Tiết lộ về vụ thử thuốc làm chết người ở Pháp của tình nguyện viên 'hụt' Sức Khỏe
Tiết lộ về vụ thử thuốc làm chết người ở Pháp của tình nguyện viên 'hụt'
- Thử nghiệm thuốc giảm đau chứa cần sa tại Pháp, 6 người gặp nạn
Florent (*) đã thoát chết, hoặc ít nhất là tránh được các tổn thương thần kinh như 6 tình nguyện viên gặp phải sau khi tham gia cuộc thử nghiệm của trung tâm Biotrial ở Rennes (Pháp). Người đàn ông trẻ tuổi là một trong những ứng viên trước khi bị đội ngũ y tế từ chối. "Do căng thẳng, nhịp tim của tôi là 120 trong khi đáng lẽ không được vượt quá 100", anh kể với tờ 20 minutes.
![]() |
Trung tâm Biotrial nơi tiến hành vụ thử thuốc khiến một người chết não và 5 người nhập viện. Ảnh: 20 minutes. |
Từng tham gia nhiều nghiên cứu của Biotrial suốt 5 năm qua, Florent sẵn sàng thử loại thuốc mới được mô tả là "sản phẩm đang phát triển, có tác dụng tăng mức độ endorphin trong não (chất được cơ thể sản xuất và đóng vai trò trong điều trị các rối loạn khác nhau như Parkinson, đau mạn tính, bệnh đa xơ cứng hoặc béo phì)". Mức phụ cấp được công bố là 4.000 euro (khoảng 97 triệu đồng).
"Họ đã cảnh báo chúng tôi", Florent nhớ lại. "Tại lần sàng lọc đầu tiên, chúng tôi được phát một tài liệu dài 13 trang. Phải đọc và ký vào đó. Người ta giải thích thuốc để làm gì, đã thử trên những loại động vật nào. Chúng tôi chấp nhận rủi ro. Chẳng ai ở đó nghĩ rằng đang đặt mạng sống của mình vào nguy hiểm". Giống như nhiều tình nguyện viên khác, anh không hề sợ dù biết các tác dụng phụ có thể xảy ra khi thuốc được tiêu hóa trong cơ thể. Phải đến lúc theo dõi thông tin về vụ thử thuốc trên truyền hình, nhân viên bán hàng này mới nhận ra mình "không ở quá xa thảm kịch ấy".
Tuy vậy, Florent khẳng định vẫn sẽ tham gia thử thuốc nếu được gọi bởi động cơ duy nhất của anh là tiền. Anh đồng thời nhắn nhủ với những người đã, đang và có dự định tham gia nghiên cứu: "Nghĩ lại một chút, trước nay ở Pháp chưa bao giờ xảy ra tai nạn thử thuốc. Nguy cơ là rất nhỏ".
(*) Tên nhân vật đã được thay đổi.
Minh Nguyên
Tuesday, December 29, 2015
“Con ruồi Number 1” bỗng “sống dậy” vụt bay theo “Chú chim vỗ cánh”
Vụ đóng thuế 1,4 tỉ còn chưa nguội thì Đông "chim" lại làm nóng truyền thông khi ngồi uống trà chanh vỉa hè, "chém gió" với vị CEO còn khá trẻ của Google. Thông tin hai người nói chuyện với nhau có thể đã cũ. Nhưng ở đây tôi chỉ muốn nhắc rằng, trong một status trên trang Facebook cá nhân của Đông "chim" được một tờ báo mạng chuyển ngữ, thì giữa "chú chim vỗ cánh" và "cỗ máy tìm kiếm" chẳng nói chuyện gì cao xa to tát mà chỉ "nói những điều các kĩ sư phần mềm thường nói", và "mặc dù chúng tôi không thể giúp gì nhiều cho ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam nói chung, nhưng chí ít chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc chăm chỉ". Câu văn viết với giọng điệu khá khiêm tốn như chính Đông "chim" viết rằng "CEO Google là một người tử tế và khiêm tốn" vậy.
"Con ruồi khát nước" cũng bay qua các vật cản nào những tảng đá, ngọn cây cố định và di động, và tất nhiên trong những cái đích của ruồi muốn… bu vào cũng có cả những chai nước ngọt. Nhưng cái chai nước ngọt trong game con ruồi nhân văn và vui vẻ hơn vì ruồi đâm vào đó chỉ có thêm điểm chứ không bị "mật ngọt chết ruồi" và còn dẫn dụ ai đó có lòng tham quá đà "xộ khám".
Đông "chim" chẳng liên quan gì đến vụ án "con ruồi Number 1" tai tiếng và cả game "Con ruồi khát nước" kia. Thế nhưng "Con ruồi khát nước" dường như cũng đang muốn "bay" theo chim và có lẽ cũng muốn nhận họ Flappy, đúng lúc vụ án vừa xử xong còn đang khiến dân tình bức xúc. Có lẽ những người từng chăm chú theo dõi vụ án "con ruồi nửa tỉ" sẽ có chút tò mò với "Con ruồi khát nước", biết đâu được một khi vận may ập đến thì con ruồi kia dễ như trở bàn tay được đổi họ sang Flappy và cũng kiếm được tiền tỉ và còn đóng được thuế cho nhà nước nữa.
