Showing posts with label kham-pha. Show all posts
Showing posts with label kham-pha. Show all posts

Friday, October 9, 2015

Chiếc nhẫn vàng khủng nhất thế giới nặng gần 60kg

Vương quốc Ả Rập Saudi giàu có một lần nữa khoe sự xa hoa của mình với chiếc nhẫn vàng đính pha lê khổng lồ có trị giá lên tới 3 triệu USD (66.7 tỷ đồng).Mới đây, công ty Vàng & Trang sức Taiba thuộc vương quốc Ả Rập Saudi đã cho ra mắt chiếc nhẫn siêu khủng mang tên Najmat Taiba (tạm dịch: Ngôi sao Taiba) với trọng lượng lên tới 58kg. Các vị khách tham dự triển lãm Đồng hồ & Trang sức vùng Trung Đông tại Trung tâm Sharijah Expo Center sẽ lần đầu có cơ hội được chiêm ngưỡng chiếc nhẫn vàng nặng nhất thế giới từ ngày 6 đến 10 tháng 10/2015.

Tabai - chiếc nhẫn đang giữ kỷ lục thế giới với khối lượng xấp xỉ 60kg.

Ước tính trị giá lên tới 3 triệu USD (khoảng 66,7 tỷ VNĐ), món trang sức xa xỉ này chỉ được trưng bày chứ không dành cho mục đích kinh doanh. Với trọng lượng 58kg, chiếc nhẫn này đã được ghi nhận vào Kỷ lục Guinness Thế giới, đồng thời được Hội đồng Vàng Thế giới chứng nhận chất lượng.

Tuy chiếc nhẫn khổng lồ không được bày bán nhưng nhà sản xuất không bỏ qua cơ hội kinh doanh ở những phiên bản nhỏ hơn. Phiên bản nhỏ được chào bán với ba màu sắc vàng, trắng và hồng với mức giá từ 320 - 410 USD ( khoảng 7 - 9 triệu VNĐ).

Chiếc nhẫn xa xỉ có giá trị lên tới 3 triệu USD (khoảng 66,7 tỷ VNĐ).

Được biết, khối lượng chính xác của chiếc nhẫn vàng có một không hai là 58,686kg với đường kính lên tới 2,2m. Trong đó lượng pha lê Swarovski chiếm tới 5,17kg. Để hoàn thành tác phẩm kim hoàn đỉnh cao này, 55 thợ chế tác trang sức lành nghề đã phải làm việc chăm chỉ trong vòng 45 ngày liên tục.

Ông Saif Mohammed Al Midfa, CEO của Trung tâm Sharijah Expo Center chia sẻ rằng, chiếc nhẫn này được làm từ năm 2000 với trị giá 550 nghìn USD (khoảng 12,2 tỷ đồng), khi đó giá vàng chỉ đạt mức 250 USD (khoảng 5,5 triệu đồng)/ lượng và cho đến hôm nay, giá trị của món trang sức đặc biệt này đã nhân lên gấp nhiều lần. Thông thường tại các buổi triễn lãm, du khách thường bị thu hút bởi trang sức kim cương hơn là vàng nhưng năm nay, chiếc nhẫn Najmat Tabai đã trở thành tâm điểm của mọi sự chú ý.

Saturday, October 4, 2014

Việt Nam khó có thể quan sát giai đoạn toàn phần của "Mặt trăng máu"

