Showing posts with label phong-su. Show all posts
Showing posts with label phong-su. Show all posts

Wednesday, December 30, 2015

Vì sao Tân Hiệp Phát không thể “buông tha” Võ Văn Minh?

Bởi nếu chấp nhận chi tiền cho anh Minh, với bản tính tham lam của người Việt thì chắc chắn sẽ có hàng triệu anh Minh khác xuất hiện. Lúc đó, không chỉ Tân Hiệp Phát mà tất cả các doanh nghiệp trên đất nước này khó có thể tồn tại.

“Tân Hiệp Phát phải phá sản” - đó là mong muốn và cũng là lời kêu gọi của đông đảo người dân đối với tập đoàn có gần 5.000 công nhân và hàng năm đóng thuế nghìn tỉ đồng cho nhà nước.

Tân Hiệp Phát bị chửi rủa bởi hai nguyên nhân chính. Một là tác động để đẩy anh Minh - người bán bún lưu manh vào vòng lao lý. Hai là chất lượng sản phẩm được cho là không đảm bảo.

Tân Hiệp Phát có lí do của mình khi không thể nhượng bộ với anh Võ Văn Minh. Ảnh minh họa

Thông qua các bình luận độc giả gửi về tòa soạn, nhiều người kêu gọi hãy thả anh Minh và bồi thường tiền cho anh ấy. Họ thấy xót xa khi thấy cảnh “bố con ôm nhau gần vành móng ngựa”.

Người Việt Nam đã chịu nhiều đau đớn qua một nghìn năm Bắc thuộc, sau đó là chế độ thực dân phong kiến và hai cuộc chiến tranh Pháp – Mỹ. Họ bị kẻ thù và những tầng lớp trên đàn áp, đạp xuống bùn sâu của xã hội. Bởi thế nên cho đến bây giờ, tâm lí đồng cảm thương kẻ nghèo, ghét quan chức và người giàu dường như vẫn còn hiện hữu. Nhiều người dân hàng năm có thể vẫn phải nhận trợ cấp của xã hội nhưng lại luôn coi doanh nghiệp như kẻ bóc lột, mặc dù thừa biết không có họ thì xã hội này rất khó khăn.

Không ít người nói rằng, Tân Hiệp Phát sập sẽ có công ty khác thay thế, lo gì! Đấy, họ nghĩ chuyện gây dựng một tập đoàn lớn chuyên về đồ uống vào bậc nhất châu Á dễ như mở một cái quán trà chanh, trong khi đến bây giờ Việt Nam vẫn chưa sản xuất nổi con ốc vít cho Samsung Hàn Quốc.

Nếu Tân Hiệp Phát chấp nhận chi cho anh Minh 1 tỉ đồng để mua sự im lặng thì chắc chắn, với bản tính tham lam của người Việt, rồi sẽ có hàng triệu anh Minh khác xuất hiện và đố doanh nghiệp nào có thể tồn tại được ở đất nước này.

Anh Minh bị trừng phạt là thích đáng, đó cũng là bài học cho những kẻ tham lam, ích kỷ. Dân Việt Nam giàu chỉ đếm trên đầu ngón tay nên không có chuyện vì nghèo nên tôi đi tống tiền doanh nghiệp.

Vụ con ruồi bên trong chai nước đã được Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) kết luận, có dấu vết biến dạng nắp chai nước, dấu vết có chiều từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài hình thành do công cụ sắc nhọn tạo ra…

Cơ quan cao nhất về giám định của Việt Nam đã kết luận như vậy nên vụ này coi như chấm hết. Còn về chuyện tại sao thời gian qua xuất hiện hàng loạt sản phẩm của Tân Hiệp Phát bị nổi váng, lợn cợn? Xin thưa, muốn phá Tân Hiệp Phát dễ òm!

Những người quan tâm về vụ việc có thể tìm hiểu, dây chuyền sản xuất nước của Tân Hiệp Phát hiện đại, giống y dây chuyền của Coca Cola. Toàn bộ quá trình chiết rót và đóng chai được thực hiện trong phòng chiết vô trùng. Không khí đưa vào bên trong buồng chiết phải qua ba cấp lọc: lọc thô, lọc tin h và lọc vô trùng để loại bỏ toàn bộ vi sinh vật nên đừng nói ruồi mà ngay cả con muỗi cũng không lọt vào được.

