Showing posts with label du-bao-thoi-tiet. Show all posts
Showing posts with label du-bao-thoi-tiet. Show all posts

Wednesday, September 17, 2014

Hải Phòng ngập nặng, Lạng Sơn chuẩn bị chạy lũ

Sáng 17/9, quận Đồ Sơn và huyện đảo Cát Hải (Hải Phòng) vẫn có những đợt sóng biển cao 4-5 m đánh vào các bờ kè, nước tràn vào nội đô gây ngập cục bộ. Tại Thái Bình và Lạng Sơn, một số điểm bị ngập, người dân đang chuyển đồ phòng lũ tràn về.
Dù bão đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, nhưng sáng nay tại khu du lịch Đồ Sơn, TP Hải Phòng, gió vẫn rất mạnh, sóng đánh dữ dội.

Những cột sóng đánh vào bờ kè ở quận Đồ Sơn, đẩy đất đá xô lên bờ.

TP Hải Phòng từng có người chết vì xem bão, vì thế lực lượng chức năng của quận đã được cắt cử túc trực, không cho người dân tiếp cận tuyến đường ven biển, chụp ảnh, xem hoàn lưu sau bão, phòng tránh rủi ro.

Một chủ của hàng kinh doanh lâu năm tại khu 1 Đồ Sơn cho hay, người dân sống ở đây quen với bão gió rồi. "Bão vào chúng tôi không sợ bằng khi bão đi qua. Khi đó gió Nam thốc lên kết hợp với đỉnh triều cường thì nguy hiểm lắm. Trận bão cách đây 4 năm, hàng m3 đá dưới biển và đá kè bị nước biển vò vụn ném thẳng vào cửa hàng, gây vỡ hàng loạt cửa kính, hư hỏng nhiều thiết bị, thiệt hại lên tới 40-50 triệu đồng", ông này nói.

Nước biển đã làm ngập toàn bộ tuyến đường tại khu 1 dài gần một km, tràn vào các nhà hàng, khách sạn và đang chảy ngược vào các khu dân cư của phường Ngọc Hải, quận Đồ Sơn.

Quận Đồ Sơn thành biến nước.

Tại Lạng Sơn, hoàn lưu bão gây mưa lớn. Đề phòng ngập lụt, từ sáng sớm nay người dân chợ Giếng Vuông đã đóng đồ chuyển về nhà. Nhiều người tỏ ra bức xúc với ban quản lý chợ vì phải chạy lụt 2 lần trong năm nay mà không có biện pháp gì khắc phục.

Chị Huê chuyển cửa hàng về nhà để tránh ngập.

Những đồ không quan trong thì được đưa lên nóc kios.

Toàn sân trường tiểu học Nguyễn Công Trứ (Tiền Hải, Thái Bình) bị ngập nước. Đêm qua ngập sâu đến 50-60 cm, nhưng đến sáng 17/9, nước đã rút còn khoảng 20-30 cm.

Đoạn đường ở khu 2 thị trấn Tiền Hải bị ngập sâu, có chỗ 30-40 cm, các phương tiện đi lại khó khăn, nhiều xe bị chết máy phải dắt bộ.

Nhiều khu dân cư bị ngập, việc đi lại khó khăn.

Hà Nội không bị ảnh hưởng nhiều bởi bão, lượng mưa khoảng 60-100 mm, gió cấp 4. Không có tuyến đường nào bị úng ngập nặng. Tuy nhiên, mưa lớn và gió đêm 16 rạng sáng 17/9 đã làm một số cây xanh gãy đổ.

Tại các tuyến đường Tam Trinh, Kim Giang, Yên Phụ, Thanh Niên... có một số cây gãy đổ. Các cơ quan chức năng đã khẩn trương thu dọn nên giao thông giờ cao điểm sáng không bị ảnh hưởng nhiều.


