượu bia thì vui vẻ thật đấy nhưng chúng cản trở sự thông minh, khả năng hiểu và nắm bắt các vấn đề của bạn. Mỗi lần uống rượu trong một thời gian sẽ không giết chết tất cả các tế bào não cùng lúc nhưng dần dần nó sẽ cản trở, tiêu diệt các tế bào não và làm khiến bạn khó khăn hơn trong việc tìm hiểu những điều mới mẻ. Vì vậy, nếu bạn uống rượu, chỉ nên uống một lượng ít và không nên thường xuyên để không gây tổn hại đến não bộ.
Mô tả hình ảnh

Tuệ Minh – Ohay TV – Theo lifezap

Monday, October 13, 2014

Những sai lầm của mẹ khiến bé lùn tịt

Làm mẹ ai cũng muốn con cái có vóc dáng đẹp và khỏe mạnh, chị em sẵn lòng chi rất nhiều tiền để có thể dành những điều tốt đẹp nhất cho những đứa con thân yêu của mình. Cũng chính vì điều này đã vô tình các bà mẹ làm kìm hãm sự phát triển của các bé khi cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm để tăng chiều cao mà không quan tâm đến các thực phẩm khác.

Ngày nay, các bà mẹ vẫn hay truyền nhau câu nỏi “nuôi con chiều dài chứ không ai nuôi con chiều ngang”. Có thể thấy được, vấn đề cải thiện chiều cao cho thế hệ sau đang rất được xã hội quan tâm. Chị em không tiếc tiền mua sữa ngoại, thuốc bổ sung canxi, vitamin D, cho bé ăn nhiều tôm cua hải sản…chỉ để con sau này có chiều cao lý tưởng.

Tuy nhiên, một số bà mẹ dường như đã quá lạm dụng thực phẩm để ‘nhồi nhét’ . Việc nuôi con không theo kiến thức khoa học sẽ chỉ ‘lợi bất cập hại”.

Liên quan đến vấn đề tăng chiều cao cho trẻ, tất cả các bà mẹ đều biết rằng để con phát triển chiều cao, ta cần bổ sung cho bé những thực phẩm giàu canxi. Tuy nhiên, bổ sung như thế nào và liều lượng ra sao không phải bà mẹ nào cũng rõ..

Xin liệt kê ra đây những lỗi “kinh điển” của các bà mẹ Việt bất cẩn chúng ta:

1. Chỉ ninh xương nấu cháo cho con

Lỗi “khổ lắm nói mãi” này thực ra vẫn rất nhiều bà mẹ Việt mắc phải. Vì muốn con hấp thụ canxi để phát triển chiều cao, nhiều mẹ thường mua xương ống ninh lấy nước nấu cháo cho con ăn hàng ngày.

Trên thực tế, trong xương có nhiều canxi nhưng đều ở dạng vô cơ rất khó hấp thụ. Khi ninh nấu dù tốn bao nhiêu giờ, lượng canxi này vẫn tồn tại trong xương là chính chứ không hòa tan ra nước dùng. Muốn trẻ hấp thụ canxi từ xương, có lẽ mẹ phải cho bé ăn…nguyên khúc.

2. Vỏ tôm không chứa nhiều canxi như mẹ tưởng

Rất nhiều bà mẹ không tiếc tiền mua hẳn loại tôm sú 400.000 – 500.000 VND một kg để rim hoặc hấp luộc cho con ăn cả vỏ rồi ‘ôm mộng’ cơ thể bé sẽ hấp thụ thêm được nhiều canxi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực chất vỏ tôm không có chất canxi. Vỏ tôm cấu tạo từ chitin, tương tự như vỏ của con giun đũa, côn trùng. Thực sự nó không có nhiều giá trị dinh dưỡng so với thịt tôm. Ăn nhiều vỏ tôm có thể gây trĩ nhưng ăn ít thì cũng có tác dụng như một loại chất xơ chống táo bón. Nguồn canxi chính của tôm lại chủ yếu ở thịt, chân và càng. Nếu ăn phải vỏ tôm, hệ tiêu hóa của trẻ cũng không hấp thụ được và sẽ bài tiết ra ngoài. Đối với trẻ nhỏ nên bóc vỏ tôm để trẻ không bị hóc hay đau miệng do vỏ dày đâm phải.