Từ khâu pha chế đến khi cho ra một sản phẩm hoàn thiện không có vấn đề gì. Nhưng khi sản phẩm của Tân Hiệp Phát được đưa ra thị trường và đến tay người tiêu dùng là cả một quá trình dài và rất dễ bị phá hoại.


Tình cảm chính đáng của người Việt và lòng căm phẫn đối với bất công đang bị khai thác và biến thành công cụ lợi dụng cho một đám "cá mập" khác.

Một đại lý phân phối sản phẩm của Tân Hiệp Phát bật mí: Những “ chuyên gia ” về nước ngọt đều biết “thủ thuật” để biến một chai nước bình thường thành nước bị nổi váng, lợn cợn chỉ bằng vài thao tác.

Nhưng khi Tân Hiệp Phát nói doanh nghiệp đang bị phá hoại, nhiều người tiêu dùng không tin, cho rằng đó là lời ngụy biện cho những sản phẩm kém chất lượng.

Tân Hiệp Phát biết rõ ai đang “chơi” mình nhưng không thể nói ra. Bởi lẽ, nếu Tân Hiệp Phát tuyên bố chúng tôi bị người ta phá hoại bằng cách này, cách kia,… thì rất có thể sẽ có nhiều người tiêu dùng tham lam làm theo để đi “tống tiền” doanh nghiệp. Như vậy, Tân Hiệp Phát còn “chết” nhanh hơn là bị tẩy chay, la ó như bây giờ.

Không ai muốn khách hàng của mình vướng vào tù tội, bởi chính họ nuôi sống doanh nghiệp. Tân Hiệp Phát hiểu điều này hơn ai hết nhưng nếu họ chấp nhận những đòi hỏi phi lý của khách hàng, cộng với sự phá hoại không ngừng của các đối thủ thì như đã nói ở trên, sẽ có nhiều anh Minh khác xuất hiện.

Nhà phân tích Lan Anh đã viết: Sự thịnh vượng của một quốc gia, vẫn phải dựa vào nền tảng của hệ thống tạo ra giá trị gia tăng, tạo ra sản phẩm hàng hóa dịch vụ, nghĩa là hệ thống các doanh nghiệp và các tế bào của nền kinh tế.

Trong bài toán đường dài quyết định sự thịnh vượng đó, có sự khác biệt mang tính bản chất của lực lượng doanh nghiệp nội địa và lực lượng doanh nghiệp FDI có vốn nước ngoài.

Các doanh nghiệp nội địa, về cơ bản, toàn bộ giá trị mà họ tạo ra, bao gồm lợi nhuận phần lớn đều nằm lại tại Việt Nam, nó chỉ chảy một phần ra nước ngoài đáp ứng nhu cầu đầu tư hay tiêu dùng của nhóm tư bản dân tộc, nhưng hầu hết đều sẽ đọng lại tại Việt nam, vì gia đình, con cái và sự nghiệp của nhóm này đều nằm ở đất nước này. Những giá trị đó bằng kênh này hay kênh khác, rồi sẽ biến thành các nguồn lực tiếp tục làm cường thịnh đất nước.

Nhóm FDI hoàn toàn khác. Chủ sở hữu của nó là những cổ đông nằm ở nước ngoài. Nó tạo ra công ăn việc làm tại bản địa, nhưng về lâu về dài, lợi nhuận được tạo ra bởi các công ty này sẽ chảy về chính quốc. Nếu một đất nước mà thành phần kinh tế FDI chiếm vai trò chủ đạo, thì đó là đất nước mà đại bộ phận dân tộc biến thành lực lượng làm thuê cho các nhà tư bản nước ngoài. Trong bài toán phân phối lợi ích, chúng ta đều rất rõ ràng, lương của người đi làm thuê thường chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong giá trị mà họ tạo ra. Không có đất nước nào có thể cường thịnh khi cả nước đi làm thuê cho nước ngoài ngay trên chính quê hương mình.

Do đó, câu chuyện của Tân Hiệp Phát cần phải được kiểm soát, và cộng đồng người Việt cần tránh biến mình thành công cụ bị lợi dụng của một nhóm lợi ích núp sau.

Điều cuối cùng tôi muốn nói với quý vị: Bạn có thể lựa chọn uống hay không uống nước đóng chai, bạn có thể tiếp tục tẩy chay Tân Hiệp Phát. Nhưng hãy đặt tay lên trán trước mọi hành động, để đừng khiến mình trở thành một con rối bị lợi dụng cho lợi ích của một hoặc một nhóm lợi ích nào đó và hãy chịu khó nhìn xa hơn, vào tương lai, chứ không phải chỉ những gì nằm ngay trước mắt.