Với thời tiết và vị trí Mặt trăng ở quá thấp so với chân trời đông, khi nguyệt thực toàn phần xảy ra, Việt Nam sẽ khó có thể xem được giai đoạn toàn phần. Đó là khẳng định của anh Đặng Tuấn Duy - chủ nhiệm CLB Thiên văn nghiệp dư TPHCM.
Khó quan sát được giai đoạn nguyệt thực toàn phần tại Việt Nam?
Theo anh Duy, vào chiều tối ngày 08/10 khi Mặt trăng mọc dần lên ở chân trời đông sẽ xuất hiện hiện tượng nguyệt thực toàn phần, hay còn gọi là mặt trăng máu (Blood Moon). Đây là lần thứ hai trong năm nay, hiện tượng này xuất hiện, lần đầu là ngày 15/4 nhưng Việt Nam không quan sát được giai đoạn toàn phần.
Theo tính toán, bóng tối của Trái đất sẽ bao phủ hoàn toàn Mặt trăng trong khoảng thời gian 58 phút 50s, từ 17h25ph tới 18h24ph (theo Eclipses During 2014, F. Espenak, Observer’s Handbook- 2014, Royal Astronomical Society of Canada và NASA’s GSFC). Thời điểm cực đại của nguyệt thực toàn phần diễn ra vào lúc khoảng 17h54ph (giờ VN). Trừ Châu Âu, châu Phi và một phần nhỏ khu vực châu Á không quan sát được, thì các vùng còn lại đều có thể quan sát được nguyệt thực lần này (toàn phần hay một phần).
Quan sát thuận lợi nhất cho sự kiện đặc biệt lần này là các nước ở khu vực châu Mỹ và Úc và khu vực Đông Á. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, người dân khó có thể quan sát được pha toàn phần, bởi thời tiết và vị trí Mặt trăng so với chân trời đông.
Ảnh mô phỏng các diễn biến của nguyệt thực, (Việt hóa bởi HAAC)
Lý giải cho điều này, anh Duy cho biết: "Theo tiến trình này, ở Việt Nam sẽ không quan sát được một số giai đoạn của nguyệt thực. Lúc nguyệt thực toàn phần đạt cực đại (17h54-17h55) thì Mặt trăng đang ở rất sát chân trời hướng đông và chuẩn bị mọc (chỉ lên cao có 4.3 độ so với chân trời). Để quan sát được chúng ta cần ở vị trí quan sát thật trống ở hướng đông và chân trời ít mây. Tháng 10 vẫn là mùa mưa ở Việt Nam nên thực tế rất khó quan sát được nguyệt thực ở giai đoạn toàn phần, bởi nguyệt thực toàn phần kết thúc lúc 18h24ph thì Mặt trăng cũng chỉ lên cao được 11 độ, trong khi chân trời luôn có rất nhiều mây. Thực tế, ở Việt Nam chúng ta khả dĩ chỉ quan sát được nguyệt thực một phần từ sau 18h24ph tới khoảng 19h34ph khi nguyệt thực một phần kết thúc, thời điểm Mặt trăng đã lên cao hơn so với chân trời (khoảng 27 độ)."
"Thời tiết cũng đóng vai trò quan trọng với việc quan sát nguyệt thực lần này. Nếu trời trong, không mưa và vùng quan sát hướng đông trống trải, bạn hãy thu xếp thời gian quan sát hiện tượng đáng chú ý này. Nếu trời nhiều mây ở chân trời đông và có mưa, việc quan sát nên dừng lại. Nhưng hy vọng trời trong, sẽ có thể quan sát được giai đoạn một phần, nếu may mắn có thể xem được toàn phần.” Anh Duy chia sẻ thêm.

Thời điểm lý tưởng để ngắm nguyệt thực?
Hiện tượng trăng máu sẽ diễn ra từ chiều 8/10

Tại Việt Nam, theo các tính toán của NASA: Nguyệt thực nửa tối (penumbral eclipse) sẽ bắt đầu từ lúc 15h15ph khi trăng đi vào vùng bóng nửa tối của Trái Đất, nhưng Nguyệt thực nửa tối sẽ rất khó nhận biết vì Mặt trăng chỉ tối hơn bình thường một chút. Thời điểm mà chúng ta nên bắt đầu quan sát là 16h14ph, Mặt trăng sẽ bắt đầu vào vùng bóng tối của Trái đất bắt đầu giai đoạn nguyệt thực một phần (partial eclipse), màu sắc của vùng bóng trái đất in trên mặt trăng sẽ chuyển dần từ đen xám sang ửng đỏ khi vùng bóng này lớn dần.
Nguyệt thực toàn phần (total eclipse) sẽ bắt đầu vào lúc 17h25ph và toàn bộ mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ. Nguyệt thực toàn phần đạt cực đại vào lúc 17h54ph cũng là lúc mặt trăng nhuốm màu đỏ rõ, đẹp nhất. Do có màu đỏ mà người ta hay gán tên gọi “trăng máu” cho hiện tượng này.
Chúng ta sẽ tiếp tục quan sát được pha nguyệt thực toàn phần cho đến 18h24ph. Sau đó mặt trăng sẽ dần ra khỏi vùng tối, màu sắc dần trở về bình thường cho đến khi trăng ra khỏi vùng bóng tối hoàn toàn vào lúc 19h34ph và kết thúc nguyệt thực một phần.
Hãy lưu ý, nguyệt thực chỉ đáng chú ý từ khi pha một phần bắt đầu, bởi khi diễn ra nguyệt thực nửa tối, Mặt trăng chỉ tối hơn một chút so với trăng tròn thông thường, và hầu như không có gì khác biệt. Cũng qua quan sát bóng của Trái đất phủ lên bề mặt Mặt trăng mà chúng ta biết Trái đất có dạng hình cầu.
Khi quan sát nguyệt thực, chúng ta hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường mà không cần thiết bị bảo vệ mắt nào. Tuy nhiên quan sát nguyệt thực sẽ thú vị hơn khi sử dụng ống nhòm và kính thiên văn nhỏ, để nhìn rõ được bề mặt màu đỏ của Mặt Trăng.