Cứ nhìn màu sắc trong đồ họa của "Con ruồi khát nước" cũng đã thấy một sự gợi nhớ hoặc… "lấy cảm hứng" từ game Flappy Bird. Nhưng điều đáng ghi nhận ở đây là một sự "lấy cảm hứng" rất nhanh từ một vụ việc/sự kiện (vụ án con ruồi nửa tỉ) đang gây ồn ào dư luận, để tạo ra một "game thế sự" thỏa được nỗi bức xúc của nhiều người. "Con ruồi Number 1" không chỉ khiến nhiều người chán ghét xả bực dọc trên "phây" mà giờ đây từ một vụ án dẫn đến một vụ khủng hoảng truyền thông trầm trọng của doanh nghiệp nước ngọt đã được gọi tên và đặt tên: Con ruồi khát nước. "Con ruồi khát nước" bay theo "Chú chim vỗ cánh", nếu đổi họ tên được thành "Flappy ruồi" thì vết đen hay sự tai tiếng về truyền thông kia của doanh nghiệp sẽ được dựng thành tượng. Sản phẩm game có thể dựng tượng một tài năng (như Đông "chim") và cũng có thể dựng tượng một tai tiếng – kể cũng là nét mới trong game Việt.
Friday, October 9, 2015
Cùng nhìn lại lịch sử tàn phá của Virus
Morris 2/11/1988
Melissa 26/3/1999
ILoveYou 4/5/2000
Anna Kournikova 11/2/2001
Code Red 15/7/2001
Sircam 17/7/2001
Nimda 18/9/2001
SQL Slammer 25/1/2003
Blaster 11/8/2003
SoBig.F 18/8/2003
MyDoom 261/2004
Sasser 3/4/2004
Wednesday, September 9, 2015
Vừa đi vừa nhắn tin làm hỏng tư thế
Không đưa ra mối liên hệ giữa nguy cơ vấp ngã và việc sử dụng điện thoại, các nhà khoa học cũng cảnh báo người dân có thể gặp nguy hiểm nếu không bỏ thói quen xấu này.
Các nhà nghiên cứu ở Đại học Washington từng chỉ ra những người vừa đi bộ vừa dùng điện thoại rất dễ xao lãng tín hiệu giao thông, băng qua đường mà không để ý xe cộ. Còn nghiên cứu của trường Đại học Ohio, từ năm 2004 đến 2010, số người bị thương nặng do nhắn tin trên đường tăng gấp ba lần. Trong đó, chủ yếu là đàn ông dưới 31 tuổi. Có trường hợp do mải mê dùng điện thoại đã rơi xuống một hồ nước đầy đá từ độ cao 2,5 m.
Tốt nhất, hãy cất điện thoại khi đang đi trên đường để phòng tránh mọi tai nạn đáng tiếc, các nhà khoa học khuyên.
Monday, April 13, 2015
Tan máu bẩm sinh, bệnh chỉ di truyền với con trai
NASA tuyển người chỉ để nằm trên giường
Friday, December 26, 2014
Ukraine: Say rượu, mò vào vườn thú ôm… hổ
Vụ việc xảy ra hồi đầu tuần tại một vườn thú ở thủ đô Kiev – Ukraine.
Bất ngờ bị “người lạ” ôm, chú hổ quay ra ghì chặt lấy anh ta và chỉ chịu buông tay khi người đàn ông lôi súng ra bắn chỉ thiên.
“Con hổ có vẻ lo lắng hơn cả người đàn ông đó” – một nhân viên vườn thú cho hay.
Chú hổ tội nghiệp dường như bị sốc sau sự cố. "Nó nằm buồn rầu, cụp đuôi trong chuồng sau sự việc" - một nhân viên sở thú khác cho hay.
Theo báo giới địa phương, trước khi vào chuồng của Malysh, người đàn ông nêu trên cũng tìm cách đột nhập một chiếc chuồng khác và la lớn: “Tôi yêu những con hổ”.
Giới chức vườn thú cho rằng người này đã rất may mắn mới thoát được khỏi chuồng hổ an toàn. Do Malysh thường được các nhân viên vườn thú cho uống sữa nên chú hổ này vẫn “coi con người là bạn”.