Friday, October 3, 2014

Gắn mác từ thiện, Viettel dùng bò để... "câu" người dùng

Lựa chọn mạng thông tin di động, làm từ thiện xã hội hai câu chuyện tưởng chừng không liên quan với nhau nhưng lại được lồng ghép khéo léo tại tỉnh Quảng Ninh. 

Giúp người nghèo có bò “phải” dùng mạng Viettel?
Doanh nghiệp tham gia công tác từ thiện, công tác xã hội luôn được Đảng, Nhà nước nhân dân ghi nhận. Tuy nhiên việc từ thiện đó, ủng hộ đó có đúng nghĩa vì cộng đồng hay đơn giản là chiêu kinh doanh, khuyến mại của doanh nghiệp lại là điều đáng bàn và đó cũng là câu chuyện đang diễn ra tại tỉnh Quảng Ninh qua phản ánh của bạn đọc.
Ngày 5/9/2014, UBND tỉnh Quảng Ninh, Ban chỉ đạo chương trình bò giống giúp người nghèo vùng biên giới đã ra bản Kế hoạch số 90/ KH-BCĐ do ông Đặng Huy Hậu - phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đồng thời là Trưởng ban chỉ đạo ký.
Bản kế hoạch này nhằm góp phần giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc ở khu vực biên giới của tỉnh Quảng Ninh. Ban chỉ đạo giống bò giúp người nghèo vùng biên giới yêu cầu từng địa phương, cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang tuyên truyền cán bộ, nhân dân tặng bò cho các hộ nghèo vùng biên giới thông qua việc tự nguyện mua và sử dụng dịch vụ thông tin của Viettel tạo nguồn kinh phí mua giống bò để thực hiện chương trình.
 
Tặng bò cho người dân nghèo (ảnh minh họa, nguồn ảnh : chương trình tặng bào cho người dân nghèo tại Mường Lát, Thanh Hóa). 
Bản kế hoạch số 90 chỉ rõ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Ninh chủ trì vận động nhân dân tự nguyện tham gia hòa mạng sử dụng sim điện thoại Viettel. Mức phấn đấu 20.010 sim điện thoại Viettel được sử dụng, để ủng hộ 1.334 con bò gống cho hộ nghèo vùng biên giới. Riêng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng thực hiện chỉ tiêu 1.200 sim.
Mỗi con bò được tặng cho hộ nghèo sẽ từ 12 tháng tuổi trở lên, thời gian thực hiện chương trình sẽ kéo dài trong 3 năm từ tháng 8/2014 đến tháng 10/2016.
Cùng với việc UBND tỉnh Quảng Ninh đưa ra chủ trương kế hoạch thực hiện chương trình “Chung tay vì cộng đồng – Bò giống giúp người nghèo biên giới”, phía Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Chi nhánh Viettel Quảng Ninh cũng có văn bản số 1118/ QNH – TTHLG gửi Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Quảng Ninh về việc phối hợp chương trình “Chung tay vì cộng đồng”. Theo đó, Viettel sẽ ưu tiên dải số điện thoại đẹp cho lãnh đạo các đơn vị đầu mối thực hiện chương trình.
Kế hoạch số 90 của Ban chỉ đạo giống bò giúp người nghèo vùng biên giới 
Cụ thể trong văn bản số 1118, Viettel cam kết cung cấp các dải số di động và chuyển đến các đầu mối đơn vị do Sở TT&TT tỉnh Quảng Ninh cung cấp. Trong quá trình hòa mạng, Viettel có trách nhiệm giải thích cho từng cá nhân đơn vị về các vấn đề có liên quan.
Văn bản của Viettel chi nhánh Quảng Ninh cũng ghi rõ: Viettel sẽ có dải số đẹp ưu tiên cho lãnh đạo tại các đơn vị đầu mối theo đề xuất của đơn vị và cử một đầu mối thực hiện làm việc với các đơn vị đảm bảo nhanh và chuyên nghiệp. 