Quốc Phan

Monday, September 29, 2014

Đun sôi nước bằng Dung nham núi lửa

Nước được đun bằng Dung nham núi lửa Bardarbunga ở Iceland. Một thí nghiệm giúp chúng ta biết được sức nóng khủng khiếp của núi lửa.

Vì sao chuột được dùng để thí nghiệm?

Trong cộng đồng khoa học, bộ gặm nhấm là đối tượng thí nghiệm phổ biến nhất. Có đến 95% các nghiên cứu trên động vật ở Mỹ được thực hiện trên loài gặm nhấm. Còn ở châu Âu, loài gặm nhấm chiếm 79% các thí nghiệm lên động vật trong các nghiên cứu.

Điều thú vị là chúng ta không thể nói chắc chắn có bao nhiêu con chuột đã được dùng trong các nghiên cứu và thí nghiệm. Trong khi Bộ Nông nghiệp Mỹ theo dõi nhiều loài động vật dùng để thí nghiệm – như chim, chó, mèo, thỏ và thậm chí cả chuột lang – không một ai tại Mỹ có danh sách tổng quát tất cả các loài chuột dùng trong nghiên cứu. Kể từ năm 1965, số các trích dẫn khoa học liên quan đến chuột đã tăng gấp bốn lần, trong khi hầu hết các đối tượng khác như chó, mèo, chuột lang, thỏ dùng trong nghiên cứu không hề tăng.
Tại sao chuột lại được dùng nhiều trong phòng thí nghiệm đến thế? Có một vài lý do khá thực dụng: chúng nhỏ, chúng dễ sinh sản và chúng rẻ. Khi bạn thí nghiệm nhiều đối tượng – và nghiên cứu có thể sẽ tin cậy hơn khi thí nghiệm được tiến hành trên nhiều thế hệ đối tượng, chứ không chỉ một thế hệ đối tượng – thật khó có đối tượng thí nghiệm nào thắng được chuột. Sau nữa, chuột là động vật có vú, vì thế dù sao chúng cũng là những thành viên trong một gia đình.
Tuy nhiên, có một điều là đừng quên rằng chuột không phải là loài động vật linh trưởng. Trong khi các loài linh trưởng có sự gắn kết rất chặt chẽ với con người về khía cạnh di truyền học (có thể nói giống nhau đến 99%), việc sử dụng loài linh trưởng trong nghiên cứu vẫn còn gây rất nhiều tranh cãi. Ngoài ra, cũng cần nói rằng gen của chuột rất dễ biến đổi.

Và hãy xem xét điều này: khoa học cũng là ngành được xây dựng và phát triển dựa trên những công trình quá khứ. Như chúng ta đã nói, việc dùng chuột trong phòng thí nghiệm vô cùng phổ biến và tăng theo hàm mũ; sự tăng trưởng này có thể là nguyên nhân cho sự nổi tiếng của chuột trong thí nghiệm. Nếu một nhà khoa học lựa chọn dùng một loài động vật nhất định nào đó trong thí nghiệm, thường loài động vật đó cũng sẽ được lựa chọn khi tiến hành các thí nghiệm, nghiên cứu tương tự hoặc liên quan.

Hoàng Lan
Theo Howstuffworks

Wednesday, September 10, 2014

Những phát minh độc đáo hỗ trợ người đi xe đạp

Vi vu bằng xe đạp không những là cách thú vị để nhìn ngắm cảnh đẹp ven đường và rèn luyện sức khỏe mà còn giúp bạn thoát khỏi nạn kẹt xe ở nơi thành thị đông đúc. Nhưng lắm lúc người đi xe đạp cũng gặp nhiều phiền toái như bị mắc mưa, trầy xước do té ngã và thậm chí là mất trộm “xế cưng”. 3 ý tưởng thiết kế thú vị mà trang tin công nghệ Gizmag vừa giới thiệu sẽ giúp người đi xe đạp tránh được các rủi ro này.