Theo Đỗ Quyên (Người lao động/Moscow Times)
Tuesday, November 25, 2014
100% mì tôm nhiễm độc - người tiêu dùng không còn lựa chọn
Tết Nguyên đán cận kề cũng là lúc tiệc tùng, cỗ bàn diễn ra liên miên, bởi hàng nào cũng muốn tích trữ thật nhiều. Vậy nhưng thông tin vừa được công bố khiến không chỉ người tiêu dùng, giới kinh doanh mà đến các chuyên gia cũng tỏ ra bất ngờ, dù trước đó đã nhiều thực phẩm được phát hiện có nhiễm axít oxalic. Và loại axit này chỉ có thể phát hiện được khi có thử nghiệm hóa học. Vậy nên người tiêu dùng không khỏi hoang mang, nhưng cũng chỉ biết mua hàng bằng cảm tính hoặc nhắm mắt mua liều. Tuy nhiên, con số 100% măng đều ngậm độc thì quả thật đáng sợ
Không chỉ măng mà loại thực phẩm đang được sử dụng hằng ngày ở các gia đình là mì ăn liền cũng được xác định nhiễm hóa chất này. Bên cạnh đó còn có những thực phẩm khác cũng bị nhiễm như há cảo, nấm mèo, bánh bông lan, bánh cuốn, cà rốt, trà… Đây mới chỉ là những sản phẩm được kiểm tra ngẫu nhiên, và hầu hết đều có nhiễm hóa chất, vậy nếu kiểm tra đại trà trên diện rộng thì số thực phẩm ngậm độc chắc chắn còn lớn hơn nhiều với tỷ lệ đủ khiến nhiều người phải sốc nặng.
Hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm đang dùng axít oxalic như một chất tẩy trắng, bất chấp loại axít này vốn không được phép dùng trong chế biến thực phẩm. Bên cạnh đó, axít oxalic vốn có nhiều trong các rau quả, thực phẩm tự nhiên nên cũng rất khó để xác định những loại thức ăn, bún, mì tôm… có axít oxalic là do nhân tạo hay là do thành phần tự nhiên của sản phẩm tạo thành.
Hồi tháng 7 năm nay, trong 7 mẫu bún tươi, bánh canh, thực phẩm làm từ gạo lấy ngẫu nhiên ở các điểm bán nhỏ lẻ ngoài thị trường, Chi cục An toàn thực phẩm TP.HCM đã phát hiện 2 mẫu chứa aítt oxalic với hàm lượng 54,5 và 304mg/1kg.
Đến tháng 9 lực lượng chức năng cũng đã tiến hành kiểm tra cơ sở chế biến măng chua của ông Nguyễn Văn Lâm ở ấp Suối Muồn, xã Thái Bình, huyện Châu Thành. Tại thời điểm kiểm tra, nhà ông Lâm có chứa gần 100 tấn măng chua. Kết quả kiểm nghiệm, số mẫu măng le muối thành phẩm có chứa 680 mg/kg axít oxalic, mẫu măng tre muối thành phẩm có chứa 61,4 mg/kg axít oxalic. Mẫu nước ngâm măng cũng có chứa 45,5 mg/kg axít oxalic. Kiểm định mẫu nước thải cho kết quả chất COD vượt 11 lần, BOD vượt 18 lần, Coliform vượt trên 48 lần mức cho phép. Ông Lâm đã thừa nhận dùng axít oxalic tẩy trắng cho măng.
Vào tháng 10 cục An toàn thực phẩm TP.HCM đã tiến hành lấy 4 mẫu hủ tíu khô, mì căn, mì sợi khô đem đi kiểm nghiệm cũng đều có chứa axít oxalic.
Axít oxalic nếu tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ là nguyên nhân gây nên những căn bệnh như sỏi thận, hại đến các khớp xương… vì vậy những người bị sỏi thận cũng cần tránh những loại thực phẩm, rau củ hay mì tôm vốn chứa nhiều axít oxalic.
Càng gần đến Tết những thông tin thực phẩm bẩn lại càng dồn dập, ban đầu người tiêu dùng còn cảm thấy e ngại và sợ sệt tìm cách phòng chống. Song nếu cứ chỉ tẩy chay để được làm người tiêu dùng thông minh thì có lẽ sẽ chẳng còn gì để ăn uống cho đảm bảo an toàn với tần suất hàng bẩn ngày càng nhiều và lan rộng như hiện nay nếu không có sự can thiệp của giới chức và chuyên môn. Nhưng lại thì thấy các biện pháp của các cơ quan liên quan đưa ra cũng chỉ như là gãi ngứa ngoài giày. Và vì không có những chương trình kích cầu, khuyến nông nên người sản xuất cứ vô tư dùng hóa chất để làm đẹp thực phẩm, tăng lợi nhuận cho hàng hóa, còn người bán thì tìm mọi cách để bảo quản kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm bất kể an toàn hay không. Thế nên dù có thông minh đến đâu thì người dân vẫn cứ rơi vào cái vòng luẩn quẩn và sa vào ma trận thực phẩm bẩn và độc mà chẳng thể tìm lối ra.