Làm từ thiện hay kinh doanh? Ngay sau khi kế hoạch số 90 được đưa xuống các sở, ban ngành, các doanh nghiệp và địa phương tỉnh Quảng Ninh, dư luận và người dân đã nghi ngờ về bản chất của câu chuyện ủng hộ, từ thiện của Viettel.
Trước hết phải khẳng định việc hỗ trợ giúp người nghèo vùng biên giới có được nguồn vốn từ con bò là điều hết sức có ý nghĩa với người dân, đặc biệt đồng bào dân tộc thiểu số tại các vùng biên giới. Tuy nhiên ở đây thấp thoáng đâu đó người ta thấy một kế hoạch kinh doanh, phát triển thị trường mà Viettel là “ngư ông đắc lợi”.
Viettel khẳng định sẽ có dải sim số đẹp ưu tiên cho lãnh đạo các đơn vị đầu mối thực hiện chương trình 
Viettel "cao tay" ở chỗ không chỉ được tiếng doanh nghiệp làm từ thiện vì công tác xã hội mà mạng lưới người dùng đặc biệt khu vực miền núi, biên giới của Viettel sẽ tăng lên, đem lại nguồn lợi kinh tế to lớn. Đồng nghĩa với việc làm này, Viettel sẽ đánh bật các nhà mạng khác tại khu vực miền núi, biên giới vốn đang còn nhiều tiềm năng. Ở khía cạnh khác, người dân nếu muốn ủng hộ người nghèo buộc phải dùng sim Viettel như một điều kiện bắt buộc.
Để làm rõ vấn đề đang được dư luận quan tâm, ngày 29/9 trao đổi (qua điện thoại) với phóng viên báo Giáo Dục Việt Nam, ông Đặng Huy Hậu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đã xác nhận thông tin về chương trình “Chung tay vì cộng đồng – Bò giống giúp người nghèo biên giới”, trong đó có việc tuyên truyền vận động người dân sử dụng sim điện thoại Viettel.
Phó chủ tịch Đặng Huy Hậu cho biết: “Đây là cuộc vận động, không phải là bắt buộc. Trong đó có phương án không dùng Viettel mà tặng tiền cho tỉnh mua bò cho bà con cũng là hình thức chứ không nhất thiết không phải dùng mạng Viettel”.
“Ví dụ bây giờ tôi đã có điện thoại và không có nhu cầu phát triển thêm thế nhưng vì đồng bào tôi có thể đóng góp cho đồng bào mua bò. Không phải bắt cứng, phải thay sim... không phải bắt buộc”, ông Hậu nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho rằng, những con số trong kế hoạch của Ban chỉ đạo chương trình “Chung tay vì cộng đồng – Bò giống giúp người nghèo biên giới” đưa ra như 20.010 sim Viettel chỉ là mục tiêu để hướng đến còn việc thực hiện được hay không là vấn đề khác.
“Nói tóm lại, cuộc vận động hướng đến mỗi người phải có ý thức trách nhiệm sẽ có bò cho bà con. Mỗi cuộc vận đồng đều phải có chỉ tiêu, bao giờ cũng phải có một cái mức để phấn đấu. Còn việc dùng dịch vụ di động cuộc vận động muốn hướng đến ý thức người dân. Đằng nào cũng dùng dịch vụ điện thoại di động thay vì dùng nhà mạng khác thì nên dùng Viettel để lợi nhuận đó chuyển thành tiền mua bò cho người nghèo, còn không thì ủng hộ tiền cũng không sao”, ông Hậu cho biết thêm.
Trong khi đó, trao đổi với phóng viên, đại diện hãng viễn thông Viettel cho biết sẽ sớm có câu trả lời trước những phản ánh của người dân...

