Du lịch trên một chiếc thuyền đánh cá Philippines, nhà báo
Wingfield Hayes của BBC đã đến thăm 2 rạn san hô ngập nước trước đây mà
bây giờ trở thành những hòn đảo hoàn toàn mới. Ông mô tả hoạt động tại
bãi Gạc Ma như sau: “Hàng triệu tấn đá và cát đã được nạo vét lên từ đáy
biển và bơm vào các rạn san hô để tạo thành vùng đất mới. Dọc theo bờ
biển mới tôi có thể thấy các đội xây dựng. Có xe tải xi măng, bơm, cần
trục, ống thép lớn và
đèn flash của máy hàn”.
Theo báo cáo, Trung Quốc “đang xây dựng hòn đảo mới đáng kể trên 5 rạn
san hô khác nhau” nhưng không có ai chắc chắn về những dự định của
Trung Quốc khi xây dựng các hòn đảo mới. Chính phủ Philippines đã bày tỏ
quan ngại rằng hòn đảo nhân tạo trên bãi Gạc Ma sẽ là một căn cứ không
quân của Trung Quốc.
Tuy nhiên, cũng có thể đây là một bước đầu cho kế hoạch đưa người dân ra sinh sống nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh.
Theo Công ước Luật biển, các bãi ngập nước không thể được tuyên bố chủ quyền. Ngoài ra “Các mỏm đã không thể duy trì sự sống của con người hay đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa”. Theo quy định này, ngay cả khi Trung Quốc đã giành quyền kiểm soát một vài bãi đá hoặc đảo ở Trường Sa thì quyền kiểm soát của họ cũng chỉ được giới hạn ở vùng lãnh hải 12 hải lý mà không có vùng đặc quyền kinh tế đi kèm.
Nhưng nếu Trung Quốc có thể tạo ra đảo trên các bãi ngập nước và tao điều kiện duy trì cuộc sống con người trên các đảo này thì nó sẽ giúp củng cố mạnh mẽ tuyên bố chủ quyền của họ ở Biển Đông. Đây chính xác là những gì mà Philippines phản đối.
Phát ngôn viên ngoại giao Philippines Charles Jose gọi tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là “quá mức”, “thái quá” và “không có cơ sở theo luật quốc tế”.
Trong khi đó, người phát ngôn ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố một các phi pháp rằng: “các hoạt động của Trung Quốc trên các đảo có liên quan và các rạn san hô ở Trường Sa thuộc hoàn toàn trong chủ quyền của Trung Quốc và hoàn toàn chính đáng”.
Giải thích cho việc xây đảo nhân tạo, bà Hoa Xuân Oánh nói: công việc đó là “chủ yếu cho mục đích cải thiện điều kiện làm việc và người đóng quân trên các đảo này sinh sống”.
Một phóng viên tham gia họp báo đặt câu hỏi: “Với thực tế các đảo Trung Quốc đang xây dựng hoàn toàn không có người sinh sống để có thể nói là cải thiện điều kiện sinh sống của cư dân. Mục đích thật sự và ý định của Trung Quốc làm điều này để làm gì?”. Bà Hoa Xuân Oánh đã nói cho qua chuyện: “Tôi đã trả lời câu hỏi của bạn rồi”.
Nếu có bất kỳ điều gì có thể lượm lặt được từ phản ứng của Hoa Xuân Oánh thì đó là dù cho có những người thường dân sinh sống trên các đảo thì những nơi này vẫn sẽ là những căn cứ quân sự.
Trần Vũ (Theo Diplomat)
Hình ảnh Trung Quốc đang xây dựng trên bãi Gạc Ma.
Tuy nhiên, cũng có thể đây là một bước đầu cho kế hoạch đưa người dân ra sinh sống nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh.
Theo Công ước Luật biển, các bãi ngập nước không thể được tuyên bố chủ quyền. Ngoài ra “Các mỏm đã không thể duy trì sự sống của con người hay đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa”. Theo quy định này, ngay cả khi Trung Quốc đã giành quyền kiểm soát một vài bãi đá hoặc đảo ở Trường Sa thì quyền kiểm soát của họ cũng chỉ được giới hạn ở vùng lãnh hải 12 hải lý mà không có vùng đặc quyền kinh tế đi kèm.
Nhưng nếu Trung Quốc có thể tạo ra đảo trên các bãi ngập nước và tao điều kiện duy trì cuộc sống con người trên các đảo này thì nó sẽ giúp củng cố mạnh mẽ tuyên bố chủ quyền của họ ở Biển Đông. Đây chính xác là những gì mà Philippines phản đối.
Phát ngôn viên ngoại giao Philippines Charles Jose gọi tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là “quá mức”, “thái quá” và “không có cơ sở theo luật quốc tế”.
Trong khi đó, người phát ngôn ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố một các phi pháp rằng: “các hoạt động của Trung Quốc trên các đảo có liên quan và các rạn san hô ở Trường Sa thuộc hoàn toàn trong chủ quyền của Trung Quốc và hoàn toàn chính đáng”.
Giải thích cho việc xây đảo nhân tạo, bà Hoa Xuân Oánh nói: công việc đó là “chủ yếu cho mục đích cải thiện điều kiện làm việc và người đóng quân trên các đảo này sinh sống”.
Một phóng viên tham gia họp báo đặt câu hỏi: “Với thực tế các đảo Trung Quốc đang xây dựng hoàn toàn không có người sinh sống để có thể nói là cải thiện điều kiện sinh sống của cư dân. Mục đích thật sự và ý định của Trung Quốc làm điều này để làm gì?”. Bà Hoa Xuân Oánh đã nói cho qua chuyện: “Tôi đã trả lời câu hỏi của bạn rồi”.
Nếu có bất kỳ điều gì có thể lượm lặt được từ phản ứng của Hoa Xuân Oánh thì đó là dù cho có những người thường dân sinh sống trên các đảo thì những nơi này vẫn sẽ là những căn cứ quân sự.
Trần Vũ (Theo Diplomat)
No comments:
Post a Comment