Theo Lao Động
Monday, November 10, 2014
6 thói quen giết chết trí thông minh của bạn




Thursday, November 6, 2014
Hai giếng khoan tự phun nước kỳ lạ ở Phú Yên
Đó là giếng khoan của ông Lê Văn Tưng ở thôn Phú Long, xã An Mỹ. Ông Long cho biết, giếng khoan này mới được khoan vài ngày trước. Trong quá trình khoan, do gặp đá lớn, thợ đã phải dùng mũi khoan lớn. Khoan đến độ sâu 24m thì bỗng dưng nước từ dưới lòng đất phun trào lên cao hơn mặt đất khoảng 3m làm nhiều người ngạc nhiên.
Lý giải về hiện tượng kỳ lạ này, Thạc sĩ Khoa học địa chất Trần Thiện Thuận, Trưởng Phòng Quản lý khoa học - Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên (Bộ Công thương) nhận định: Hiện tượng giếng khoan tự phun trào trong thời gian dài là rất hiếm. Nguyên nhân có thể là do 2 mạnh nước ngầm từ trên cao chảy xuống gặp nhau tạo thành áp lực, đẩy nước lên mặt đất. Tuy nhiên, cần phải có công trình nghiên cứu, thăm dò địa chất mới có kết luận chính xác.
Trong khi đó, ông Hồ Hữu Như, Giám đốc Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (Sở NN-PTNT Phú Yên) đưa ra nhận định, hiện tượng nước tự phun là do áp lực tự nhiên. Theo đánh giá của tổ chức JICA (Nhật Bản) thì khu vực xã An Mỹ nằm trên một dải nước ngầm lớn. Tuy nhiên, cách đây hơn 5 năm, tổ chức này đã khoan 2 mũi thăm dò tại khu vực Nhà máy lắp ráp ô tô JRD ở gần đó, nhưng không gặp mạch nước ngầm lớn.
Theo các nhà nghiên cứu và khai thác nước ngầm tại các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ của tổ chức JICA, lượng nước ngầm tại xã An Mỹ tương đối lớn. Chỉ cần đặt 2 đến 3 giếng khoan cách nhau 500m là có thể khai thác đủ nước sinh hoạt cho hàng trăm người.
Nhạn Sơn - Doãn Công
Monday, October 13, 2014
Những sai lầm của mẹ khiến bé lùn tịt
Ngày nay, các bà mẹ vẫn hay truyền nhau câu nỏi “nuôi con chiều dài chứ không ai nuôi con chiều ngang”. Có thể thấy được, vấn đề cải thiện chiều cao cho thế hệ sau đang rất được xã hội quan tâm. Chị em không tiếc tiền mua sữa ngoại, thuốc bổ sung canxi, vitamin D, cho bé ăn nhiều tôm cua hải sản…chỉ để con sau này có chiều cao lý tưởng.
Tuy nhiên, một số bà mẹ dường như đã quá lạm dụng thực phẩm để ‘nhồi nhét’ . Việc nuôi con không theo kiến thức khoa học sẽ chỉ ‘lợi bất cập hại”.
Liên quan đến vấn đề tăng chiều cao cho trẻ, tất cả các bà mẹ đều biết rằng để con phát triển chiều cao, ta cần bổ sung cho bé những thực phẩm giàu canxi. Tuy nhiên, bổ sung như thế nào và liều lượng ra sao không phải bà mẹ nào cũng rõ..
Xin liệt kê ra đây những lỗi “kinh điển” của các bà mẹ Việt bất cẩn chúng ta:
1. Chỉ ninh xương nấu cháo cho con
Lỗi “khổ lắm nói mãi” này thực ra vẫn rất nhiều bà mẹ Việt mắc phải. Vì muốn con hấp thụ canxi để phát triển chiều cao, nhiều mẹ thường mua xương ống ninh lấy nước nấu cháo cho con ăn hàng ngày.
Trên thực tế, trong xương có nhiều canxi nhưng đều ở dạng vô cơ rất khó hấp thụ. Khi ninh nấu dù tốn bao nhiêu giờ, lượng canxi này vẫn tồn tại trong xương là chính chứ không hòa tan ra nước dùng. Muốn trẻ hấp thụ canxi từ xương, có lẽ mẹ phải cho bé ăn…nguyên khúc.
2. Vỏ tôm không chứa nhiều canxi như mẹ tưởng
Rất nhiều bà mẹ không tiếc tiền mua hẳn loại tôm sú 400.000 – 500.000 VND một kg để rim hoặc hấp luộc cho con ăn cả vỏ rồi ‘ôm mộng’ cơ thể bé sẽ hấp thụ thêm được nhiều canxi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực chất vỏ tôm không có chất canxi. Vỏ tôm cấu tạo từ chitin, tương tự như vỏ của con giun đũa, côn trùng. Thực sự nó không có nhiều giá trị dinh dưỡng so với thịt tôm. Ăn nhiều vỏ tôm có thể gây trĩ nhưng ăn ít thì cũng có tác dụng như một loại chất xơ chống táo bón. Nguồn canxi chính của tôm lại chủ yếu ở thịt, chân và càng. Nếu ăn phải vỏ tôm, hệ tiêu hóa của trẻ cũng không hấp thụ được và sẽ bài tiết ra ngoài. Đối với trẻ nhỏ nên bóc vỏ tôm để trẻ không bị hóc hay đau miệng do vỏ dày đâm phải.