Lượng canxi trong vỏ tôm rất ít, lại là loại canxi khó tiêu (ảnh minh hoạ)

Nếu mẹ quá “tiếc” vỏ tôm, có thể xay nhuyễn rồi đun lấy nước ngọt dùng quấy bột, nấu cháo cho trẻ sẽ có tác dụng tăng hương vị, ngọt nước.

3. Ăn váng sữa thay sữa

Trẻ biếng ăn sữa thì nhiều nhưng hiếm có bé nào lại biếng ăn…váng sữa. Với quan niệm “váng sữa là những gì tinh tuý nhất của sữa”, nhièu mẹ Việt thường cho con ăn vô tội vạ và lạm dụng loại thực phẩm này. Tuy nhiên trên thực tế, để làm ra chỉ 1 kg váng sữa người ta phải cần tới 100kg sữa. Trong khi đó, nhiều loại váng sữa nhập khẩu từ Đức, Pháp… lại có thành phần chủ đạo là “sữa nguyên chất”, “sữa nguyên kem”, hoặc ghi chung chung là sữa. Tên gọi “váng sữa” chỉ là tên Việt hoá của các sản phẩm hiên có trên thị trường. Váng sữa nhiều chất béo và chỉ nên dành cho các bé suy dinh dưỡng, cần tăng cân chứ không có tác dụng thay thế sữa tươi. Cho con ăn váng sữa thay sữa là mẹ đã gián tiếp hạn chế chiều cao trẻ.

4. Cho trẻ ăn quá nhiều thịt bò

Mẹ biết rằng thịt bò chứa rất nhiều sắt, nhiều protein và rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, sự thật là, những người hay ăn thịt bò lại là những người thiếu canxi nghiêm trọng. Bởi vì bản thân thịt bò chứa rất ít canxi. Đồng thời, trong thịt bò còn giàu các nguyên tố có tính axit, chủ yếu là phốt pho, lưu huỳnh và clo – nguyên nhân khiến máu có tính axit. Khi trong máu có axit cơ thể phải dùng canxi trong thực phẩm và canxi trong xương để trung hòa, từ đó tăng sự bốc hơi canxi và giảm hấp thụ canxi trong cơ thể. Cho nên, nếu bé đang thiếu canxi mẹ nên cho bé ăn vừa đủ thịt bò, bổ sung thêm các loại hải sản và thịt trắng khác.

Thịt bò nhiều axit khiến cơ thể phải dùng canxi để trung hoà, dẫn đến mất canxi ở trẻ nếu ăn quá nhiều (ảnh minh hoạ)

5. Nấu cải bó xôi cùng với hải sản

Đậu, khoai lang và cải bó xôi là những thực phẩm có chứa rất nhiều axit Phytic. Axit này sẽ liên kết với canxi trong cơ thể tạo thành muối. Kết quả là canxi chẳng được hấp thụ vào cơ thể bé mà thậm chí vì lý do sức khỏe, cơ thể trẻ sẽ còn “trục xuất” các hợp chất muối mới này dưới hình thức chất thải. Do vậy, nếu mẹ đã mua tôm, cua hay các loại hải sản cho con ăn thì mâm cơm hôm đó của bé nên tránh có đậu, đậu phụ, khoai lang và rau cải bó xôi. Nếu không sẽ chỉ là phí hoài.

6. Sữa chua hộp và sữa chua nước là như nhau

Hiện nay trên thị trường, ngoài những loại sữa chua lên men từ sữa nguyên chất được đóng hộp dạng dẻo còn có rất nhiều những loại sữa chua dạng nước được gọi với cái tên thông dụng là “sữa uống lên men”. Sữa chua dạng nước có thành phần chủ yếu là sữa bò hoặc bột sữa, đường, axit chua, axit chanh hoặc axit táo, hương liệu, chất bảo quản… Nhiều phụ huynh tin rằng sữa chua và sữa chua dạng nước đều tốt cho sức khỏe của trẻ và giúp bé phát triển chiều cao.

Tuy nhiên, trên thực tế, giá trị dinh dưỡng của 2 loại sữa chua này hoàn toàn khác biệt. Dinh dưỡng trong sữa chua dạng nước chỉ bằng 1/3 so với sữa chua nguyên chất, do đó, không thể dùng thay thế cho nhau. Nếu muốn con tang chiều cao tốt, mẹ nên ưu tiên cho bé ăn sữa chua hộp.