Wednesday, September 17, 2014

Những dự định chôn vùi trong căn nhà cháy 7 người chết

"Anh Hùng nói nếu bán được nhà sẽ mua cho mình và anh trai mỗi người một căn, số còn lại chia cho các em gái. Anh còn dự định mổ tim cho con gái và lo cho con trai vừa đỗ đại học", người thân của 7 nạn nhân chết cháy ở Sài Gòn kể.
có 4 xe máy, 2 xe đạp cháy rơ khung được đưa ra ngoài. Ảnh: An Nhơn.
Chiều 16/9, không khí tang thương bao trùm nhà tang lễ Nguyễn Tri Phương (quận 5, TP HCM) khi nhiều người thân, bạn bè, hàng xóm bật khóc trước 7 thi thể bị cháy đen, co quắp. Những nạn nhân được xếp ngay ngắn để người thân nhận dạng, sau đó chuyển vào phòng lạnh. Nhiều người ngã quỵ, gọi tên thảm thiết khi nhận ra người ruột thịt của mình.
Tại căn nhà xảy ra hoả hoạn lúc rạng sáng, hàng chục thân nhân của 7 nạn nhân từ dưới Long An, Tiền Giang tề tựu lo chuyện hậu sự. "Họ là anh em bạn dì, cô cậu với chúng tôi. Sáng nay, nghe các chị trên này báo tin, mọi người đều bàng hoàng, không nghĩ đây là sự thật. Tang thương quá", ông Huỳnh Kim Thọ (46 tuổi, ngụ huyện Châu Thành, Long An) nói bằng giọng ngậm ngùi.
Theo ông Thọ, vợ chồng ông Trần Châu Minh (54 tuổi, tự Xuyến) và ông Trần Kim Hùng (51 tuổi, tự Viễn) ở căn nhà này từ mấy chục năm nay. Họ còn có 4 người em gái, trong đó có cô định cư ở Mỹ. "Các ông anh tôi dự định ngày giỗ ngoại vào tháng tới sẽ về quê chơi. Không ngờ tai họa lớn lại xảy ra", ông Thọ nói.
Vuốt mãi tấm bằng khen hồi tiểu học và bức ảnh chân dung đứa cháu gái Trần Trân Trân (21 tuổi, con ông Hùng) cười hồn nhiên còn sót lại trong đống đổ nát, bà Lan (50 tuổi, em gái ông Hùng) mếu máo: "Nó bị bệnh tim bẩm sinh, còn đang đi học. Ba nó dự định bán được căn nhà sẽ lấy tiền mổ tim cho nó".
Theo bà Lan, ngoài Trân, vợ chồng ông Hùng còn có con trai Trần Chấn Huy (18 tuổi) cùng tử nạn. "Huy vừa đỗ đại học, gia đình ai cũng mừng. Vậy mà...", người đàn bà bỏ lửng câu nói kéo tà áo lau nước mắt.
Các nạn nhân còn lại là vợ chồng ông Trần Châu Minh và con gái Trần Mỹ Yến (31 tuổi). "Yến chưa có chồng, phụ gia đình bán hàng tại nhà. Lúc được đưa ra ngoài, trên tay Yến vẫn còn mang một túi xách đựng vàng, đôla và tiền mặt. Có thể cháu tôi phát hiện cháy và gom tài sản để thoát ra ngoài nhưng không kịp. Người ta bảo tìm thấy nó ở khu vực cầu thang", một người khác trong gia đình cho hay.
Dù không ở chung với các anh, song trưa nào bà Lan cũng ghé căn nhà này để nghỉ ngơi, đến chiều thì ra bán quán nước gần đó. Lúc hoả hoạn bùng lên trong nhà chỉ có hai gia đình của ông Hùng và ông Minh. "Nhiều người cho rằng tối qua có 4 khách ngủ lại, trong đó có 2 Việt kiều, là không đúng. Chị gái tôi ở Mỹ chỉ dự định về Việt Nam chứ chưa về", bà Lan cho biết.
Ông Hùng rao bán căn nhà trên từ vài tháng trước với giá khoảng 17-18 tỷ đồng. Có người đã trả 15 tỷ đồng nhưng ông vẫn chưa chịu bán. "Ổng vui tính lắm, thường qua quán đối diện nhà uống cà phê nói chuyện cà rỡn với mọi người. Ổng tâm sự với tôi là nếu bán được nhà sẽ mua cho mình và anh trai mỗi người căn nhà khác, số còn lại chia cho các em gái", người hàng xóm 55 tuổi cũa ông Hùng kể.
Cũng trong chiều nay, dưới trời mưa nhẹ, lực lượng cứu hộ cứu nạn TP HCM phải giật sập phần gác để thu dọn đống đổ nát. Rất nhiều kệ chứa dụng cụ, hóa chất ngành tóc vẫn bốc mùi nồng nặc. Dù đeo khẩu trang nhưng các cảnh sát cứu hộ cho biết họ vẫn bị khó thở, nhức đầu.
Đến 16h30, cảnh sát kết thúc việc tìm kiếm, dọn dẹp hiện trường và không phát hiện thêm nạn nhân nào khác. Có 4 xe máy, 2 xe đạp cháy trơ khung, bình hơi bơm xe cùng nhiều hàng hóa khác được đưa ra ngoài. Một số tài sản gồm vàng, tiền bạc... để trong các hộp, tủ, két sắt được bàn giao cho gia đình.
Chị em bà Lan trước cái chết của 7 người thân trong gia đình. Ảnh: An Nhơn
Trước đó, rạng sáng nay, nhiều người hoảng loạn khi thấy lửa phụt ra từ căn nhà trệt, có gác trên đường Nguyễn Trãi (phường 8, quận 5), cách giao lộ Trần Phú vài chục mét. Đông đảo người dân, bảo vệ dân phố cùng công an phường huy động bình chữa cháy dập lửa nhưng cửa sắt căn nhà khóa trái, không ai tiếp cận được bên trong.
Hàng chục Cảnh sát PCCC TP HCM cùng 5 xe cứu hỏa đến hiện trường ứng cứu. Căn nhà bị cháy ngang 4 m, dài 14 m, được thiết kế phía trước và sau có một gác gỗ, phía giữa là sàn đúc bêtông và chất đầy đồ đạc kinh doanh ngành làm tóc khiến việc dập lửa, cứu người gặp nhiều khó khăn. 30 phút sau, khi đám cháy được dập tắt, cảnh sát phát hiện 7 thi thể trong căn nhà, 3 người trên gác và 4 nằm chết dưới tầng trệt phia sau nhà.