Nếu mẹ quá “tiếc” vỏ tôm, có thể xay nhuyễn rồi đun lấy nước ngọt dùng quấy bột, nấu cháo cho trẻ sẽ có tác dụng tăng hương vị, ngọt nước.
3. Ăn váng sữa thay sữa
Trẻ biếng ăn sữa thì nhiều nhưng hiếm có bé nào lại biếng ăn…váng sữa. Với quan niệm “váng sữa là những gì tinh tuý nhất của sữa”, nhièu mẹ Việt thường cho con ăn vô tội vạ và lạm dụng loại thực phẩm này. Tuy nhiên trên thực tế, để làm ra chỉ 1 kg váng sữa người ta phải cần tới 100kg sữa. Trong khi đó, nhiều loại váng sữa nhập khẩu từ Đức, Pháp… lại có thành phần chủ đạo là “sữa nguyên chất”, “sữa nguyên kem”, hoặc ghi chung chung là sữa. Tên gọi “váng sữa” chỉ là tên Việt hoá của các sản phẩm hiên có trên thị trường. Váng sữa nhiều chất béo và chỉ nên dành cho các bé suy dinh dưỡng, cần tăng cân chứ không có tác dụng thay thế sữa tươi. Cho con ăn váng sữa thay sữa là mẹ đã gián tiếp hạn chế chiều cao trẻ.
4. Cho trẻ ăn quá nhiều thịt bò
Mẹ biết rằng thịt bò chứa rất nhiều sắt, nhiều protein và rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, sự thật là, những người hay ăn thịt bò lại là những người thiếu canxi nghiêm trọng. Bởi vì bản thân thịt bò chứa rất ít canxi. Đồng thời, trong thịt bò còn giàu các nguyên tố có tính axit, chủ yếu là phốt pho, lưu huỳnh và clo – nguyên nhân khiến máu có tính axit. Khi trong máu có axit cơ thể phải dùng canxi trong thực phẩm và canxi trong xương để trung hòa, từ đó tăng sự bốc hơi canxi và giảm hấp thụ canxi trong cơ thể. Cho nên, nếu bé đang thiếu canxi mẹ nên cho bé ăn vừa đủ thịt bò, bổ sung thêm các loại hải sản và thịt trắng khác.
5. Nấu cải bó xôi cùng với hải sản
Đậu, khoai lang và cải bó xôi là những thực phẩm có chứa rất nhiều axit Phytic. Axit này sẽ liên kết với canxi trong cơ thể tạo thành muối. Kết quả là canxi chẳng được hấp thụ vào cơ thể bé mà thậm chí vì lý do sức khỏe, cơ thể trẻ sẽ còn “trục xuất” các hợp chất muối mới này dưới hình thức chất thải. Do vậy, nếu mẹ đã mua tôm, cua hay các loại hải sản cho con ăn thì mâm cơm hôm đó của bé nên tránh có đậu, đậu phụ, khoai lang và rau cải bó xôi. Nếu không sẽ chỉ là phí hoài.
6. Sữa chua hộp và sữa chua nước là như nhau
Hiện nay trên thị trường, ngoài những loại sữa chua lên men từ sữa nguyên chất được đóng hộp dạng dẻo còn có rất nhiều những loại sữa chua dạng nước được gọi với cái tên thông dụng là “sữa uống lên men”. Sữa chua dạng nước có thành phần chủ yếu là sữa bò hoặc bột sữa, đường, axit chua, axit chanh hoặc axit táo, hương liệu, chất bảo quản… Nhiều phụ huynh tin rằng sữa chua và sữa chua dạng nước đều tốt cho sức khỏe của trẻ và giúp bé phát triển chiều cao.
Tuy nhiên, trên thực tế, giá trị dinh dưỡng của 2 loại sữa chua này hoàn toàn khác biệt. Dinh dưỡng trong sữa chua dạng nước chỉ bằng 1/3 so với sữa chua nguyên chất, do đó, không thể dùng thay thế cho nhau. Nếu muốn con tang chiều cao tốt, mẹ nên ưu tiên cho bé ăn sữa chua hộp.
7. Cho con uống nhiều nước uống có ga
Bọt khí trong nước uống có ga chứa chất hóa học “ăn mòn” canxi của xương, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao của bé. Con bạn có thể bị lùn hơn so với ngưỡng chiều cao mà bé có thể đạt được nếu như mẹ cho bé uống nước có ga quá nhiều.