Nhóm phóng viên

Tuesday, September 16, 2014

Bão đã đổ bộ vào đất liền, gió giật cấp 12

22h20, tại TP. Hạ Long (Quảng Ninh), ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, 21h bão bắt đầu đổ bộ vào vùng đất liền Quảng Ninh với sức gió cấp 9, cấp 10, giật cấp 12. Hiện tại bão vẫn đang nằm trong vùng đất liền Quảng Ninh,di chuyển lên các tỉnh Bắc Giang, Yên Bái. Ở TP. Hạ Long đang có mưa lớn, gió mạnh. Ở huyện đảo Cô Tô, lượng mưa đo được 111mm, những nơi khác, mưa từ 50-80mm.
“Ghi nhận ban đầu ở TP Hạ Long mới chỉ có một số cây đổ dọc tuyến quốc lộ và trong thành phố. Chưa có thiệt hại về người. Sau bão, trên địa bàn tỉnh sẽ có mưa lớn”, ông Hải chia sẻ.
Bão đã đổ bộ vào đất liền, gió giật cấp 12 - 2
Gió lớn quật đổ biển quảng cáo và xe máy ở Móng Cái (Quảng Ninh) (Ảnh: Lê Quang Đức)
22h, ghi nhận ban đầu tại Đồ Sơn (Hải Phòng), một số cây bị ngã đổ. Chưa ghi nhận nhà tốc mái. Hiện tịa, mưa gió đã giảm. Điện tại khu vực này đã bị mất.
Tại Hà Nội: Từ 21h, mưa lớn bắt đầu trút xuống, gió thổi mạnh. Hiện tại trên đường hầu như chỉ còn xe ô tô lưu thông.
Bão đã đổ bộ vào đất liền, gió giật cấp 12 - 3
Tại Hà Nội, mưa lớn đang trút xuống, gió thổi mạnh
Tại Quảng Ninh:
21h30, ông Lê Minh Hải, Chủ tịch UBND huyện Ba Chẽ cho hay, mưa đang to, gió vù vù giật cấp 8, 9. Các cây ở trên đường bị gió thổi nghiêng. Điện mất trên diện rộng lúc 17h. Hiện tại chưa ghi nhận thiệt hại về người và của. Huyện đã di dời 423 hộ dân ở khu vực xung yếu vào nơi an toàn.
21h20, ông Đặng Sinh, Chủ tịch UBND huyện Bình Tiêu cho hay, mưa lớn từng đợt đang trút xuống. Gió đang ở cấp 8, cấp 9. Điện vừa bị mất. Đến thời điểm hiện tại, chưa ghi nhận ngôi nhà nào tốc mái.
Bão đã đổ bộ vào đất liền, gió giật cấp 12 - 4
Mưa lớn trút xuống Thành phố Hạ Long (Ảnh: báo Quảng Ninh)
21h10, trao đổi với PV, ông Nguyễn Đức Thành, Chủ tịch UBND huyện Cô Tô cho biết, mưa bắt đầu từ lúc 13h chiều, hiện tại, đang có mưa lớn, gió cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Lượng mưa đo được là 154mm.
“Dù bão chưa đổ bộ nhưng hiện tại ở Cô Tô đang bị mất điện. Đã có một số cành cây bị  gãy.”, ông Thành nói.
21h, tại Thành phố Hạ Long, ông Hoàng Quang Hải, Phó Chủ tịch UBND thành phố thông tin, hiện tại mưa đã bắt đầu lớn hơn, gió cấp 6, 7. Trước mắt đã ghi nhận một vài nhà dân bị tốc mái, một số cây nhỏ bị đổ.
Trước khi bão đổ bộ, 739 tàu đánh bắt cá xa bờ đã về nơi neo đậu an toàn. 527 tàu di lịch cũng đã vào cảng tránh bão. Di dời 12 hộ dân ở các điểm có nguy cơ sạt lở vào trường học, nhà dân kiên cố.
“Hiện tại chủ tịch thành phố đang xuống khu làng chài phường Hà Phong đôn đốc, kiểm tra việc chằng chống nhà cửa”, ông Hải nói.
Bão đã đổ bộ vào đất liền, gió giật cấp 12 - 5
Quảng Ninh có mưa nhỏ, gió đang ở cấp 4, 5 (Ảnh: Hà Thanh)
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Nhân, Chủ tịch UBND TP. Cẩm Phả cho biết, khoảng 15h chiều nay, tỉnh Quảng Ninh bắt đầu bị ảnh hưởng bão Kalmaegi. Hiện tại, mưa đang bắt đầu lớn hơn, gió đang ở cấp 4, cấp 5. Do bão chưa đổ bộ vào đất liền nên mọi sinh hoạt của người dân vẫn diễn ra bình thường, hàng quán vẫn mở…
Theo báo cáo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ninh, đến 16h30 phút ngày 16/9, tỉnh đã di dời hơn 10.700 người ở nơi xung yếu, lồng bè vào nơi tránh trú bão an toàn.
Ngay sau khi tỉnh họp bàn công tác triển khai phòng chống cơn bão số 3, ông Nguyễn Văn Đọc, Chủ tịch UBND tỉnh đã trực tiếp đi kiểm tra công tác phòng chống bão tại huyện Vân Đồn, TP Cẩm Phả.
Ông Đọc đã yêu cầu các quận, huyện rà soát, kêu gọi tất cả các phương tiện tham gia khai thác thủy sản về nơi tránh trú bão an toàn, cấm các phương tiện tàu thuyền ra các xã đảo; di dời lồng, bè nuôi trồng thủy sản về nơi tránh trú bão, chỉ để một người trông phương tiện; các hộ dân có nhà tạm, nhà cấp 4 phải di dời vào các nhà kiên cố như trường học, cơ quan đơn vị…
Bão đã đổ bộ vào đất liền, gió giật cấp 12 - 6