An Nhơn

Xe đạp và giấc mơ Mỹ

Tôi hỏi người bạn đồng nghiệp ở Washington DC về giấc mơ Mỹ của mình, anh thản nhiên đáp: Giá như DC chỉ có xe đạp!


Trạm cho thuê xe Bikeshare của DC
Tôi nhớ năm 1989 mua được cái xe máy Star của Đức cùn gỉ, chạy lạch bạch ngoài đường, bạn bè mê mẩn vì họ vẫn lọc cọc xe đạp trên phố. Người bạn nước ngoài thấy thế lại hỏi, sao không đi xe đạp, vừa rẻ tiền, an toàn, vừa bảo vệ môi trường. Mình nghĩ bụng, cha Tây điên khùng, người ta đang muốn lên đời bằng xe có động cơ thì lão lại bàn lùi.
Hơn 20 năm sau, sang Mỹ, ở thủ đô Washington DC, mới thấy anh bạn Tây kia có lý.
Đạp 20 cây số đi làm
Washington DC đang rộ chiến dịch đi xe đạp bảo vệ hành tinh xanh. Sở Giao thông có chương trình 10 năm xây dựng hệ thống giao thông dành riêng cho xe hai bánh. Nhiều thành phố lớn của Mỹ cũng có chương trình ưu tiên xe đạp. Ông Antonio Villaraigosa, Thị trưởng TP.Los Angeles (California), đang có kế hoạch chi tiêu 16 triệu USD để đặt 400 “ga xe đạp” có sức chứa 4.000 chiếc xe đạp cho dân đi lại trong thành nội.
Hiện nay xe đạp vẫn là phương tiện phổ biến ở Washington DC vốn bị xếp vào loại đất chật, người đông, chỗ đỗ xe hơi vừa hiếm vừa đắt. DC hiện có hơn 100 km đường dành riêng cho xe đạp song hành với xe hơi. Trên các phố cổ như Georgetown, phố M (giống như Hàng Đào, Hàng Ngang của Hà Nội), xe đạp lẫn với xe hơi, thành phố luôn sống động. Hằng ngày có hàng ngàn người đạp xe tới công sở. Ngay trong trụ sở Ngân hàng Thế giới (WB), cả trong gara lẫn ngoài phố, đều có chỗ khóa xe đạp miễn phí. Các bà các cô mặc váy vẫn đạp xe, dù ăn diện rất mốt vẫn đội mũ bảo hiểm.
Anh Paul làm IT trong nhóm của tôi, hằng ngày đạp 20 km đi từ bang Virginia sang DC để đến văn phòng, bất kể trời nắng mưa, rét mướt, trừ khi tuyết rơi dày. Paul nói đi xe đạp giúp rèn luyện sự dẻo dai, chạy 20 km là thường. Có người bán cả xe hơi để dùng xe đạp, nhất là dân văn phòng trong trung tâm. Thấy ai comple trịnh trọng mà đi xe đạp thì bạn cũng đừng ngạc nhiên về tính thực dụng của người Mỹ.
Xe đạp và giấc mơ Mỹ 2
Tháo yên cho “chắc ăn” (dấu tròn đỏ) và đường dành riêng cho xe đạp
Xe đạp và giấc mơ Mỹ 3
Đi xe đạp ở DC và bánh xe được khóa riêng để chống trộm - Ảnh: Hiệu Minh
Du lịch “ngựa sắt”
Đến thủ đô Washington và muốn thăm khu National Mall trong một ngày mà xem được nhiều nơi nhưng ít tiền thì làm thế nào? Thăm kho bạc, đến Thư viện Quốc hội, bức tường chiến tranh Việt Nam, nhà tưởng niệm Lincoln, xem “tháp bút chì” Washington, ra hồ Tidal Basin hoa anh đào. Hệ thống Bảo tàng Smithsonian đủ loại tranh ảnh đẹp mê hồn mà miễn phí. Vòng vèo hết mấy chỗ trên cũng hơn 10 km.