Các chuyên gia y tế khuyên mẹ nên thay loại đồ uống này. Chẳng hạn mẹ có thể cho bé uống nước chanh, hay cam… đây là loại thức uống rất tốt cho thể chất và tinh thần của bé, lại chứa nhiều vitamin C, D, A – tốt cho quá trình chuyển hóa, hỗ trợ hấp thu canxi cho cơ thể.
Để trẻ phát triển khỏe mạnh và đạt được vóc dáng như ý, các bà mẹ nên cho con ăn đa dạng thực phẩm với nhiều loại vitamin khác nhau, không nên chỉ tập trung vào một vài loại thực phẩm. Điều này không những không có lợi mà vô hình còn gây hại cho trẻ.
Saturday, October 4, 2014
Việt Nam khó có thể quan sát giai đoạn toàn phần của "Mặt trăng máu"
Khó quan sát được giai đoạn nguyệt thực toàn phần tại Việt Nam?
Theo anh Duy, vào chiều tối ngày 08/10 khi Mặt trăng mọc dần lên ở chân trời đông sẽ xuất hiện hiện tượng nguyệt thực toàn phần, hay còn gọi là mặt trăng máu (Blood Moon). Đây là lần thứ hai trong năm nay, hiện tượng này xuất hiện, lần đầu là ngày 15/4 nhưng Việt Nam không quan sát được giai đoạn toàn phần.
Theo tính toán, bóng tối của Trái đất sẽ bao phủ hoàn toàn Mặt trăng trong khoảng thời gian 58 phút 50s, từ 17h25ph tới 18h24ph (theo Eclipses During 2014, F. Espenak, Observer’s Handbook- 2014, Royal Astronomical Society of Canada và NASA’s GSFC). Thời điểm cực đại của nguyệt thực toàn phần diễn ra vào lúc khoảng 17h54ph (giờ VN). Trừ Châu Âu, châu Phi và một phần nhỏ khu vực châu Á không quan sát được, thì các vùng còn lại đều có thể quan sát được nguyệt thực lần này (toàn phần hay một phần).
Quan sát thuận lợi nhất cho sự kiện đặc biệt lần này là các nước ở khu vực châu Mỹ và Úc và khu vực Đông Á. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, người dân khó có thể quan sát được pha toàn phần, bởi thời tiết và vị trí Mặt trăng so với chân trời đông.
"Thời tiết cũng đóng vai trò quan trọng với việc quan sát nguyệt thực lần này. Nếu trời trong, không mưa và vùng quan sát hướng đông trống trải, bạn hãy thu xếp thời gian quan sát hiện tượng đáng chú ý này. Nếu trời nhiều mây ở chân trời đông và có mưa, việc quan sát nên dừng lại. Nhưng hy vọng trời trong, sẽ có thể quan sát được giai đoạn một phần, nếu may mắn có thể xem được toàn phần.” Anh Duy chia sẻ thêm.
Thời điểm lý tưởng để ngắm nguyệt thực?

Tại Việt Nam, theo các tính toán của NASA: Nguyệt thực nửa tối (penumbral eclipse) sẽ bắt đầu từ lúc 15h15ph khi trăng đi vào vùng bóng nửa tối của Trái Đất, nhưng Nguyệt thực nửa tối sẽ rất khó nhận biết vì Mặt trăng chỉ tối hơn bình thường một chút. Thời điểm mà chúng ta nên bắt đầu quan sát là 16h14ph, Mặt trăng sẽ bắt đầu vào vùng bóng tối của Trái đất bắt đầu giai đoạn nguyệt thực một phần (partial eclipse), màu sắc của vùng bóng trái đất in trên mặt trăng sẽ chuyển dần từ đen xám sang ửng đỏ khi vùng bóng này lớn dần.
Nguyệt thực toàn phần (total eclipse) sẽ bắt đầu vào lúc 17h25ph và toàn bộ mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ. Nguyệt thực toàn phần đạt cực đại vào lúc 17h54ph cũng là lúc mặt trăng nhuốm màu đỏ rõ, đẹp nhất. Do có màu đỏ mà người ta hay gán tên gọi “trăng máu” cho hiện tượng này.
Chúng ta sẽ tiếp tục quan sát được pha nguyệt thực toàn phần cho đến 18h24ph. Sau đó mặt trăng sẽ dần ra khỏi vùng tối, màu sắc dần trở về bình thường cho đến khi trăng ra khỏi vùng bóng tối hoàn toàn vào lúc 19h34ph và kết thúc nguyệt thực một phần.
Hãy lưu ý, nguyệt thực chỉ đáng chú ý từ khi pha một phần bắt đầu, bởi khi diễn ra nguyệt thực nửa tối, Mặt trăng chỉ tối hơn một chút so với trăng tròn thông thường, và hầu như không có gì khác biệt. Cũng qua quan sát bóng của Trái đất phủ lên bề mặt Mặt trăng mà chúng ta biết Trái đất có dạng hình cầu.