Dự án thiết kế xe đạp Yerka là công trình nghiên cứu chung của 3 sinh viên ngành cơ khí đến từ Chile – Andrés Roi, Cristóbal Cabello và Juan José Monsalve – với mục đích tạo ra một chiếc xe đạp mà phần khung xe đảm trách luôn vai trò của một ổ khóa.

Yerka - Xe đạp kiêm ổ khóa





Theo đó, đoạn khung nối từ cổ xe tới bàn đạp của Yerka có thể mở ra, cho phép người dùng luồn cả sườn xe vào một vật thể cố định và chắc chắn, chẳng hạn như cột đèn hoặc thân cây (ảnh). Sau đó, người dùng chỉ việc rút ống sắt nối liền với yên xe ra rồi ráp với đầu kia của sườn xe để tạo thành ổ khóa. Toàn bộ quy trình khóa xe chỉ mất 20 giây. Ý tưởng của nhóm thiết kế là nếu tên trộm muốn “bẻ khóa” thì cũng đồng nghĩa chúng bẻ luôn toàn bộ khung xe, khiến chiếc xe trở nên vô dụng - điều mà ngay cả một tên trộm khờ khạo nhất cũng biết đó là hành động ngu ngốc.

Tuy mới cho ra đời chiếc xe nguyên mẫu đầu tiên, nhưng nhóm sinh viên chủ trì dự án đang tràn trề hy vọng sáng kiến của họ sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư ủng hộ để thương mại hóa mẫu xe đạp thú vị này.

Dryve - Mái che di động của xe đạp
Không ai thích việc bị mắc mưa khi đang đạp xe, nhưng hầu hết chúng ta thường không thể kiếm một chỗ trú mưa ngay lập tức. Đó là lý do tại sao công ty Thụy Sĩ Allnew gần đây tung ra Dryve - một loại mái che mềm dẻo, có thể tháo ráp dễ dàng dành cho xe đạp.



Phụ kiện này nặng khoảng 850 gram, có thể được gắn chắc chắn vào phần tay lái và phía sau của yên xe chỉ trong 30 giây, tạo thành một mái che hình vòng cung từ trước ra sau (ảnh). Mặc dù trước mặt và sau lưng của người đi xe đạp hầu như được che mưa an toàn, nhưng hai bên hông thì thông thoáng để họ vẫn cảm thấy thoải mái khi vận động. Bên cạnh đó, Dryve còn được thiết kế một “kính chắn gió” ngay trước mặt của người dùng nhằm đảm bảo tầm nhìn phía trước họ luôn rõ hơn so với lớp chất liệu bằng nhựa còn lại của mái che.

Khi không sử dụng, người dùng có thể xếp Dryve lại, sau đó cất gọn trong bao đựng rồi đặt ở phía sau xe để mang theo suốt hành trình. Mẫu mái che tiện lợi này được giới thiệu tại Triển lãm thương mại về xe đạp lớn nhất thế giới - Eurobike 2014 ở Đức, nhưng Allnew chưa đưa ra giá cả cụ thể cũng như thời điểm tung nó ra thị trường.

ITD ProTec – Trang phục chống trầy xước



Đối với những người thường xuyên đi xe đạp, việc bị trầy xước một số phần trên thân thể như vai và hông là điều không tránh khỏi mỗi khi té ngã. Nhằm bảo vệ các khu vực dễ chấn thương này, 2 công ty Thụy Sĩ - Scott Sports và Schoeller Textiles - đã hợp tác phát triển dòng trang phục thể thao mới làm từ loại vải “chống trầy da” ITD ProTec.

Thay vì dệt vải từ các sợi nylon truyền thống, ITD ProTec được dệt từ các sợi carbon và gia cố bằng một lớp vật liệu làm bằng vô số hạt gốm rất cứng. Theo Scott Sports, sự kết hợp này tạo nên một loại vải có độ bền chắc đáng kể cùng khả năng chống bào mòn cao hơn, giúp bảo vệ da của người mặc khỏi bị trầy trụa do ma sát với mặt đường khi té ngã.

Tiêu đề đã được KhoaHoc.com.vn đổi lại.

Tìm thấy viên kim cương trắng cực hiếm trị giá 20 triệu USD

Ngày 9/9, một viên kim cương trắng nặng 232 carat trị giá đến 20 triệu USD vừa mới được tìm thấy trong một mỏ kim cương ở Nam Phi, nơi trước đó từng phát hiện nhiều viên đá quý khác.

Viên kim cương trắng nặng 232 carat. (Nguồn: tvnz.co.nz)