Đi metro (tàu điện ngầm) thì không tiện vì National Mall dài gần 3 km, có mỗi một bến metro ở giữa, muốn thăm hết, chỉ còn cách đi bộ. Thuê xe hơi cũng phải tìm chỗ đỗ, kẹt xe, đi lại vòng vèo... Đỗ không đúng nơi quy định cũng bị phạt cả trăm USD. Đỗ được xe rồi, vào nơi cần xem mất thêm nửa km, vẫn phải trả tiền đỗ xe 2,5 USD/giờ mà họ chỉ cho đỗ 2 tiếng. Đi chơi kiểu đó tốn tiền mà không xem được gì trừ phi ai đó thích lái xe ở Mỹ cho biết cảm giác.
Trong trường hợp này, dùng xe đạp thuê của Bikeshare là một chọn lựa tuyệt vời. Phí thành viên một ngày là 7 USD, và 15 USD cho 3 ngày, một tháng hết 25 USD và một năm là 75 USD. Mua phí 1 ngày và 3 ngày ngay tại nơi thuê xe trên phố bằng thẻ tín dụng. Chương trình Bikeshare cho thuê xe đạp thành công ngoài dự đoán. Hiện đã có 2.500 xe đạp màu đỏ, yên có thể điều chỉnh dễ dàng cao thấp cho vừa người dùng, đặt tại 300 trạm trong Washington và vùng lân cận bên Virginia và Maryland.
Có thẻ thành viên được miễn phí 30 phút đầu tiên, từ phút 31 trở đi được tính tiền theo thời gian dùng. Mấy anh bạn làm cùng trong WB, đi họp từ tòa nhà này sang tòa nhà khác cách xa hàng cây số, có thẻ thành viên 75 USD/năm, nên đi lại không mất tiền vì đạp xe chỉ mất 10 phút, vừa khỏe người, vừa tiện. Do 30 phút miễn phí nên nhiều người dùng dịch vụ này để đi từ nhà đến metro, trả xe, rồi đi tiếp. Chiều và sáng sẽ thấy những chỗ thuê xe đạp trống trơn, nhưng về đêm, xe lại trả đủ.
Để lắp đặt mỗi trạm để 6 xe đạp thuê cần tới 41.500 USD. Khóa xe tự động và dùng pin mặt trời được kết nối không dây với trung tâm vận hành. Người dùng đưa thẻ từ vào mở khóa, trung tâm sẽ kiểm tra mã và nếu đúng sẽ mở cho lấy xe và bắt đầu tính thời gian để thu tiền. Khi trả lại xe, hệ thống kiểm tra mã của chiếc xe gắn với ID của người dùng, nếu vượt quá thời gian 30 phút miễn phí, hệ thống sẽ tính tiền trừ vào thẻ tín dụng. Chiếc xe đạp của Bikeshare thuộc loại “nồi đồng cối đá” giá mua mới khoảng 120 USD, hầu hết xe cho thuê đã cũ nhưng họ “cắt cổ” khách hàng với cái giá gần bằng xe mới, vì lúc thuê họ bắt đặt cọc 110 USD, không còn ai có ý định lấy về làm của riêng. Vả lại xe có số serie, có GPS cài bên trong, họ dễ dàng tìm ra xe ăn cắp.
Bạn có thể thăm National Mall và DC bằng xe đạp cả ngày chỉ mất 7 USD. Tại sao? Vì đi từ địa điểm này đến địa điểm kia trong Mall không bao giờ quá 30 phút trừ khi dắt bộ. Từ nhà tưởng niệm Lincoln đến đồi Capitol xa nhất cũng chỉ khoảng 15 phút. Tới nơi đó thường có trạm thuê xe, mình trả lại rồi đi chơi thoải mái. Chán rồi quay ra lấy cái khác, phóng vèo tới nơi mới, trả xe rồi lại thăm bảo tàng. Cứ thế hết điểm này sang điểm khác, quan trọng nhất là dùng xe dưới 30 phút không mất tiền.
 