Khi quan sát nguyệt thực, chúng ta hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường mà không cần thiết bị bảo vệ mắt nào. Tuy nhiên quan sát nguyệt thực sẽ thú vị hơn khi sử dụng ống nhòm và kính thiên văn nhỏ, để nhìn rõ được bề mặt màu đỏ của Mặt Trăng.
Monday, September 29, 2014
Đun sôi nước bằng Dung nham núi lửa
Vì sao chuột được dùng để thí nghiệm?

Điều thú vị là chúng ta không thể nói chắc chắn có bao nhiêu con chuột đã được dùng trong các nghiên cứu và thí nghiệm. Trong khi Bộ Nông nghiệp Mỹ theo dõi nhiều loài động vật dùng để thí nghiệm – như chim, chó, mèo, thỏ và thậm chí cả chuột lang – không một ai tại Mỹ có danh sách tổng quát tất cả các loài chuột dùng trong nghiên cứu. Kể từ năm 1965, số các trích dẫn khoa học liên quan đến chuột đã tăng gấp bốn lần, trong khi hầu hết các đối tượng khác như chó, mèo, chuột lang, thỏ dùng trong nghiên cứu không hề tăng.
Tại sao chuột lại được dùng nhiều trong phòng thí nghiệm đến thế? Có một vài lý do khá thực dụng: chúng nhỏ, chúng dễ sinh sản và chúng rẻ. Khi bạn thí nghiệm nhiều đối tượng – và nghiên cứu có thể sẽ tin cậy hơn khi thí nghiệm được tiến hành trên nhiều thế hệ đối tượng, chứ không chỉ một thế hệ đối tượng – thật khó có đối tượng thí nghiệm nào thắng được chuột. Sau nữa, chuột là động vật có vú, vì thế dù sao chúng cũng là những thành viên trong một gia đình.
Tuy nhiên, có một điều là đừng quên rằng chuột không phải là loài động vật linh trưởng. Trong khi các loài linh trưởng có sự gắn kết rất chặt chẽ với con người về khía cạnh di truyền học (có thể nói giống nhau đến 99%), việc sử dụng loài linh trưởng trong nghiên cứu vẫn còn gây rất nhiều tranh cãi. Ngoài ra, cũng cần nói rằng gen của chuột rất dễ biến đổi.

Và hãy xem xét điều này: khoa học cũng là ngành được xây dựng và phát triển dựa trên những công trình quá khứ. Như chúng ta đã nói, việc dùng chuột trong phòng thí nghiệm vô cùng phổ biến và tăng theo hàm mũ; sự tăng trưởng này có thể là nguyên nhân cho sự nổi tiếng của chuột trong thí nghiệm. Nếu một nhà khoa học lựa chọn dùng một loài động vật nhất định nào đó trong thí nghiệm, thường loài động vật đó cũng sẽ được lựa chọn khi tiến hành các thí nghiệm, nghiên cứu tương tự hoặc liên quan.
Thursday, September 18, 2014
Biến đổi khí hậu: Từ thất bại Copenhagen tới kỳ vọng New York
Thế giới mất 5 năm để nghiền ngẫm bài học từ thất bại của hội nghị Copenhagen, khi đó là hội nghị về khí hậu lớn nhất trong lịch sử. New York thậm chí sẽ phá kỷ lục về quy mô, nhưng quan trọng là chúng ta có thể kỳ vọng những gì từ cuộc gặp lần này?
Tham vọng của ông Tổng Thư ký
Hội nghị Copenhagen về biến đổi khí hậu năm 2009 từng là sự kiện cực kỳ đình đám, với sự tham gia của gần 100 nguyên thủ quốc gia. Nhưng rốt cuộc, sự kiện kết thúc mà không đạt được kết quả gì đáng kể.
Trong ngày khai mạc Đại hội đồng khóa 69, hôm 16/9, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon đã lên tiếng hối thúc cộng đồng quốc tế hành động gấp rút, để chống lại những ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Ông Ban bày tỏ kỳ vọng vào Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu sắp tới, do chính ông khởi xướng và chủ trì, sẽ diễn ra vào ngày 23/9 tới, bên lề Đại hội đồng tại trụ sở LHQ, New York (Mỹ).
Hai mục tiêu chính của ông Ban đối với cuộc gặp lần này là: huy động sự sẵn sàng về chính trị nhằm đạt được một thỏa thuận về khí hậu có ý nghĩa và mang tính toàn cầu, tại Paris vào năm tới; và tạo ra những bước tiến tham vọng nhằm giảm khí thải nhà kính cũng như tăng cường khả năng chống chịu.