Bão đã đổ bộ vào đất liền, gió giật cấp 12 - 7
Tàu, lồng bè ở Quảng Ninh đã vào nơi neo đậu an toàn (Ảnh: Hà Thanh)
Theo tin từ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh, để đề phòng, đối phó với bão, chỉ huy đơn vị đã có điện chỉ đạo tất cả các đơn vị trực thuộc phải huy động lực lượng trực 100% quân số. Đồng thời, chuẩn bị 3 tàu, 2 xuồng, 6 xe thiết giáp, 4 ô tô sẵn sàng nhận lệnh thực hiện nhiệm vụ phối hợp tìm kiếm cứu, cứu nạn trên địa bàn tỉnh.nHiện có gần 500 tàu du lịch, chủ yếu hoạt động trên vùng biển Vịnh Hạ Long đã vào nơi tránh trú bão an toàn.
Theo cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh, đến thời điểm chiều ngày 16/9, các địa phương đã sẵn sàng ứng phó với bão Kalmaegi.
Tại Hải Phòng:
Đến 16 giờ chiều nay (16/9), ông Hoàng Đình Bình, Chủ tịch UBND quận Đồ Sơn cho biết, quận đã hoàn tất công tác phòng chống cơn bão số 3. Người dân trên các tàu thuyền, trẻ tàn tật ở Công ty Thiện Giao đã được đưa về nơi tránh trú bão an toàn. Toàn bộ các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ tại khu du lịch đã đóng cửa, thực hiện chằng chống đảm bảo an toàn tài sản.
Bão đã đổ bộ vào đất liền, gió giật cấp 12 - 8
18 trẻ khuyết tật tại Công ty Thiện Giao đã được sơ tán về tạm lánh tại gia đình ông Vũ Văn Việt, tổ 3, phường Ngọc Xuyên
Tại các vị trí đê, kè, cống xung yếu; các công trình đang thi công, UBND quận kết hợp với các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn sẵn sàng ứng cứu khi có sự cố.
Khoảng 16 giờ 30 phút chiều cùng ngày, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn quận Đồ Sơn nhận được tin báo tại khu vực cửa biển sông Lạch Tray thuộc vùng ven biển Đồ Sơn một chiếc tàu nạo vét bùn đang neo đậu đã điện báo cho Đồn biên phòng 38 (Bộ Chỉ huy biên phòng Hải Phòng) đưa lực lượng ra cưỡng chế, yêu cầu nhổ neo, chạy vào khu vực tránh trú bão.
Mặc dù bão chưa vào nhưng đến thời điểm này, tại khu vực vùng biển Đồ Sơn đã có mưa to, gió mạnh; nước biển bắt đầu đang lên.
Bão đã đổ bộ vào đất liền, gió giật cấp 12 - 9
Các nhà hàng, khách sạn khẩn trương chằng chống nhà cửa
Tại huyện đảo Cát Hải, Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Cát Hải đã  thành lập 2 đoàn công tác chỉ đạo PCLB tại các xã, thị trấn và các địa bàn trọng điểm (Vụng, vịnh khu neo đậu tránh trú, các tuyến đê, kè xung yếu,..); duy trì thường xuyên công tác thông tin chỉ đạo trước, trong và sau bão. Duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu.
Tất cả tàu thuyền, lồng bè, người lao động đã được di chuyển về vị trí neo tránh trú bão an toàn trên vịnh Lan Hạ, khu neo tránh trú bão Trân Châu.
Hiện trên đảo Cát Bà còn 103 khách du lịch lưu trú (15 người là khách nước ngoài, 88 người là khách trong nước).
* Nhấn F5 để cập nhật
Hơn 4.400 tàu thuyền miền Trung đang trong vùng nguy hiểmChiều 16/9, Trung tâm PCLB miền Trung – Tây Nguyên cho biết, trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, hiện vẫn còn 4.437 tàu/36.699 lao động của các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Định đang hoạt động trong vùng nguy hiểm trên biển.
Ngay trong ngày 16/9, Bộ đội Biên phòng các tỉnh miền Trung đã nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi; tổ chức kiểm đếm, quản lý chặt chẽ và giữ thông tin liên lạc với các tàu thuyền còn đang hoạt động trên biển, tập trung hướng dẫn, đôn đốc tàu cá rời ngay khỏi khu vực nguy hiểm.
Trước đó, nhằm chủ động ứng phó với bão số 3, trong những ngày qua, Bộ đội Biên phòng đã phối hợp với gia đình các chủ tàu đã thông báo, kêu gọi được 22.402 tàu/82.616 lao động vào bờ trú ẩn an toàn.
Cũng theo Trung tâm PCLB miền Trung - Tây Nguyên, do ảnh hưởng hoàn lưu của cơn bão số 3 nên trong 1 - 2 ngày tới, các sông suối trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên sẽ xảy ra mưa to đến rất to. Nhiều khả năng sẽ có một đợt lũ với đỉnh lũ tại một số nơi có thể đạt mức báo động 2, có nơi trên báo động 2.
Nguyễn Dương
Nguyễn Đức - Hải Phong (Khám phá)