7. Cho con uống nhiều nước uống có ga

Bọt khí trong nước uống có ga chứa chất hóa học “ăn mòn” canxi của xương, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao của bé. Con bạn có thể bị lùn hơn so với ngưỡng chiều cao mà bé có thể đạt được nếu như mẹ cho bé uống nước có ga quá nhiều.

Các chuyên gia y tế khuyên mẹ nên thay loại đồ uống này. Chẳng hạn mẹ có thể cho bé uống nước chanh, hay cam… đây là loại thức uống rất tốt cho thể chất và tinh thần của bé, lại chứa nhiều vitamin C, D, A – tốt cho quá trình chuyển hóa, hỗ trợ hấp thu canxi cho cơ thể.

Để trẻ phát triển khỏe mạnh và đạt được vóc dáng như ý, các bà mẹ nên cho con ăn đa dạng thực phẩm với nhiều loại vitamin khác nhau, không nên chỉ tập trung vào một vài loại thực phẩm. Điều này không những không có lợi mà vô hình còn gây hại cho trẻ.

Thursday, September 18, 2014

Suy nghĩ tích cực khiến con người sống lâu hơn

Một nghiên cứu mới đây cho thấy, việc suy nghĩ tích cực và sống thoải mái, hạnh phúc chính là chìa khóa cho sự trường thọ.

Theo nghiên cứu mới đây của khoa Tâm lí học, thuộc trường Đại học Queensland được công bố trên tạp chí hàng quý Tâm lý học và cao tuổi (Psychology & Ageing)chỉ ra rằng, việc sống hạnh phúc và suy nghĩ tích cực sẽ làm cải thiện hệ thống miễn dịch của con người, từ đó giúp cơ thể chống chiệu được nhiều bệnh tật hơn, khỏe mạnh hơn và sống lâu hơn.
Cũng theo kết quả nghiên cứu này, những người có suy nghĩ tích cực sẽ có khả năng miễn dịch tốt gấp đôi so với những người có suy nghĩ tiêu cực.
“Bằng cách suy nghĩ chọn lọc những sự việc tốt, hệ thống miễn dịch trên cơ thể người cao tuổi dường như được thúc đẩy hơn. Chúng tôi thấy rằng một cuộc sống hạnh phúc sẽ rất có lợi cho sức khỏe con người, đặc biệt với người lớn tuổi” - Tiến sĩ Kalokerinos nói.
Đặc biệt, nghiên cứu mới này cũng chỉ ra rằng những người cao tuổi sẽ có nhiều suy nghĩ tích cực, ít bi quan hơn so với những người trẻ tuổi. Điều này phủ nhận việc trên thực tế, nhiều người nghĩ người già thường có suy nghĩ tiêu cực hơn.
Để có được kết quả trên, các nhà khoa học của Đại học Queensland đã tiến hành theo dõi 50 người từ độ tuổi từ 65 - 90 trong 2 năm liền. Những tình nguyện viên này sẽ được cung cấp các hình ảnh cả tích cực lẫn tiêu cực về cuộc đời mình nhằm giúp họ nhớ lại. Chức năng miễn dịch của họ được đánh giá thông qua một loạt các xét nghiệm máu.
“Nghiên cứu này sẽ giúp chúng tôi tìm ra các phương pháp để điều trị chứng căng thẳng trên con người một cách tốt hơn. Về lâu dài, nó sẽ có triển vọng trong việc gia tăng tuổi thọ con người mà không cần phải dùng đến các phương pháp đắt tiền khác”, tiến sĩ Kalokerinos cho biết.
 Phan Tuấn

Thursday, September 11, 2014

Bữa sáng không phải là bữa ăn quan trọng nhất

Bữa sáng có thể không phải là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày vì nó không giúp tăng tốc độ trao đổi chất và hỗ trợ giảm cân. Đây là kết quả được rút ra từ nghiên cứu của các nhà nghiên cứu từ Đại học Bath (Anh).

Wednesday, September 10, 2014

5 dấu hiệu đột quỵ ở phụ nữ

Đối với nam giới, dấu hiệu của một cơn đau tim thường bắt đầu bằng những cơn đau ở ngực. Trong khi đó, diễn biến ở phụ nữ lại rất mơ hồ và khó nhận biết, gây khó khăn cho việc điều trị vì phát hiện bệnh muộn. 

Phụ nữ cần nhận biết dấu hiệu cơn đau tim để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ . Ảnh internet