Với vai trò và uy tín của vị Tổng Thư ký LHQ, hội nghị lần này dự kiến sẽ có sự tham dự của hơn 120 nguyên thủ quốc gia, trở thành hội nghị lớn nhất trong lịch sử về biến đổi khí hậu. Nhưng quan trọng hơn, hội nghị lần này còn có sự tham gia của các tập đoàn kinh tế lớn, các tổ chức tài chính, và các hiệp hội dân sự.
Tại cuộc họp báo ngày 16/9 tại LHQ, ông Robert C. Orr, Trợ lý Tổng Thư ký về điều phối chính sách và kế hoạch chiến lược, đã giải thích ý nghĩa của sự khác biệt của hội nghị lần này.
“Mọi người đều đã rút ra được bài học từ những gì đã xảy ra ở Copenhagen. Tại đó có thiện chí rất lớn, nhưng không có sự chuẩn bị cần thiết. Các nhà lãnh đạo “nhảy từ trên trời” xuống các cuộc thương lượng”, ông Orr nói.
Theo ông Orr, tại Copenhagen, đó thuần túy là một cuộc gặp của giới chính trị. Tại New York vào tuần tới, sẽ không chỉ là cuộc gặp chính trị, mà những người đóng vai trò then chốt vận hành nền kinh tế thế giới cũng sẽ có mặt, và khi họ có cùng một tiếng nói chung trong vấn đề này, họ sẽ tạo ra tác động lớn đối với giới chính trị.
“Chính phủ các nước đang cạnh tranh để thu hút nguồn vốn đầu tư, những nước có chính sách tốt về biến đổi khí hậu sẽ dễ dàng tìm được nguồn đầu tư hơn”, ông Orr nhận định.
Về vấn đề tâm lý, tại Copenhagen mọi người đều muốn đạt được kết quả, nhưng cách tiếp cận kết quả đó lại nghiêng về hướng làm thế nào để phân chia “chiếc bánh của sự thiệt thòi”. Lần này, cách tiếp cận sẽ là làm thế nào để cùng làm nở chiếc bánh của cơ hội. Ông Orr khẳng định, chính phủ các nước đều đã hiểu được sự khác biệt này, đặc biệt là khi liên tiếp những nghiên cứu về khoa học, môi trường và kinh tế học đã chỉ ra rằng, chúng ta cần đầu tư càng sớm càng tốt, bởi nếu không đầu tư cho việc ứng phó trong vòng 15 năm tới, cả thế giới sẽ phải đối mặt với thảm họa biến đổi khí hậu.
Theo dự kiến, New York sẽ chứng kiến tuyên bố của các chính quyền và các lĩnh vực then chốt về việc cắt giảm khí thải, cũng như sự thể hiện hướng đi và tham vọng của họ về thỏa thuận sắp tới. Đại diện các tổ chức tài chính sẽ công bố về những khoản tiền đang chuyển động dành cho ứng phó với biến đổi khí hậu. Dư luận sẽ thấy những tiến bộ thực sự trong việc định giá khí thải carbon. “Tiền và thị trường đang chuyển động nhanh chóng, và hội nghị thượng đỉnh lần này đang thúc đẩy quá trình đó”, ông Orr nhận định.
Quan hệ mật thiết với mục tiêu phát triển sau 2015

Trụ sở LHQ tại New York.
Để trả lời, ông Orr cho biết: “Chúng ta có hai tiến trình cùng diễn ra, có liên quan rất chặt chẽ với nhau, đó là khuôn khổ phát triển sau 2015 và khuôn khổ khí hậu sau 2015. Mặc dù có nhiều điểm chung, nhưng vì nhiều lý do, hai tiến trình này vẫn được tiến hành song song”.
Theo ông Orr, tiến triển có thể đến từ cả hai phía. “Tuần tới, chúng ta sẽ được chứng kiến sự cam kết nguồn vốn tài chính dồi dào hơn bao giờ hết dành cho biến đổi khí hậu. Nhưng những người đầu tư vào biến đổi khí hậu cũng đầu tư vào nhiều thứ khác nữa, trong đó có các khía cạnh khác của mục tiêu phát triển của LHQ. Khi họ đã có kinh nghiệm tốt trong việc chứng kiến LHQ giải quyết vấn đề, chính phủ các nước đang cùng đi theo một hướng nào đó, điều đó sẽ tạo ra sự chắc chắn lớn hơn, và họ sẽ sẵn sàng đầu tư nhiều hơn”, ông giải thích.
Tương tự, quá trình thương lượng cũng như các nhà thương lượng cũng đã trở nên thành thục hơn trong những năm gần đây, rằng biến đổi khí hậu chính là một vấn đề phát triển. Đầu tư cho việc ứng phó với biến đổi khí hậu cũng chính là đầu tư cho phát triển. Vì vậy, không thể tách bạch rằng khoản tiền này là dành cho biến đổi khí hậu, khoản kia là dành cho phát triển. Như vậy, sẽ có hai thỏa thuận riêng biệt, nhưng giữa chúng sẽ có những mối liên hệ rất rõ rệt.