An toàn cho xe đạp
Xe đạp lưu thông cùng các phương tiện giao thông nên vấn đề an toàn cũng đã được đặt ra. Hằng năm có khoảng gần 300 xe đạp và 600 người đi bộ bị xe hơi gây tai nạn. Vì sự an toàn, người đi xe đạp cũng đội mũ bảo hiểm. Trẻ em dưới 16 tuổi bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. Các em chỉ cần đi với một người lớn bảo trợ, tới cảnh sát thành phố là được phát miễn phí một cái mũ dành cho đi xe đạp.
Một số thanh niên đi xe đạp cũng hay vi phạm luật như đi ngược chiều, vượt qua mũi xe hơi, lượn ngoằn ngoèo, rồi thản nhiên vượt đèn đỏ, đi trên vỉa hè, rất nguy hiểm. Tôi đưa bọn trẻ đi học karate ở khu phố cổ Georgetown đôi lúc cũng thót tim vì những cú bốc xe đạp của đám choai choai.
Chống trộm kiểu Mỹ
Như mọi thành phố trên thế giới, Washington cũng có mặt trái. Thành phố có 2.300 khung sắt kiên cố để người đi xe đạp khóa xe chống trộm. Số người dùng xe đạp trong mấy năm qua đã tăng tới 30%, tương đương với hàng chục ngàn xe đạp mới sắm. Cũng vì thế mà số lượng xe bị mất cắp tăng lên khoảng 25%. Những xe có giá cả ngàn USD như Trek, Giant, Canondale, Shimano... rất được bọn trộm để mắt. Chỉ riêng tại các ga tàu điện ngầm, năm 2013 gần 1.000 xe đạp không cánh mà bay. Cảnh sát Washington đã bắt hàng trăm tội phạm trộm xe năm 2013.
Trước tình trạng này, dân dùng xe đạp sáng tạo đủ cách để bảo vệ tài sản. Mua khóa khủng, dây xích, khóa bánh trước, bánh sau, nhưng trộm vẫn bẻ như chơi nếu là xe đắt tiền. Có người khóa xe vào khung sắt hay cột điện, rồi tháo luôn cái yên, vác vào văn phòng, người khác tháo bánh trước mang đi cất chỗ khác.
Nếu thấy một cái bánh xe đạp khóa vào cột meter tính tiền xe hơi thì phải hiểu đó là cách chống trộm xe đạp của người Mỹ. Tuy thế, chưa thấy ai nằm ngủ mà khóa xe vào chân như người Hà Nội thuở nào. Không chỉ chấp nhận nếu mất xe thì báo cảnh sát để lập biên bản, người đi xe đạp còn có thêm nhiều biện pháp dự phòng. Mua xe về, chủ nhân chụp ảnh để lưu trữ và lấy cả số seri. Nếu mất, họ đăng lên mạng, nếu ai dùng xe đó chắc sẽ giật mình. Có người đã tìm được vì đăng ảnh mất xe trên Facebook.
Dẫu có thể bị trộm cắp và “não công” nghĩ cách đối phó nhưng số người đi xe đạp ở thủ đô Washington DC vẫn không ngừng tăng lên. Khi hỏi người bạn làm cùng về giấc mơ Mỹ của mình, anh thản nhiên, giá như DC chỉ có xe đạp.
Nghe thế, ngẫm lại Hà Nội, Sài Gòn từng là thành phố của “ngựa sắt” nhưng giờ đây chỉ còn là ký ức. Nhớ cả người bạn phương Tây nói về xe đạp không phải là bàn lùi, mà đó là tương lai của những thành phố xanh, sạch, đẹp và thân thiện bởi những chiếc xe đơn giản nhưng điều lợi khó mà đong đếm. 
Hiệu Minh - báo Thanh niên

Thursday, September 11, 2014

Cung đường 'ngàn mảnh chắp vá' dưới bánh xe tải

Chỉ 1 tháng sau khi thông xe, QL91B đoạn qua TP.Cần Thơ đã phải sửa chữa rất nhiều chỗ. Và sau gần 4 năm, cung đường này đã “nát tươm” với hàng ngàn mảnh chắp vá.